Có nên cảm ơn ông Vũ Trọng Lương?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những thập niên vừa qua, người ta đã nói rất nhiều về những tệ nạn giáo dục tại Việt Nam từ chạy bằng, chạy lớp cho đến chạy điểm, tráo bài thi vân, vân…

Vậy thì tại sao vụ nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông ở Hà Giang lại trở thành “nóng” như đã thấy?

Phải chăng những gì được phơi bày lần này nó trần trụi quá khiến gây sốc?

Cũng giống như nghe nói về một tai nạn xe, 1 người chết, dăm ba người chết, vụ nữ sinh bạo hành nhau, vụ học sinh đánh thầy đánh cô, vụ dâm dao chết người, vụ khủng bố cắt cổ con tin, vụ hiếp dâm,… chúng ta nghe qua… rồi bỏ khá dễ dàng.
Nhưng nếu ai đã tận mắt chứng kiến những sự kiện trên thì sẽ có ấn tượng khác hẳn, có thể in sâu vào óc, ám ảnh cả đời không quên.

Gian lận thi cử không phải là chưa từng nói đến. Nhưng lần này khác. Điều gây sốc có lẽ là mức độ táo tợn, trơ trẽn của những kẻ gian lận, tham nhũng.

Đã một lần trong đời, người viết bị sốc gần té ngửa khi nghe tin lũ trộm vào nhà một người bạn, chúng không chỉ trộm tiền mặt, nữ trang, TV,… như thường xảy ra mà mang cả một xe tải tới dọn sạch sẽ, tới đôi dép cũ, cái quần bẩn, giấy vệ sinh,… chúng dọn sạch sẽ, tuyệt đối không chừa lại thứ gì.

Nhìn cái bảng điểm kèm dưới đây, cho thấy 36 trường hợp tiêu biểu trong vụ gian lận nâng và hạ điểm 114 thí sinh ở Hà Giang, người viết có cảm giác tương tự như khi nhìn căn nhà người bạn nói trên sau khi được trộm dọn dẹp. Nó khiến người ta cảm thấy hụt hẫng.

Mặc dù thiên hạ đang chú ý đến ông Vũ Trọng Lương, người được coi là thủ phạm chính của vụ nâng điểm ở Hà Giang, nhưng ít ai nghĩ rằng ông Lương làm một mình mà cả một tập thể đứng phía sau. Bởi vì cách nâng điểm hay hạ điểm không “nhẹ nhàng” mà cực kỳ táo tợn không thể làm bởi một cá nhân… nghe nói 6 giây cho một trường hợp.

Trên số điểm tối đa của 3 môn thi là 30 có thí sinh được nâng tới 29,75 điểm (không có trong bảng kèm), và có thí sinh bị hạ tới hơn 20 điểm (có trong bảng). Kết quả là họ đã biến những thí sinh hoàn toàn không có khả năng thành những thí sinh cực kỳ xuất sắc và ngược lại. Và chuyện này xảy ra cho 114 thí sinh trên tổng số 330 thí sinh ở Hà Giang.

Hãy tưởng tượng họ đã ăn chia hối lộ đút lót như thế nào, tới cỡ nào, để hành động trắng trợn và táng tận lương tâm tới mức đó.

Không kể các thí sinh được nâng điểm chẳng có gì phải phàn nàn. Nhưng những thí sinh giỏi, làm bài thi tốt, khi được biết điểm thi của các em bị hạ thê thảm như vậy thì các em nghĩ gì?

Rõ ràng là bè lũ gian lận tại Hà Giang rất tự tin là việc làm của họ không thể bị phanh phui nên mới dám làm như vậy. Hẳn là họ phải có lý do chính đáng để tự tin chẳng hạn như tất cả quy trình gian lận đã được bảo kê từ trên xuống dưới, từ Bí Thư Tỉnh Ủy, tới các tay chân, qua tới Hội Đồng Nhân Dân, tất cả đều nằm trong tay họ. Và dĩ nhiên, sự bảo kê hẳn phải đến cả từ những cấp cao hơn nữa, tới tận thượng tầng. Tóm lại, trên lý thuyết chẳng còn gì để phải lo.

Ấy vậy mà sự thể lại diễn ra như ngày hôm nay, tức là mọi chuyện được phơi bày tề hê trước công chúng.

Bàn tay nào đã phá vỡ đường dây này và phải chăng sự kiện này đã báo hiệu thời mạt vận của chế độ CSVN đã đến hồi kết thúc chăng?

Vì cũng qua vụ bê bối này, người ta càng choáng váng về hệ thống gia đình trị, con ông cháu cha của đại gia đình Bí Thư Tỉnh Ủy Triệu Tài Vinh nó kinh hoàng tới cỡ nào:

Nếu ví von việc gian lận tại Hà Giang như thân thể một con người thì người ta đang mục kích một màn khoả thân, mọi thứ đang được phơi bày lồ lộ.

Và dĩ nhiên, đại đa số các thí sinh được nâng điểm là con em các cán bộ cao cấp ở tỉnh nhà trong đó có con gái và 2 cháu của Bí Thư, chả có gì đáng ngạc nhiên. Ngạc nhiên có chăng là phản ứng của ông Bí Thư khi nói rằng ông ta ngạc nhiên, và kêu oan khi thấy con mình được nâng điểm, và nói là ông “chã” biết gì. Đã mắc tội gian nay ông lại thêm tội dối! Cứ như thiên hạ là người ngây hết cả!

Và càng không ngạc nhiên gì khi các em thí sinh được nâng điểm, trúng tuyển vào các trường an ninh và quân đội, những chỗ ngồi sinh lợi béo bở, và chiến lược hơn (như có người đã nhận định) trong việc tiếp tay trong tiến trình gật đầu bấm nút bán nước và mở cửa đón giặc vào nhà.

Qua vụ này, thấy tội nghiệp cho 2 đối tượng.

Thứ nhất là tội nghiệp các em học sinh bị hạ điểm. Không hiểu rồi đây điểm của các em có được điều chỉnh lại cho xứng đáng với khả năng của các em hay không và để tái tạo sự công bằng và công lý? Rồi đây biến cố xấu xa đó sẽ khắc ghi và để lại trong đầu các em ấn tượng gì, và có tác hại gì không vào niềm tin ở con người và xã hội?

Thứ hai là tội nghiệp cho người dân tỉnh Hà Giang. Bởi vì đâu đó, nhiều người đã bực tức nên trong các bài viết đã đổi tên tỉnh Hà Giang xinh đẹp thành “Hà gian” (với chữ “gian” không viết hoa, để chỉ những kẻ gian lận). Hy vọng rằng cơn giận dữ qua đi chúng ta sẽ không còn thấy chữ đó nữa.

Chuyện Hà Giang chưa kịp nguội thì đã đồng loạt nổi lên một loạt những tố cáo, nghi ngờ, điều tra về những gian lận tương tự tại Lạng Sơn, Hoà Bình, Sơn La,…

Thật ra cũng không có gì lạ. Chính ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát ngôn là “cơ cấu độc tài phát sinh ra tiêu cực, tham ô”. Ai chứ ông Trọng thì đúng là người có thẩm quyền nhất để nói câu đó vì chính bản thân và kinh nghiệm của ông là Tiến sĩ ngành “xây dựng đảng.” Vì vậy, chẳng những Hà Giang, Lạng Sơn, Hoà Bình, Sơn La… mà trong những ngày tới nếu vô số những vụ gian lận khác bị phanh phui thì cũng chả nên ngạc nhiên.

Biết đâu, người ta nên cảm ơn ông Vũ Trọng Lương, thủ phạm của vụ án Hà Giang. Vì chính nhờ ông tạo ra biến cố “nâng điểm” bất thường này mà đã lộ ra những ung thối kinh tởm ở bên trong tới mức độ vượt quá sự tưởng tượng của con người mà trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn nhiều những điều mới lạ và kinh hoàng hơn nữa./.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.