Cuộc ‘Cách mạng’ Bangladesh – Những bài học dân chủ

Sinh viên, giới trẻ khởi xướng và dẫn đầu phong trào phản kháng chính quyền độc tài Thủ tướng Sheikh Hasina dẫn đến việc bà này bỏ trốn bằng trực thăng sang Ấn Độ hôm 5/8/2024. Một chính phủ chuyển tiếp được thành lập sau đó bởi GS Yunus, người được phong trào đề cử. Ảnh: EPA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vì sao Bangladesh trở lại được nhanh chóng với tiến trình dân chủ chuyển tiếp bất bạo động?

Bangladesh, một quốc gia vùng Nam Á hơn 170 triệu dân, rất ít xuất hiện trên thời sự quốc tế, đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý. Phong trào phản kháng của giới trẻ, giới sinh viên chống chính sách bất công trong tuyển dụng vào công chức của Thủ tướng Sheikh Hasina kéo dài hơn một tháng tưởng rơi vào bế tắc, sau nhiều đàn áp đẫm máu, với tổng cộng ít nhất 422 người chết.

Rút cục ngày 5/8/2024, nữ Thủ tướng Sheikh Hasina, con gái của “Cha già dân tộc,” người sáng lập Nhà nước Bangladesh, đột ngột chạy trốn bằng trực thăng sang Ấn Độ. Quân đội kiểm soát an ninh.

Sau các đàm phán giữa ban lãnh đạo phong trào và giới quân sự, rút cục tổng thống quyết định giải tán Quốc hội, định chế gần như hoàn toàn không có dân biểu đối lập, để bầu mới. Chưa đầy hai ngày sau, ngày 7/8, [người đoạt] giải Nobel Hòa bình Muhammad Yunus, được phong trào phản kháng đề cử, đã nhận lời về nước điều hành chính phủ lâm thời.

Kinh tế gia Muhammed Yunus, sinh năm 1940, được vinh danh về sáng kiến giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận được vốn để tự lực làm ăn. Sáng kiến Ngân hàng cho người nghèo Grameen Bank, đã đưa hàng triệu người thoát cảnh nghèo đói.

Tình hình còn nhiều bất trắc, nhưng dường như ước mơ thay đổi của phong trào phản kháng Bangladesh có dấu hiệu kết thúc có hậu.

Tình hình Bangladesh có thể giúp những ai quan tâm đến tiến trình chuyển hóa dân chủ có thêm thực tế hầu rút ra nhiều bài học.

***

Vì sao Bangladesh là một quốc gia nghèo, mới đang trên đường thoát khỏi tốp các nước kém phát triển nhất, nằm trong một khu vực nhiều bất ổn chính trị, Hồi giáo cực đoan có nhiều ảnh hưởng, lại có thể trở lại được nhanh chóng với tiến trình chuyển tiếp dân chủ bất bạo động, sau một giai đoạn chính quyền nghiêng về kiểm soát bằng bàn tay sắt?

Câu hỏi không dễ trả lời, và những diễn biến sắp tới còn có thể có nhiều bất ngờ. Nhưng trước mắt, sơ bộ ít nhất có ba yếu tố giúp giải mã câu hỏi này.

Thứ nhất, nền kinh tế Bangladesh trong mươi, mười lăm năm qua đã có bước phát triển đột biến. Bangladesh là quốc gia tăng trưởng hàng đầu của khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 4 lần so với 15 năm trước, với mũi nhọn là nền công nghiệp dệt may, đứng đầu thế giới, chỉ sau Trung Quốc (trên Việt Nam). Tỉ lệ nghèo đói giảm mạnh.

Điểm thứ hai là quốc gia tương đối non trẻ này, giành độc lập từ năm 1971, đã có được các nền móng vững chắc của một chế độ dân chủ pháp quyền, với vai trò tối cao của hiến pháp. Việc sau một cuộc khủng hoảng kéo dài, trầm trọng, với số lượng người chết lên đến nhiều trăm người, việc đốt phá diễn ra khá phổ biến, thiết quân luật đã ngay lập tức được bãi bỏ sau khi thủ tướng từ nhiệm và trốn chạy, trường học, doanh nghiệp, sân bay… được mở lại, cho thấy thể chế pháp quyền và sự tự trị của xã hội dân sự đóng vai trò quyết định để một xã hội vận hành bình thường, chứ không phải là một thể chế tập trung quyền lực cao độ, chỉ tay 5 ngón, một đảng phái lãnh đạo toàn diện một xã hội. Đông đảo dân chúng Bangladesh không chấp nhận quân đội can thiệp sâu, điều hành đất nước (như kiểu Pakistan). Đạo Hồi tuy là tôn giáo đa số, nhưng xã hội bình đẳng tôn giáo, và nhà nước là công việc của thế tục. Việc phân quyền rõ ràng tạo điều kiện cho ổn định: Thủ tướng bỏ chạy, nhưng tổng thống vẫn tại vị để tiếp tục thực thi các phận sự theo Hiến pháp.

Điểm thứ ba không kém phần quan trọng là các đồng minh và đối tác. Bangladesh là đối tác mật thiết của Ấn Độ. Hoa Kỳ coi Bangladesh là một nhân tố quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương, bảo vệ ‘‘một khu vực tự do, rộng mở, dựa trên luật pháp,’ cảnh giác cao độ với Trung Quốc.

Kinh tế trên đà phát triển mạnh, nền tảng nhà nước pháp quyền khá vững chắc, cùng với các đồng minh đối tác chủ trương hỗ trợ theo hướng này. Đây có thể là những yếu tố căn bản giúp cho quá trình khôi phục chế độ dân chủ bước đầu diễn ra yên ổn.

Trọng Thành

Nguồn: FB Trong Thanh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm (thứ nhì từ trái) chính thức nắm ghế tổng bí thư sau khi kết thúc Hội nghị bất thường BCH/TƯ đảng Cộng Sản Việt Nam hôm 3/8/2024. Ảnh: Znews

Quốc hội Việt Nam lại họp bất thường vào lúc Tổng bí thư Tô Lâm đang củng cố thế lực

Đây sẽ là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc hội đương nhiệm. Lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan lập pháp của Việt Nam, số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế. Cuộc họp ngày 26/08 diễn ra trong bối cảnh tân TBT đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đang củng cố thế lực, đưa những người thân tín vào các chức vụ chủ chốt trong đảng.

Trên tờ nhật báo Hong Kong South China Morning Post hôm nay, 24/08, Giáo sư Zachary Abuza, Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington, Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, có bài viết về những thay đổi trong guồng máy lãnh đạo của Việt Nam hiện nay.

Ông Tô Lâm phát biểu nhậm chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Xây dựng Chính sách

Bến mơ

Tôi nói thật, cái xứ này có được áp đặt một đội ngũ lãnh đạo cả triệu người đi chăng nữa mà những con người ấy vẫn một lòng “kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” thì cũng chả đi đến đâu, được trò gì.

Mọi cuộc lên đường đều phải có đích cụ thể, chứ đi mãi với cái đích mơ hồ như vậy thì chỉ uổng công, mỏi chân, mất thời gian. Hơn 2/3 thế kỷ cả nước này, dân tộc này phải trả giá đắt còn chưa đủ hay sao.

Anh Phạm Văn Trội và vợ. Hình chụp ngày 30/07/2024 khi anh vừa ra tù. Ảnh: Diễn Đàn Thế Kỷ

Việt Nam – người bất đồng chính kiến này vừa xong án tù, người khác lại bị kết án

Tình trạng tù nhân chính trị ở Việt Nam từ nhiều năm nay là người này ra thì người kia vào tù, người này xong án thì người khác bị kết án.

Ngày 30/07 vừa qua anh Phạm Văn Trội ra tù, kết thúc 7 năm tù giam và đây là bản án tù thứ hai của anh, trước đó anh từng bị bắt vào ngày 11/09/2008, bị kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế.

Chưa đầy 2 tháng sau, ngày 15/08 nhà cầm quyền Việt Nam lại kết án nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến có biệt danh Anh Chí, một thành viên sáng lập của phong trào No-U phản đối đường “lưỡi bò” và từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào đầu những năm 2010 và các cuộc biểu tình ủng hộ môi trường vào giữa những năm 2010.

Giáo Sư Joseph Nguyễn (bìa phải), đại học Cal State Fulerton, giải thích về “Cải Cách Ruộng Đất” tại miền Bắc Việt Nam cho giới trẻ tham dự. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt

VHM tổ chức triển lãm và thảo luận ‘Cải Cách Ruộng Đất’ và ‘Cuộc Di Cư 1954’

Triển lãm và thảo luận hai biến cố qua hai buổi triển lãm “Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc Việt Nam” và “Cuộc Di Cư Năm 1954,” do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt (VHM) phối hợp với Trung Tâm Việt Nam thuộc đại học Texas Tech University và Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ thuộc đại học University of Oregon tổ chức tại viện bảo tàng Bowers Museum, Santa Ana, California trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, 17 và 18 Tháng Tám.

Hai biến cố trên làm thay đổi lịch sử Việt Nam hiện đại là dịp để công chúng, nhất là giới trẻ, được nghe và tận mắt nhìn thấy được những văn bản, tài liệu của lịch sử về cuộc “Cải Cách Ruộng Đất” tại miền Bắc, và một cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam. Mục đích chính của hai buổi triển lãm và thảo luận là để kỷ niệm 70 năm (1954-2024) cuộc di cư.