Copenhagen: Buổi hội thảo về Nhân Quyền tại Việt Nam

Ban tổ chức và các diễn giả buổi hội thảo với chủ đề "Nhân Quyền tại Việt Nam" tổ chức tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch hôm thứ Sáu, 18 tháng Chín, 2020. Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Buổi hội thảo với chủ đề “Nhân Quyền tại Việt Nam” đã được tổ chức tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch hôm thứ Sáu, 18 tháng Chín, 2020.

Ban tổ chức bao gồm Global Focus (hiệp hội qui tụ 80 tổ chức phi chính phủ ở Đan Mạch) và Nhóm Hỗ Trợ Nhân Quyền cho Việt Nam (trong đó gồm Hội Người Việt Tự Do tại Đan Mạch, Đảng Việt Tân và nhiều cá nhân quan tâm đến hiện tình đất nước và nhân quyền tại Việt Nam).

Chương trình bắt đầu lúc 13g, được điều hợp bởi cô Malene Haakonsson, Trưởng Khối Báo Chí của tổ chức Ân Xá Quốc Tế Đan Mạch. Các diễn giả gồm có:

  • Luật Sư Nguyễn Văn Đài, nhà đấu tranh nhân quyền và là cựu tù nhân lương tâm, Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ;
  • Bà Marianne Vind, đảng Dân Chủ Xã Hội (The Danish Social Democrats), Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu;
  • Cô Sara Katrine Brandt, Cố Vấn Chính Trị Global Fokus;
  • Cô Elise Bangert, Cố Vấn Chính Trị và Luật Pháp Amnesty International Denmark (thay thế bà Tổng Thư Ký Trine Christensen, vào giờ chót vắng mặt vì bệnh).

Khán thính giả trực tiếp tham dự tại hội trường đuợc ghi nhận là khách mời người Đan Mạch, từ International Media Support (Hỗ Trợ Truyền Thông Quốc Tế), Hội Đồng Truyền Giáo tại Đan Mạch, các phóng viên, các tổ chức bạn người ngoại quốc, và đồng hương Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có khán giả tham gia trực truyến (online) qua chat room Ms Teams và livestream Facebook từ cả Đan Mạch và các nước Âu Châu, vì lý do hạn chế chỗ ngồi do tình hình đại dịch Covid-19 leo thang.

Chương trình bắt đầu lúc 13g00 với lời chào mừng của đại diện Ban Tổ Chức, cô Helena Hương Nguyễn. Cô trình bày về Nhóm Hỗ Trợ Nhân Quyền cho Việt Nam tại Đan Mạch, hướng làm việc của Nhóm, cũng như những việc làm cụ thể của Nhóm. Cô tóm lược lại các buổi tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Đan Mạch ngày hôm trước (17/9/2020). Nội dung hai cuộc tiếp xúc xoay quanh 2 vấn đề, đó là: 1) việc nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng dù đã ký kết với quốc tế về việc tôn trọng nhân quyền qua các hiệp ước… mà mới nhất là Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam (EVFTA); và 2) 8 (tám) đề nghị thiết thực, cụ thể mà chính giới Đan Mạch có thể hỗ trợ và thúc đẩy dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Cô cũng nêu lên sự tương quan của buổi họp với chính giới Đan Mạch hôm trước và buổi hội thảo hôm nay, với sự hiện diện và hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ tại Đan Mạch cho xã hội dân sự và nhân quyền, và những gì cần phải nỗ lực trên bước đường sắp tới.

Tiếp theo là phần trình bày của Luật Sư Nguyễn Văn Đài, nhà đấu tranh nhân quyền và là cựu tù nhân lương tâm, Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ, hiện đang sống lưu vong tại Đức Quốc. Ông trình bày về quá trình hoạt động, những năm bị trù dập, tù đày chỉ vì đấu tranh cho tự do dân chủ cho Việt Nam. Làm thế nào để ông có nghị lực để có thể chịu đựng và vượt qua những nghịch cảnh mà CSVN đã đối xử tồi tệ, trù dập và tù đày? Niềm tin nơi Chúa và lý tưởng và ước mơ đã giúp ông vượt qua… vẫn tiếp tục cho đến hôm nay, ông trả lời. Ông cũng đề nghị Quốc Hội Châu Âu quan tâm hơn đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Cô Sara Katrine Brandt từ Global Fokus trình bày tổng quát thống kê thế giới về những tổ chức phi chính phủ, sự tự do hoạt động hội nhóm. Riêng Việt Nam bị kềm kẹp gắt gao về quyền tự do ngôn luận và hội họp, tự do tôn giáo… Đặc biệt cô nêu rất rõ về tình trạng tồi tệ đang xảy ra tại Việt Nam, như việc bắt phạt tiền và bỏ tù người dân khi họ thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên các mạng xã hội.

Luật Sư Nguyễn Văn Đài và bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu. Ảnh: FB Việt Tân
Luật Sư Nguyễn Văn Đài và bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu. Ảnh: FB Việt Tân

Bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu, thuộc đảng Dân Chủ Xã Hội (The Danish Social Democrats) nói lướt qua những điểm trọng yếu trong Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA) như quyền lợi và trách nhiệm của các bên ký kết, quyền tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao động… Bà cũng nhấn mạnh rằng: không chỉ việc đặt bút ký kết hiệp ước là xong, mà là phải tuân thủ và thi hành các điều khoản đã được ký kết. Và EU cũng không thể tin hoàn toàn vào những bản tường trình từ Nhà Nước Việt Nam mà phải nhìn thấu suốt từng vấn đề và sự kiện cụ thể và phải có những biện pháp đối phó với những vi phạm các điều khoản của Hiệp Định.

Elise Bangert từ Amnesty International Denmark nêu rõ tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở nhiều nơi cũng như ở Việt Nam. Việc đàn áp tôn giáo, bắt giam không xét xử và kết án nặng nề các nhà đấu tranh, bất đồng chính kiến, bloggers, facebookers, nhà báo tự do… Việc tra tấn nặng nề và tử vong trong tù… dùng luật an ninh mạng để khống chế tự do ngôn luận.

Sau 15 phút giải lao, chương trình lại tiếp tục với phần hội thảo sôi nổi cùng với 4 diễn giả. Trong phần này, mỗi diễn giả trình bày về những nỗ lực cần thiết trong lãnh vực của họ, để có thể hỗ trợ và cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều đề nghị nỗ lực xoay quanh tác động của Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA), sự hỗ trợ tài chính của các tổ chức xã hội dân sự tại Đan Mạch cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, gom góp những bằng chứng vi phạm nhân quyền cụ thể để giúp chính giới Đan Mạch và Nghị Viện Âu Châu đối thoại với Nhà Nước Việt Nam.

Sự quan tâm của chính giới quốc tế là một khích lệ lớn lao. Tuy nhiên, sự thay đổi tại Việt Nam chỉ có thể xảy ra tùy vào nguyện vọng và nỗ lực của người dân Việt Nam.

Chương trình kết thúc lúc 15g30 cùng ngày.

18/9/2020.

Vương Nhi tường trình từ Copenhagen, Đan Mạch

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.