Cơn giận của giới nông dân châu Âu bùng nổ ở nhiều nước

Nông dân Đức biểu tình trước Cổng thành Brandenburg ở Berlin, Đức, ngày 08/01/2024. Ảnh: AFP - John MacDougall
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khắp nơi trong Liên Hiệp Châu Âu, từ Romania, Đức, Ba Lan, đến Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha,… phong trào phản kháng của giới nông dân đang  tăng mạnh. Các hành động như biểu tình, tuần hành bằng xe kéo trong trung tâm thành phố, phong tỏa đường cao tốc, đổ phân bón ra trước trụ sở các cơ quan công quyền,… diễn ra ở nhiều nơi.

Đâu là những lý do khiến nông dân châu Âu nổi giận? Trả lời đài RFI Pháp ngữ, bà Christine Lambert, cựu chủ tịch nghiệp đoàn nông nghiệp Pháp FNSEA, hiện là chủ tịch COPA, tổ chức vận động hành lang bảo vệ nông dân châu Âu tại Bruxelles, giải thích :

“Có rất nhiều lý do dẫn đến phong trào ở các nước khác nhau. Tại Romania, Ba Lan, Bulgaria, chủ yếu việc này liên quan đến việc ngăn chặn ngũ cốc Ukraine và Nga, vốn đã làm rớt giá nông phẩm của các nước này. Tại Đức, đó là do những quyết định mà chính phủ đơn phương đưa ra để loại bỏ ưu đãi thuế về nhiên liệu. Ở những nước khác, lý do là việc áp dụng quy định về phân đạm nitrat.

Ngoài ra càng đến gần kỳ bầu cử Nghị Viện Liên Âu, Bruxelles càng ráo riết  hoàn tất các văn bản Thỏa thuận Xanh của châu Âu. Bất chấp những vấn đề mà các nông dân đang gặp phải, họ vẫn muốn mọi thứ phải được giải quyết trước khi rời chức vụ. Về việc hướng tới một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường hơn, dĩ nhiên chúng tôi hiểu là cần phải làm, phải sản xuất nhiều hơn, tốt hơn, ít gây tác hại hơn. Chúng tôi sẽ biết cách thực hiện, nhưng không được ép buộc và phải có những phương tiện bổ sung.

Hơn nữa, còn có sự bùng nổ về giá năng lượng, không chỉ ảnh hưởng đến các hộ gia đình, mà còn ảnh hưởng đến trang trại, doanh nghiệp, các tòa nhà, trang thiết bị, các nhà kính của chúng tôi. Nói tóm lại là đang có quá nhiều điều nông dân không hiểu nổi và nhiều sự kiện khiến giới nông dân phải lên tiếng:  Thế là quá đủ rồi, hãy dừng lại và lắng nghe chúng tôi.

Ngay tại Pháp, do áp lực từ giới nông dân, chính phủ của tân Thủ tướng Gabriel Attal đã buộc phải hoãn lại vài tuần dự án cải cách nông nghiệp. Theo dự kiến, hôm nay 22/01 Thủ tướng Gabriel Attal tiếp đại diện của Nghiệp đoàn Nông nghiệp lớn nhất FNSEA và chủ tịch Nghiệp đoàn Nông Dân Trẻ (Jeunes Agriculteurs).

Thùy Dương

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.