Cuộc chiến cung đình được nâng lên tầng cao mới

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đột ngột từ trần ngày 21/11/2022, có tin nói do nhảy lầu tự tử. Nguồn: Vietnamnet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, “do tai nạn đã đột ngột từ trần vào hồi 12h31 ngày 21/11/2022, hưởng thọ 59 tuổi,” đó là thông báo từ cơ quan chủ quản, nhưng theo những nguồn tin khác, ông Hùng chết do nhảy lầu tự tử.

Cứ những lần các cán bộ cao cấp gặp sự cố… chết, nhà nước thường đưa ra thông báo lủng củng dạng vừa thiếu thông tin, vừa ỡm ờ như thế, muốn hiểu kiểu gì cũng được, thì rớt lầu, chưa biết do tự nhảy hay có người giúp cũng là tai nạn vậy. Chuyện vốn bình thường, báo tin phải có đủ thông tin cụ thể tối thiểu, nhưng nếu làm trái sự thật, tất sẽ thấy không hợp lẽ.

Sự thật thì ông Hùng chết do nguồn cơn nào, lý giải chủ quan sau đây nghĩ cũng giải mã được phần nào. Ông ấy có thể là kẻ nằm giữa hai làn đạn trong một cuộc biến căng của hai thế lực đang kình chống nhau, cuộc chiến cung đình…

Từ khi ông Trọng phát động chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng, người ta thường thấy khẩu hiệu “không có vùng cấm” được nhắc đi nhắc lại, nếu ông Nguyễn Sinh Hùng “lấy ai làm việc,” thì ông Trọng: “con chị nó đi, con dì nó lớn.” Đã có nhiều cán bộ trung, cao cấp thi nhau “vào lò” ông Trọng, cho thấy bộ mặt thật thối nát của hệ thống, mặt khác gợi lên nghi vấn về mục đích hay thủ đoạn chính trị trong một số trường hợp.

Đúng vậy, theo giới quan sát thời sự, hiện nay, ngay cả đương kim chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ cũng bị đưa vào vòng ngắm! Cái cách mà Bộ Công an khởi tố vụ Việt Á gần như là đưa vào thế triệt buộc ngay từ đầu, theo một ý đồ định sẵn. Dĩ nhiên trước khi công bố “gói” thông tin, họ đã biết dư luận sẽ phản ứng nóng như thế nào, và diễn biến sự việc sẽ chỉ hoặc phải đi đến đâu. Chẳng hạn khi công khai chủ sở hữu của 20% cổ phần Việt Á, chắc chắn dư luận xã hội sẽ đòi hỏi phải lộ diện “trùm cuối” nắm 80% còn lại.

Trường hợp nếu không công bố những con số này, chắc  mọi người sẽ nghĩ những người sáng lập công ty Việt Á nắm giữ 100% cổ phần, hoặc cổ phần lớn nhất. Nghĩa là sẽ không có áp lực phải khui ra trùm cuối, kẻ hưởng lợi nhiều nhất. Vậy tại sao chủ của 80% cổ phần này đến nay vẫn được che chắn kín như bưng, bất chấp mọi đòi hỏi (họ vốn có bản lĩnh không xem dân ra gì)?

Đây gọi là thủ đoạn chính trị, hay mục đích chính trị trong việc chống tham nhũng của ông Trọng như đã nói, chỉ cần đối tượng chấp nhận yêu sách mặc cả chính trị của phe chủ lò thì OK, hạ cánh an toàn! À, thì ra “không có vùng cấm” chỉ là để dọa nạt nhau mà thôi,  phe “chủ lò” bỏ ngỏ khả năng đánh án đến tận cùng chỉ để tăng lợi thế thương lượng. Thế còn công cuộc “người đốt lò vĩ đại”? Siêu lừa thôi!

Từ Đại hội 12, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn là ứng cử viên số một thay thế cho ông Trọng, ông được tín nhiệm cao từ trung ương đảng, hơn hẳn ứng viên do chính ông Trọng đề cử  hồi đó là Trần Quốc Vượng (nhiều ủy viên trung ương đảng không nể ông Trọng vì không muốn di sản lò… tồn tại sau này). Đến kỳ 13, ông ấy vẫn tiếp tục kỳ đà cản mũi đệ Vương Đình Huệ!

Thế là Việt Á đã thành công, hạ gục Nguyễn Xuân Phúc, phải rời khỏi chính trường nhưng được bảo đảm an toàn (cho cả gia quyến), theo một thời gian biểu nào đó.

Cùng một kịch bản, hiện nay ông Phạm Minh Chính cũng đang bị dí vụ Công ty cổ phần tiến bộ AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Bà này bị khởi tố vụ thâu tóm các gói thầu bệnh viện đa khoa Đồng Nai, tuy nhiên liên quan đến Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ phải kể đến các hợp đồng mua sắm vũ khí của Israel mà bà này “là một trung gian mấu chốt của các thương vụ mua bán.

Rút kinh nghiệm cú úp sọt Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính tỏ ra không nằm im chịu trận, nhưng phản công bằng cách khơi lại củi lửa của một cái lò thuộc chính phủ, đó là lò thanh tra chính phủ. Và cú đánh đầu tiên đã trúng đích, gây thương vong cho đối phương.

Mới đây, ngày 8/11/2022 các báo đồng loạt đăng tin: “Thanh tra Chính phủ vừa có Thông báo kết luận thanh tra số 1919/TB-TTCP ngày 28/10/2022 về việc quản lý, sử dụng đất đai và quản lý, đầu tư xây dựng, các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum.” Theo đó, “thời kỳ thanh tra từ 1/1/2016 đến 31/12/2019. Những nội dung liên quan có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên“.

Theo trang Wikipedia, đây là thời gian ông Nguyễn Văn Hùng đảm nhiệm:

– Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (14 tháng 12 năm 2010 đến 23 tháng 4 năm 2015).

– Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon Tum (23 tháng 4 năm 2015 đến 30 tháng 5 năm 2020).

– Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum (26 tháng 2 năm 2015 đến 30 tháng 5 năm 2020).

Thông báo Kết luận thanh tra nêu rõ: “trách nhiệm chính để xảy ra vi phạm, thiếu sót, tồn tại về công tác quản lý sử dụng đất đai nêu trên thuộc Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có liên quan;”…

Ông Nguyễn Phú Trọng không ít lần răn đe thuộc cấp trong các ban bệ đầy quyền lực của mình phải trong sạch, phải giữ gìn, thì bản kết luận thanh tra này chính là câu trả lời đích đáng. Việc bêu xấu ông [Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương] Nguyễn Văn Hùng cũng chính là cái tát vào mặt ông Nguyễn Phú Trọng, vậy có phải vì cảm thấy xấu hổ nên ông ấy đã tự tử?

Đây chỉ là những phát khai hỏa, do vậy các diễn biến tiếp theo hứa hẹn sẽ rất căng. Khi cho thanh tra chính phủ thanh tra các sai phạm ở Kon Tum ngày 28/10/2022, chỉ 10 ngày sau, lập tức công bố báo chí, và 13 ngày nữa thì ông Hùng đã lìa đời.

Sự việc cấp tập như vậy chứng tỏ rằng sức ép lên ông Chính đã rõ mồn một, hơn nữa, vòng vây ngày càng xiết chặt. Có tin Trợ lý thủ tướng Dương Mộng Huyền đã bị bắt, và Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bị di lý về Việt Nam, như lời ông Nguyễn Phú Trọng hôm 15/10, tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Trọng nói: “Còn mấy vụ sắp tới sẽ làm, các vụ tồn lâu rồi, nổi tiếng rồi, thậm chí chạy trốn đi rồi, nhưng tôi bảo trốn cũng không thể trốn được.” Liệu rằng công bố xử án vắng mặt Nhàn AIC có ẩn chứa mưu sâu kế hiểm?

Thật ra ông Trọng cũng chẳng phải “trong veo” gì, hay “độc cô cầu bại” tại Việt Nam, nhưng nay đã có đối thủ rồi đó.

Mộc Hạ

Nguồn: Tiếng Dân

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.