CSVN Dành Quyền Tổ Chức Tang Lễ Trong Khi Hòa Thượng Thích Huyền Quang Chưa Qua Đời

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 5 kb

PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail: ubcv.ibib@buddhist.com

****

Trước nỗi âu lo chăm sóc và cầu an của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và chư Tôn giáo phẩm cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang tai qua nạn khỏi, thì Nhà cầm quyền Hà Nội lên kế hoạch bất nhân làm tang lễ – Ông Võ Văn Ái phản đối sự xâm lược chính trị vào nội bộ GHPGVNTN

PARIS, ngày 3.7.2008 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, Cơ quan Phát ngôn và Thông tin của Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) cực kỳ sửng sốt trước bản tin Thông tấn xã Việt Nam loan tải hôm nay, 3.7, và được báo chí nhà nước đăng tải (như Thanh Niên, Hà Nội Mới, v.v…) muốn giành quyền cho Nhà nước tổ chức tang lễ Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, 89 tuổi, ngay lúc Ngài còn sống tuy lâm trọng bệnh nằm tại Bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn từ hôm 27.7.

Bản tin mang tựa đề «Vạch trần ý đồ đen tối của Quảng Độ» nhằm vu cáo trắng trợn Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng chư Tăng từ các tỉnh Thừa thiên – Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Quảng Trị… đã tới Bình Định « “thăm” ông Huyền Quang » với «mưu tính lợi dụng (sic) việc tổ chức tang lễ cho HT Huyền Quang (…) để công khai hóa một tổ chức bất hợp pháp của họ mang tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”».

Trước sự âu lo chăm sóc ngày đêm và tụng niệm cầu an của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng chư Tôn đức thuộc hai Viện Tăng thống và Viện Hoá Đạo có mặt tại Tu viện Nguyên Thiều từ hôm 28.7 cho đến nay, thì Thông tấn xã Việt Nam vu khoát như trên. Nhưng lại đề cao những giọt nước mắt cá sấu, đó là «các cấp chính quyền và ban, ngành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước) đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, ưu ái với một Cao tăng Phật giáo mà không có sự phân biệt đối xử». Mục tiêu của những âm mưu và hậu ý này hiện rõ qua dòng viết của bản tin:

«Tuy HT Huyền Quang không phải là thành viên của GHPGVN (Giáo hội Nhà nước), nhưng với tình đồng đạo đối với một vị Cao tăng, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định đã quan tâm, chủ động bàn bạc với Thượng tọa Thích Minh Tuấn và số đệ tử Tu viện Nguyên Thiều để chuẩn bị cho việc tổ chức tang lễ trang trọng theo các nghi thức của Phật giáo trong trường hợp Hòa thượng Huyền Quang viên tịch…; theo đó các chùa trong tỉnh Bình Định cũng sẽ giúp đỡ Tu viện Nguyên Thiều làm lễ cầu an cho HT Huyền Quang».

Ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo và Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, vừa tuyên bố với các hãng thông tấn và báo chí tại Paris hôm nay về sự bất bình của Phật giáo đồ Việt Nam trước «sự bất nhân trắng trợn» của bản tin Thông tấn xã Việt Nam mà qua đó «mánh khoé chính trị vô nhân của nhà cầm quyền Hà Nội phơi lộ».

«Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng phái đoàn Viện Hoá Đạo đã tức khắc lên đường ra Bình Định khi hay tin Đức Tăng thống Thích Huyền Quang nhập viện để âu lo chăm sóc, cầu an cho Đức Tăng thống tai qua nạn khỏi. Trái lại nhà cầm quyền Hà Nội đã xem như Ngài viên tịch, chỉ lo giành giật cho Giáo hội Phật giáo Nhà nước tổ chức tang lễ nhằm phục vụ chính trị cho Đảng. Một tính toán bất nhân như thế làm cho khách bàng quan kinh hoảng, đặt biệt đối với một Nhà nước vừa đánh trống rùm beng tổ chức Đại lễ Phật Đản LHQ xưng tụng hoà bình và từ bi. Chứng cớ càng rõ về cuộc đàn áp Phật giáo vẫn tiếp diễn như mọi khi»

Ông Ái cũng tố cáo rằng «Đây là sự xâm lược chính trị vào nội bộ sinh hoạt của GHPGVNTN. Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Thế thì các nhà lãnh đạo Cộng sản không quyền gì xâm phạm vào nội bộ của GHPGVNTN, cũng như không quyền gì áp đặt các tiêu chuẩn chính trị cho tôn giáo. Trong trường hợp Đức Tăng thống Thích Huyền Quang có mệnh hệ gì, thì việc hậu sự là chuyện của GHPGVNTN theo đúng nghi lễ truyền thống Phật giáo ».

Hiện nay nhà cầm quyền Bình Định đã truyền lệnh chùa nào ở chùa đó, không được tụ tập về Tu viện Nguyên Thiều, là trú xứ của Đức Tăng thống, nhằm ngăn chặn mọi sự biểu lộ tôn kính và nguyện cầu với bậc Cao tăng. Nhất thời chưa biết sao, nhưng công luận của bia miệng lịch sử sẽ ghi nhớ nghìn đời công đức đại hùng, đại lực, đại từ bi của Đức đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, mà chắc chắn Môn đồ hiếu quyến của Ngài đang gìn giữ, bảo vệ trước mọi âm mưu hay khủng bố.

Ông Võ Văn Ái bác bỏ sự vu cáo của bản tin nói rằng Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ « mưu tính lợi dụng tang lễ để công khai hóa một tổ chức bất hợp pháp của họ mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ». Bởi vì GHPGVNTN truyền thừa lịch sử hai nghìn năm tại Việt Nam « Phật giáo thống nhất thành giáo hội từ thời Đinh (năm 986 Tây lịch). Thời cận đại thì trước khi đất nước bị Hiệp định Genève chia cắt, đại hội thống nhất Phật giáo ba miền Bắc Nam Trung đã kết hợp tại chùa Từ Đàm, Huế, năm 1951 với sáu tập đoàn Tăng sĩ và Cư sĩ toàn quốc ».

JPEG - 13.3 kb
HT Thích Quảng Độ và HT Thích Không Tánh thăm viếng HT Thích Huyền Quang.

Trên thế giới, GHPGVNTN được cộng đồng quốc tế tán dương và hậu thuẫn, ông Ái nhấn mạnh, điển hình là các Quyết nghị của Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu từng lên tiếng yêu sách Hà Nội phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN và trả tự do cho hai ngài Tăng thống Thích Huyền Quang và Viện trưởng Viện Hoá Đạo Thích Quảng Độ. Ông Ái còn cho biết rằng « từ ngày Đức Tăng thống Thích Huyền Quang nhập viện, không những hàng triệu Phật tử trong và ngoài nước cầu an cho Ngài, mà Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế còn nhận được hàng nghìn thư biểu tỏ sự lo lắng, cầu nguyện của các nhân sĩ, trí thức, dân biểu, thượng nghị sĩ các quốc hội trên hoàn vũ, như điện thư của Bà Mairead Maguire, Giải Nobel Hoà bình, là một ».

« Sự can dự chính trị vào sinh hoạt tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội là điều không thề chấp nhận, nhất là đối với một quốc gia vừa vào chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo An LHQ » là kết luận lời tuyên bố của ông Võ Văn Ái. Ông cũng cho biết đã viết thư gửi ông Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon, Tổng thống Pháp Sarkozy vừa đảm lãnh chức Chủ tịch luân phiên Quốc hội Châu Âu, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, các vị đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu yêu cầu gây sức ép lên nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt chính sách đàn áp Phật giáo.

JPEG - 46.1 kb
Hòa Thượng Thích Huyền Quang tiếp các tăng ni, ngày 28 tháng 2 năm 2008.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…