CSVN sợ “quốc tế hoá” vụ Đồng Tâm

Cảnh sát cơ động vào làng Đồng Tâm nửa đêm về sáng. 9/1/2020.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngay những ngày đầu khi sự kiện Đồng Tâm diễn ra, dư luận trong và ngoài nước đã đồng thanh lên tiếng vạch trần hành động tấn công, giết người tàn bạo của công an.

Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Bộ Công An liên tục đưa ra nhiều tin tức để biện minh cho những hành vi của mình. Nhưng dư luận không ai tin vào những gì do Bộ Công An đưa ra vì nó quá mâu thuẫn, đầu không xuôi đuôi không lọt, như một vở bi kịch được dàn dựng tồi.

Mới đây, hôm 20 Tháng Giêng, báo Quân Đội Nhân Dân nhảy vào với bài báo “Quốc Tế Hoá” vụ việc Đồng Tâm – một âm mưu gian trá, vô lương tâm” nhằm mục đích bào chữa cho những hành vi giết người tàn bạo của công an, cũng là dịp để mạt sát những nhà hoạt động đồng hành cùng bà con Đồng Tâm. Có đúng như báo Q.Đ.N.D viết “Chỉ những kẻ vô lương tâm mới có thể biện minh cho những hành vi giết người, chống người thi hành công vụ, khủng bố…”?

Trước hết, cần phải xác định cho đúng những gì đã xảy ra Đồng Tâm đêm hôm ấy. Đây là một cuộc hành quân phối hợp giữa công an và quân đội, hai lực lượng được võ trang mạnh nhất hiện nay của đảng CSVN, với quân số tham dự ước lượng 3000 người. Nó đã được vạch kế hoạch, chuẩn bị kỹ từ trước và được thực hiện như một cú đánh úp lúc nửa đêm về sáng nhằm vào một số “đối tượng chống đối”, mà theo Bộ Công An có khoảng 30 người. Sau này người ta mới biết 30 người ấy đa số là thân nhân trong gia đình cụ Kình.

Nếu căn cứ trên hình ảnh của những khí cụ mà công an nói là tịch thu được từ thành phần chống đối, gồm lựu đạn, bom xăng, gậy gộc, dao nhọn thì thấy trên thực tế, những người dân Đồng Tâm đã sử dụng vũ khí quá ô hợp và thô sơ, có thứ như những dụng cụ làm nông. Như thế, làm thế nào 30 “thành phần chống đối” có thể đối đầu với súng đạn, xe bọc thép của 3000 Cảnh Sát Cơ Động. Trong khi Trung Đoàn 22 CSCĐ được coi là một đơn vị tinh nhuệ nhất của Bộ Công An, thường được sử dụng trong những cuộc đàn áp trong nhiều vụ án cướp đất.

Vậy so sánh lực lượng giữa 3000 CSCĐ võ trang mạnh mẽ tấn công vào làng Hoành lúc 4 giờ sáng với 30 người dân chỉ có vũ khí thô sơ, người ta thấy trước tiên là không có sự cân bằng lực lượng. Cho nên đây là một cú đánh úp hay có thể nói là một cuộc đánh lén vào làng Hoành vì nó được thực hiện lúc khoảng 4 giờ sáng, khi người dân đang ngủ, thay vì đang “tụ tập gây rối trật tự” như công an cáo buộc.

Mục đích của cú đánh úp này của công an nhằm tiêu diệt nhanh chóng mọi sự kháng cự và tàn sát những người dân muốn bảo vệ mảnh đất của mình, trước nhất là cụ Lê Đình Kình và những người trong gia đình.

Đây là vấn đề cần phải cho dư luận thế giới nhìn thấy cách hành xử bất chấp pháp luật, chà đạp nhân quyền bằng bạo lực súng đạn của CSVN như thế nào.

Cũng chính vì sự chênh lệch lực lượng đôi bên, nên sau đó dư luận đã đứng về phía bà con Đồng Tâm đang bị bắt và bị công an gán ghép tội giết người một cách phi lý. Trong khi đó, nội vụ cái chết của 3 cảnh sát cho tới nay không có gì rõ ràng, mà chỉ là tin tức một chiều từ Bộ Công An đưa ra. Sự độc quyền thông tin càng khiến dư luận nhận ra một cách rõ ràng sự cố tình giấu diếm sự thật để công an dễ bề thao túng lòng tin của những người nhẹ dạ.

Đây cũng là vấn đề cần phải có một cuộc điều tra để làm sáng tỏ 3 cái chết đầy nghi vấn này. Bởi vì người ta không loại trừ việc Bộ Công An đã dựng ra “thảm kịch” này để kết án 19 người trong số 22 người bị bắt, về tội “giết người”. Sự quy chụp phi lý này chính là một hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng mà chúng ta cần nêu ra để thế giới lên tiếng.

Bài báo của tờ Q.Đ.N.D với nhiều lý luận bao che, bào chữa cho tội ác của công an và đi đến một kết luận rất quen thuộc của nhà cầm quyền độc tài là công an đã “xử lý sự việc đúng pháp luật, không vi phạm nhân quyền”. Lố bịch hơn nữa tờ báo đã bỏ công kê khai một loạt các đài nước ngoài như BBC, VOA, RFI, RFA Tiếng Việt… và cho rằng các đài này loan tin thất thiệt, chủ quan và xuyên tạc tình hình Đồng Tâm. Tờ báo cũng không quên cáo buộc đảng Việt Tân đã “kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp, kêu gọi quyên góp ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm” trong khi đây chỉ là sự hỗ trợ pháp lý cho những người dân bị bắt mà gia đình họ nay chỉ còn đàn bà và trẻ con.

Điều này cho thấy chính quyền cộng sản thật sự lo sợ tin tức về Đồng Tâm lan tràn ra ngoài mà không nằm trong sự kiểm soát của họ. Nhưng dư luận quốc tế qua nhiều nguồn, đang hướng về Đồng Tâm và bắt đầu lên tiếng.

Bộ Công An còn bước thêm một bước đầy sai lầm nữa khi làm áp lực Vietcombank phong toả tài khoản nhận tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình của nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh. Để làm được điều này, Bộ Công An một lần nữa lại vu cáo bà Nguyễn Thuý Hạnh “đã có nhiều hoạt động liên quan tới tổ chức khủng bố Việt Tân” mà không đưa ra bằng chứng cụ thể nào.

Sự kiện tuỳ tiện và không có lý do chính đáng này cũng đã vi phạm vào quyền tự do của công dân và cũng cần phải cho thế giới biết trong khi Vietcombank mở rộng hoạt động ra nước ngoài từ 2019, cụ thể là ở Hoa Kỳ.

Tóm lại cần thiết phải đưa vấn nạn Đồng Tâm ra báo chí và nhờ chính giới quốc tế lên tiếng và phải xét xử những tội phạm giết dân. Cho nên bài báo trên tờ Quân Đội Nhân Dân dù có nhân danh “pháp lý và đạo lý “, chỉ là một trong nhiều cố gắng che tội cho lãnh đạo cộng sản mà thôi, vì ai cũng thấy thứ pháp lý và đạo lý ấy của đảng là con đẻ của bạo lực súng đạn.

Điều trớ trêu là tờ báo này đã dùng những tên trở cờ ở hải ngoại như Hoàng Duy Hùng để giúp biện minh cho sự sai trái một chính quyền tàn bạo đối với chính đồng bào mình. Hay như Việt Kiều Hồ Ngọc Thắng ở Đức cũng được báo Q.Đ.N.D cò mồi phỏng vấn, nhân danh là một luật gia nước ngoài, khẳng định một cách trắng trợn rằng “Trong tình huống xảy ra hôm 9-1-2020, ông Kình là một phần tử khủng bố nên phải bị tiêu diệt ngay lập tức”.

Nhưng dù có cố tô son điểm phấn hay bào chữa đến mức nào, bộ mặt dân chủ giả hiệu của đảng CSVN vẫn bị người dân Việt vạch trần là bộ mặt côn đồ, hèn với giặc, ác với dân!

Do đó “quốc tế hoá” vụ Đồng Tâm, đưa thủ phạm ra trước toà án, chúng ta đã làm điều mà CSVN đang sợ.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.