Con đường Công lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày này 20 năm trước, 31/5/2000, rời nước Mỹ sau một năm học chương trình Master of Laws, tôi trở về Việt Nam với hoài bão xây dựng nền tảng án lệ cho nền tư pháp Việt Nam mà tôi gắn bó nghề nghiệp, và gầy dựng một Law School (trường luật) đúng nghĩa cho đất nước mà tôi mang ơn làm người.

Sau 9 năm viết báo nhà nước, phát biểu trên các diễn đàn luật pháp chính thức và giảng dạy luật tại các đại học theo hướng cổ suý cho việc áp dụng án lệ vào hoạt động tư pháp, tôi bị bắt giam vì tuyên truyền về Rule of Law (thể chế tam quyền phân lập), vốn bị xem là ngụ ý lật đổ “chính quyền nhân dân.”

Ngày nay Việt Nam đã bắt đầu chấp nhận án lệ trong hoạt động xét xử của tòa án, nhưng thật ra vẫn chưa đúng nghĩa là án lệ theo quan niệm chuẩn mực về nó ở những nước theo Common Law (luật án lệ), với tôi như vậy cũng đã là thành công rồi. Sự trả giá của tôi cho một hoài bão tuy đắt, song vẫn tạm vui lòng.

Điều đáng buồn là nền tư pháp hiện nay ngày càng suy thoái, tiền bạc và cường quyền lũng đoạn mọi phán quyết của thẩm phán, lẽ công bằng bị chà đạp bởi nhu cầu kiếm tiền và thăng chức của mọi cá nhân trong bộ máy tư pháp. Nhân mạng và quyền làm người trở nên rẻ rúng hơn bao giờ. Công lý là giấc mơ xa vời của tất cả người Việt ngay chính trên quê hương mình!

Dù vậy, lý tưởng Công lý vẫn cháy rực trong tôi. Ở hoàn cảnh và vị trí nào trong xã hội, bất kể bị gạt ra rìa mọi sinh hoạt pháp lý chính thức của đất nước, tôi vẫn tiếp tục bước đi trên con đường Công lý.

Hy vọng một ngày, với kiến thức và kinh nghiệm hữu hạn của mình, tôi có cơ hội đóng góp vào tiến trình hình thành một hệ thống luật pháp và bộ máy tư pháp công minh, lấy Công lý và Lẽ công bằng làm nền tảng và mục tiêu hướng đến.

Dẫu phải trả giá một lần nữa cho lý tưởng Công lý của mình, tôi cũng sẵn lòng bởi niềm tin Công lý sẽ được xiển dương và thực thi, bất chấp tiền bạc cường quyền thao túng ở bất cứ thời điểm nào và tại đâu.

20 năm là quãng đường gần nửa thời gian sống của tôi cho đến nay, tưởng chừng mới ngày hôm qua, nhưng là cơ hội lớn để tôi đóng góp thực sự cho xã hội, mà từ thuở thiếu thời tôi vẫn ao ước.

Là con nhà luật, lý tưởng duy nhất của tôi vẫn chỉ và mãi là Công lý, Công lý và Công lý!

31/5/2020

LS Lê Công Định

Nguồn: FB Lê Công Định

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.