CSVN “nuốt không trôi” miếng thịt bò dát vàng của Tô Lâm

Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và miếng thịt bò dát vàng. Ảnh AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần 10 ngày qua, báo chí và cả bộ máy đảng và nhà nước CSVN hoàn toàn im lặng một cách bất thường về vụ Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công An được “thánh rắc muối” Nusret Gökçe, người Thổ Nhĩ Kỳ và là chủ nhà hàng chuyên bán bò bít tết Nusr-Et ở London đút cho ăn miếng thịt bò dát vàng. Tờ The Guardian của Anh cho biết là ông Tô Lâm và đoàn tùy tùng của Bộ Công An đã ăn bít tết Tomahawk dát vàng 24 karat, mỗi miếng lên đến 850 bảng Anh, tương đương với $1.150 Mỹ Kim.

Bữa ăn xảy ra vào tối ngày 4 tháng Mười Một sau khi Tô Lâm và đoàn tùy tùng đi thăm công viên Karl Marx  và hình ảnh cán bộ nhà nước “đớp” thịt ngoại hạng được tiệm Salt Bae đưa lên mạng Tik Tok, thu hút 11 triệu lượt người theo dõi trước khi bị kéo xuống mấy tiếng sau đó. Hình ảnh này cũng được đưa lên Facebook nhưng bị chặn ngay sau vài tiếng. Trong khi đó, trên mạng Google, theo Google Trending, “Tô Lâm” hay “thịt bò dát vàng” đứng đầu số lượt tìm kiếm trong các ngày 4-6 tháng Mười Một.

Điều này cho thấy là câu chuyện ông Tô Lâm và đoàn tùy tùng của Bộ Công An, trên danh nghĩa tháp tùng phái đoàn của ông Thủ Tướng Phạm Minh Chính đến Anh để dự Hội Nghị Thượng Đỉnh về Biến Đổi Khí Hậu, nhưng đã tách ra hưởng thụ riêng và đã tạo một “cú sốc” lớn trong dư luận, không chỉ người Việt, mà cả giới truyền thông quốc tế vẫn tiếp tục bàn luận và đưa tin suốt 10 ngày qua.

Thông thường, với những tin tức đang gây bão dư luận, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao CSVN thường là nơi lên tiếng để gọi là “rộng đường dư luận,” nhưng tất cả đã im lặng như không có gì xảy ra.

Trên thực tế, sự im lặng này cho thấy là lãnh đạo CSVN ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trước sự kiện Tô Lâm “hưởng thụ” món thịt bò dát vàng 24 karat, trong khi cả nước chưa “hoàn hồn” sau hơn 4 tháng phong tỏa vì đại dịch Covid-19. Nói cách khác, cả ông Nguyễn Phú Trọng lẫn ông Phạm Minh Chính đã lúng túng trong việc đối phó trước dư luận về một ủy viên Bộ Chính Trị, đứng đầu ngành công an, bị lộ ảnh “ăn chơi” trong khi đi làm công tác.

Để khỏa lấp hình ảnh “ăn chơi” của Tô Lâm và đánh lạc hướng dư luận, Bộ Công An đã cho dư luận viên rêu rao trên mạng rằng buổi ăn là để tiếp khách, do Bộ Nội Vụ Pháp mời. Nhưng trong thực tế qua đoạn video do tiệm Salt Bae tung ra, người ta chỉ thấy toàn là hình ảnh đoàn tùy tùng của Bộ Công An thích thú tham gia trò chơi “trưởng giả” thấp kém của một lãnh tụ chóp bu và đoàn tùy tùng trong tư cách đồi trụy, nhất là lại bị phơi bày trước ống kính của thế giới.

Đoạn video đã cho thấy rõ:

Thứ nhất, sự ăn chơi phè phỡn của cán bộ cao cấp mỗi khi đi ra nước ngoài. Những hình ảnh này biểu hiện cuộc sống của ‘giai cấp thống trị,” đặc biệt công an là giai cấp được đề cao là “thanh kiếm” và “lá chắn” bảo vệ đảng nên lại càng được ưu đãi trong các vụ “ăn chơi.”

Thứ hai, dứt khoát những bữa ăn sang trọng như thế này không thể gọi là để “tiếp khách” từ bất cứ đối tác ngoại quốc nào vì nó không phù hợp theo nghi thức ngoại giao. Đây là bữa ăn “hưởng thụ” của cán bộ lãnh đạo tham nhũng, phè phỡn bằng tiền thuế của dân dưới cái gọi là “công cán nước ngoài.”

Thứ ba, bữa ăn “bò dát vàng của Tô Lâm” đã  minh chứng sự vô tâm, vô cảm của thiểu số lãnh đạo trong Bộ Chính Trị CSVN trong lúc hàng triệu người lao động nghèo đang đói vì không có công ăn việc làm từ hơn 5 tháng qua. Không những thế, nó còn biểu hiện sự vô trách nhiệm.

Thứ tư, hình ảnh Tô Lâm há mồm nuốt miếng thịt bò dát vàng đã phủ nhận tất cả nội dung những điều cấm đảng viên làm đề cập trong Quy Định 37 mà Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành vào ngày 27 tháng Mười, 2021, một tuần trước khi Tô Lâm và đoàn tùy tùng Bộ Công An sang Anh để du hí. Mặt nạ “đạo đức giả” của hàng ngũ lãnh đạo đã ê chề rơi xuống trước ống kính của thế giới.

Nói tóm lại, miếng thịt bò dát vàng của Tô Lâm đã là hình ảnh sống động nhất, không chỉ tố cáo sự ăn chơi phè phỡn của đám cán bộ chuyên trấn áp người dân, mà còn phản ảnh sự vô tâm, vô cảm của thiếu số lãnh đạo trước những khó khăn của cả nước trong đại dịch Covid-19 hiện nay.

Trung Điền

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”