Covid: Việt Nam từ bỏ mô hình “ba tại chỗ” với doanh nghiệp phía Nam

Một xí nghiệp may trang phục thể thao tại Nam Định, Việt Nam. Ảnh tư liệu chụp ngày 08/06/2020. Ảnh: AP - Hau Dinh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kể từ đầu đợt dịch lớn năm 2021, chính quyền Việt Nam coi mô hình “ba tại chỗ” (ăn, ở và làm việc tại chỗ) như phương án chủ yếu giúp cho việc vừa chống dịch, vừa bảo đảm sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam đã phải chấp nhận từ bỏ mô hình được coi là chìa khóa thành công này với các tỉnh phía Nam. Chính quyền ngày càng phải dựa vào sáng kiến riêng của các địa phương, cơ sở, để có biện pháp chống dịch hiệu quả hơn, sát với thực tế hơn.

Hôm nay, 12/08/2021, Bộ Y Tế Việt Nam đã gửi công văn đến các tỉnh, thành phố, nhấn mạnh là “chính quyền các cấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và đảm bảo an toàn sản xuất,” tùy theo diễn biến thực tế mỗi nơi.

Mô hình “ăn, ở và làm việc tại chỗ” được áp dụng tại hai tỉnh phía Bắc, Bắc Giang và Bắc Ninh, trong đợt dịch mùa xuân năm nay đã được mở rộng ra các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, giải pháp này không phù hợp với địa bàn mới. Hàng loạt lý do được báo chí trong nước điểm mặt: Các doanh nghiệp phía Nam lớn hơn nhiều so với các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh, thời gian áp dụng biện pháp này quá dài, gây quá tải về chi phí cho các doanh nghiệp. Thời gian phù hợp chỉ từ 7 đến 20 ngày, trong lúc tại các doanh nghiệp phía Nam, tình hình này đã kéo dài từ hơn hai tháng nay. Việc các chuỗi cung ứng nguyên liệu, vận tải bị đứt gẫy nặng nề trong thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh, cũng là nguyên nhân chính đến tình trạng các doanh nghiệp khó kéo dài tình trạng này.

Mô hình “2 tại chỗ” (ăn uống và làm việc tại chỗ) được nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ thay thế “3 tại chỗ.”

Sài Gòn huy động “bệnh nhân Covid lành bệnh”  chống dịch

Một sáng kiến mới được chú ý khác là việc TP.HCM yêu cầu huy động các bệnh nhân Covid đã lành bệnh tham gia chống dịch. Chính quyền gửi công văn khẩn hôm nay, yêu cầu Sở Y Tế phối hợp với bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y Tế tại thành phố để tham mưu về việc khuyến khích để bệnh nhân Covid đã lành bệnh, tham gia chống dịch.

Về chủ đề này, Bác sĩ Phan Xuân Trung (TP.HCM) cho biết ý kiến:

Điều đó rất là tốt! Lý do là những người từng xét nghiệm có Covid dương tính, đã được điều trị, rồi hết các triệu chứng, và sau thời gian 7 ngày và 14 ngày, xét nghiệm lại thấy âm tính, thì có nghĩa là họ thoát rồi. Không còn bị tác hại của virus nữa. Như vậy họ đã được miễn nhiễm với virus. Như vậy, việc họ tham gia, tiếp cận với những nguồn lây thì cũng không có sao.

Miễn dịch do tiếp xúc với virus thật, tôi cho là tốt hơn nhiều so với vắc-xin, bởi cơ thể nhận diện được virus được đầy đủ hơn, và sinh ra được nhiều miễn dịch đặc hiệu. Ở Việt Nam, không có xét nghiệm kháng thể sau khi nhiễm. Đúng ra là sau khi nhiễm, phải đi xét nghiệm lại kháng thể, để coi mức độ đáp ứng thế nào, để có thể so sánh giữa đáp ứng miễn dịch của việc tiêm vắc-xin với miễn dịch bằng con đường tự nhiên xem có khác nhau hay không. Ở Việt Nam không có xét nghiệm loại này. Nhưng về mặt lý thuyết, tôi cho là như vậy. 

Trong ngành y tế (Việt Nam), người ta gọi F0 là người bị nhiễm, F1 là người tiếp xúc gần…, tôi mới gọi đùa những người đã nhiễm rồi, đã lành rồi, xét nghiệm âm tính là Fe, hay “người sắt,” là người đã nhiễm và đã khỏi. Vì Fe là ký hiệu của sắt, và chữ ‘e’ là viết tắt của ‘exit,’ cũng tức là ‘thoát.’ Tôi đã có một bài viết về chủ đề này trên Facebook cách đây ít hôm.”

Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch Covid-19, của chính quyền TP.HCM, cho biết hiện còn thiếu đến ít nhất là hơn 12.000 người cho các hoạt động phòng chống dịch tại các quận huyện, cũng như tại các bệnh viện, cơ sở cấp cứu.

Theo Bộ Y Tế Việt Nam, trong vòng 24 giờ qua, có thêm khoảng 10.000 người dương tính với virus và thêm 287 người qua đời vì Covid-19 tại Việt Nam.

Trọng Thành

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.