CSVN thất bại trong vụ án Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phiên tòa phúc thẩm xử Luật sư Lê Quốc Quân về cái gọi là “tội trốn thuế” tuy diễn ra ngắn ngủi vào sáng ngày 18 tháng 2 năm 2014, nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải trì hoãn gần 2 tháng vì những áp lực quá lớn của dư luận.

Theo sự tiết lộ của một giới chức cao cấp thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, CSVN dự tính mở phiên phúc thẩm để đóng hồ sơ “30 tháng tù” đối với Luật sư Lê Quốc Quân vào cuối tháng 11 năm 2013. Mục tiêu của Hà Nội là để tránh những áp lực của các Tổ chức nhân quyền thế giới tại buổi Kiểm định định kỳ phổ quát (UPR) lúc đầu dự định là ngày 28 tháng 1 sau đổi sang ngày 5 tháng 2 năm 2014.

Nhưng những dự tính của CSVN bị trở ngại vì ngay sau khi CSVN được bầu vào thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm 12 tháng 11 năm 2013, hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số tổ chức phi chính phủ về luật pháp, tự do ngôn luận đã mở các cuộc vận động lên án gay gắt việc công an đã đàn áp một cách phi lý, phi pháp đối với các bloggers sau khi có sự xuất hiện của một số đoàn thể xã hội dân sự, khiến Hà Nội lo ngại và đã phải hoãn phiên phúc thẩm của Luật sư Quân sau buổi Kiểm định kỳ UPR.

Tưởng rằng hoãn phiên xử như vậy, Hà Nội sẽ tránh được sự lên án của công luận; nhưng từ trong nhà tù, Luật sư Lê Quốc Quân đã gửi ra cho gia đình một số lá thư tay vào chiều 30 Tết. Nội dung của những lá thư này lại một lần nữa tác động rất lớn vào dư luận quốc tế vì nó nói lên sự gian trá của Hà Nội trong việc dùng tội danh kinh tế để cầm tù một người công dân lương thiện, yêu tự do dân chủ và công bằng.

Luật sư Lê Quốc Quân khẳng định rằng bản án 30 tháng dành cho anh là “bất công và vi phạm pháp luật”, và ông đã kháng cáo lên tòa án tối cao, tố cáo thẩm phám vi phạm điều 295 BLHS với bản án trái pháp luật. Luật sư Quân cho rằng mỗi ngày ông còn bị giam là “một ngày cực khổ đối với tôi và gia đình, quan trọng hơn là một ngày luật pháp Việt Nam tiếp tục bị chà đạp.”

Luật sư Lê Quốc Quân bày tỏ sự hy vọng về một viễn cảnh tươi sáng của đất nước khi có tự do dân chủ với niềm tin rằng: “Điều tốt sẽ lớn lên, điều xấu sẽ nhỏ lại. Dân chủ sẽ được mở rộng, độc tài sẽ phải co vòi. Nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ xứng đáng được sống phồn vinh hạnh phúc. Nhân dân sẽ tự biết cách và sẽ tự làm. Không ai được quyền và có thể làm thay.”

Lá thư của Luật sư Lê Quốc Quân được công bố tại Geneve cùng lúc với sự có mặt của một số bloggers và thân mẫu của anh là bà Nguyễn Thị Trâm từ Việt Nam sang tham dự UPR tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Như giọt nước làm tràn ly, lá thư của anh – được dịch qua tiếng Anh để loan tải – đã dấy lên sự phẫn nộ của công luận mà người ta có thể nhìn thấy qua hai cao điểm:

Thứ nhất là qua kết quả UPR mà nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc đã trao cho đại diện phái đoàn CSVN hôm mồng 7 tháng 2, có đến 227 khuyến nghị từ 107 quốc gia tham dự yêu cầu Hà Nội phải trả lời về tình trạng vi phạm nhân quyền một cách tồi tệ tại Việt Nam hiện nay, hạn chót là tháng 6 năm 2014.

Thứ hai là ngay trước và sau phiên tòa phúc thẩm hôm 18 tháng 2, chưa bao giờ lại có nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và những tổ chức phi chính phủ đã lên tiếng phản đối phiên tòa và yêu cầu trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân tới như vậy.

Ông Sam Zarifi, Giám Đốc Khu Vực Á Châu Thái Bình Dương của Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (ICJ – International Commission of Jurists) cho rằng: “Phán quyết của Toà Phúc Thẩm là điều đáng tiếc tuy không ngạc nhiên. ICJ đã liên tục phê phán tình trạng thiếu độc lập của các tòa án tại Việt Nam. Đây là một vụ án chính trị và chính phủ Việt Nam lại một lần nữa sử dụng hệ thống tòa án để trừng phạt một tiếng nói đối lập quan trọng.

Tổ Chức Electronic Frontier Forum (EFF) đã lên tiếng rằng: “Năm 2013, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên án việc bắt giữ ông Quân là tùy tiện, và vi phạm quyền tự do biểu đạt và quyền được xét xử công bằng. Họ kết luận ông Quân là mục tiêu bị nhắm tới qua vai trò luật sư và blogger tranh đấu cho nhân quyền, và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức hoặc bản án của ông phải được duyệt xét lại qua một tòa án độc lập. Nhà cầm quyền Việt Nam đã phớt lờ quyết định và đề nghị này.” Vì thế EFF đã tham gia cùng liên minh các tổ chức phi chính phủ, NGOs và các mạng nối kết toàn cầu để kêu gọi Việt Nam phải tuân thủ quyết định của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc và lập tức trả tự do cho Lê Quốc Quân.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc đặc trách ban Á Châu Thái Bình Dương của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã bày tỏ sự bất bình về kết quả phiên tòa phúc thẩm và lên tiếng như sau: “Chúng tôi lên án cách hành xử của phiên tòa. Hàng trăm người ủng hộ ông từ xa về đều bị ngăn cản không cho đến gần tòa án, chỉ có mẹ và vợ ông là được phép vào bên trong dự phiên xử. Chúng tôi cũng gióng chuông báo động về tình trạng sức khỏe của ông Quân. Ông đã tuyệt thực 17 ngày qua để phản đối cách đối xử của trại giam, và ông đã ngất xỉu tại phiên tòa hôm nay.”

Phái đoàn các quốc gia trong Khối Châu Âu (EU) cũng đã lên tiếng như sau: “Chúng tôi xin nhắc lại quyền căn bản của mọi người được bày tỏ ý kiến tự do và ôn hòa, theo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết. Bản án trên là một thất vọng đặc biệt trong khung cảnh Việt Nam được bầu vào Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.”

Những lên án mạnh mẽ của thế giới nói trên đã cho thấy là những hành động lấp liếm của CSVN như (1) Đưa hẳn một chương về Quyền Con Người vào trong Hiến pháp mới; (2) Cố thổi phồng thành tích xóa đói giảm nghèo; (3) Phô diễn hàng trăm Bộ luật về quyền con người … đều không thể che giấu tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. Nhất là thế giới sẽ tiếp tục lên án CSVN như bản lên tiếng của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ngày 18 tháng 2 đã viết:

“Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

Tóm lại, sự kiện CSVN tiếp tục cưỡng bức 30 tháng tù giam đối với Luật sư Lê Quốc Quân, không chỉ tạo thêm phẫn nộ trong dư luận mà còn biến Luật sư Quân trở thành một biểu tượng đấu tranh cho dân chủ Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, làm sáng lên chính nghĩa đấu tranh của dân tộc Việt Nam, đánh động lương tâm của cộng đồng nhân loại, và lộ rõ bộ mặt vi phạm nhân quyền trắng trợn của Hà Nội.

Bên cạnh đó, các ảnh hưởng dây chuyền đến những quyết định về TPP với Hoa Kỳ và tự do mậu dịch với Liên Âu chắc chắn khó tránh khỏi. Nhà cầm quyền CSVN đã thất bại trong vụ án Lê Quốc Quân với mục tiêu “răn đe” người yêu nước và “dương oai” để củng cố vị thế lung lay của chế độ đối với hàng ngũ đảng viên. Cứ nhìn vào những phản ứng của đồng bào trong những ngày qua, đặc biệt trước bản án phi lý dành cho người yêu nước, và hàng loạt những đảng viên CSVN bỏ đảng đủ thấy chế độ càng rối trí càng cùng quẫn trong cách ứng xử.

Lý Thái Hùng
19/2/2014

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.