Cuộc chơi chưa tàn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

KD chuyển dịch

Vì Sao Kỷ Niệm 60 Năm Quốc Khánh của Trung Quốc Chẳng Có Gì Để Ăn Mừng?

Ngày 16 tháng Chín, bộ phim điện ảnh với tựa đề Đại Nghiệp Kiến Quốc (The Founding of a Republic) đã được trình chiếu để kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sắp đến vào thứ Năm, ngày 1 tháng Mười. Quy tụ hơn 100 anh tài bật nhất của điện ảnh Trung Quốc và Hồng Kông kể cả Thành Long và Lý Liên Kiệt, một trong những đoạn chua cay thấm thía nhất của phim diễn tả cảnh diễn viên thủ vai Mao Trạch Đông nén lệ và xúc động tuyên bố vào lúc quốc gia độc lập Trung Hoa vùng dậy rằng, “Người dân Trung Hoa đã đứng dậy.” Bộ phim sau đó nhanh chóng chuyền (một cách vụng về) đến tháng 12 của năm 1978, khi lãnh tụ Đặng Tiểu Bình báo hiệu thời kỳ “mở cửa và cải cách” ở Trung Quốc.

Không còn nghi ngờ gì vì đây đúng là một bộ phim tuyên truyền, một trong những thứ mà người ta có thể đoán trước từ Hội Nghị Tư Vấn Chính Trị Nhân Dân Trung Hoa tại Bắc Kinh (Beijing Municipal People’s Political Consultative Conference). Nhưng với một loạt sự kiện trãi dài 6 thập niên được thu gọn và đề cập đến, bộ phim này nhắc nhở một chuyện khác: Thời điểm đổi mới kể từ khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền đã gần tròn 31 năm – hơn nữa số tuổi của quốc gia Trung Quốc hiện đại.

Đây là một điều nổi bật vì lãnh đạo Trung Quốc kể từ thời của Đặng Tiểu Bình đến nay đã không ngừng nói với thế giới rằng ĐCS Trung Quốc (CCP – ĐCSTQ) sẽ từ bỏ địa vị thống trị đối với xã hội và nền kinh tế Trung Hoa, và cũng nói rằng họ đang siêng năng sắp đặt nền tảng cho những cải cách kinh tế và chính trị, và kể cả xã hội dân chủ – nhưng chỉ sau khi quốc gia này bình phục lại sau những tàn phá và hỗn độn đem đến trong những năm Mao cầm quyền. Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình đã hùng hồn tuyên bố rằng dân chủ là “điều kiện to lớn để giải phóng tư tưởng.” Nhưng thời điểm cải cách của 31 năm đã vượt qua 27 năm cai trị tồi tệ của Mao. Lý do biện dẫn rằng ĐCSTQ sẽ “từ bỏ” quyền lực chính trị và kinh tế chỉ vì bóng ma của Mao và di sản tồi tệ ông ta để lại càng ngày càng trở nên mong manh hơn.

Cho nên, việc trước tiên nên nói đến là: Bởi vì sao ĐCSTQ “từ bỏ” thêm quyền lực và thay vào đó nổ lực xây dựng các trụ sở cơ quan để giúp đỡ cải cách chính trị và rồi đến xã hội dân chủ ở Trung Quốc? Bởi vì nhìn từ một khía cạnh quan trọng nhất, quyền lực độc tài thống trị ở Trung Quốc đang sụp đổ: Trong lúc Trung Quốc đang giàu mạnh và đảng chính trị rất có quyền lực, xã hội dân sự thì rất yếu và phần đông người dân thì vẫn nghèo nàn.

Nhưng chẳng phải lãnh đạo Trung Quốc đang làm rất tốt đẹp trong việc lãnh đạo quốc gia đi đến phồn vinh đó sao? Dù sao thì kể từ khi Đặng Tiểu Bình cải cách, tổng sản lượng GDP của Trung Quốc đã gia tăng gấp 16 lần. Và chẳng phải đây thủy chung là vì lợi ích của phần đông người dân TQ hay sao? Tất nhiên là không đối với mô hình chủ nghĩa nghiệp đoàn được hướng dẫn đầu tư bởi chính quyền nẩy nở sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989 nhằm để duy trì quyền lực kinh tế và tính thích đáng của ĐCSTQ.

Bất ngờ thay, thành phần đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của TQ kể từ năm 1990 không phải từ lãi xuất khẩu mà là từ nguồn tài trợ đầu tư cố định từ quốc nội dùng để tậu máy móc hoặc xây cất cao ốc và những hạ tầng cơ sở như lộ xá và cầu cống. Tỉ dụ như, nguồn tài trợ cố định này chiếm hơn phân nữa số GDP trong năm 2008 và hơn 45 phần trăm của số GDP gia tăng trong năm đó. Dựa vào gói kích cầu khổng lồ của năm nay gồm 586 tỉ, khoảng 75 phần trăm của GDP gia tăng năm nay – giờ đã gần 8% – là đạt được từ nguồn đầu tư cố định của chính quyền.

Sự lệ thuộc vào nguồn đầu tư cố định không phải là điều duy nhất gây ấn tượng. Nguồn vốn này đi về đâu cũng quan trọng không kém. Trung Quốc rất khác thường trong việc các khoản nợ ngân hàng – rút từ tiền gửi của người dân vào các ngân hàng nhà nước – chiếm đến khoảng 80% tổng số vốn đầu tư trên toàn quốc. Mặc dù các tổ chức kinh doanh quản lý bởi chính phủ sản xuất từ 1/4 đến 1/3 tổng sản lượng của cả nước, họ nhận được hơn 3/4 của tổng số vốn trên toàn quốc, và con số vẫn còn gia tăng. Con số cho thấy rằng các tổ chức kinh doanh chính phủ nhận được hơn 95% gói kích cầu của 2009. Các xí nghiệp quốc doanh của TQ hiện nay làm chủ ít nhất là 2/3 số tài sản cố định của cả nước.

Phát triển kinh tế ở các quốc gia nghèo có ý nghĩa nếu nó có thể vượt qua mức sống trung bình của phần đông người dân của họ. Nhưng những mô hình phần nhiều ảnh hướng bởi chính quyền, như ở Trung Quốc, thường dẫn đến tình trạng cơ cấu bị mất quân bình hoàn toàn, rất khó có thể giải quyết được.

Đáng chú ý nhất là, thành phần trung lưu của Trung Quốc gồm 50 đến 200 triệu dân (tùy vào định nghĩa của chúng ta về cái gọi là trung lưu) là nguồn tài trợ mạnh mẽ nhất của ĐCSTQ, với con số 75 triệu đảng viên. Thành phần ưu tú này bao gồm cả những nhóm phát triển nhanh có ý muốn trở thành đảng viên, với khoảng 1/4 trong đó là các chuyên gia và chuyên viên, 1/3 là sinh viên, và 1/3 là các doanh nhân thành công. Việc gia nhập ĐCS đã trở thành một bước tiến sinh lợi cho sự nghiệp. Bằng cách quản lý những công nghiệp quan trọng nhất và số đông nguồn vốn trên toàn quốc (qua các ngân hàng nhà nước), cũng như giám sát một hệ thống bao quát để phát thưởng, tăng chức, và quy định, ĐCSTQ vẫn tiếp tục quản lý và phân phối một số lượng lớn các cơ hội kinh tế, nghề nghiệp, và lao động trí óc có giá trị nhất.

Trong lúc đó, gần 1 tỉ người dân bị thiệt thòi khi nói đến những cơ hội để tiến thân. Thành phần “hạ lưu” của quốc gia này là những kẻ bị loại bên ngoài mô hình phát triển hưởng dẫn bởi chính quyền. Cơ hội trồi lên của họ rất hiếm và họ phải chịu đựng dưới ách tham nhũng và bất lực của 45 triệu cán bộ địa phương. Một thí dụ điển hình, dựa theo một bản báo cáo của Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, hơn 40 triệu gia đình có đất đai bị cướp đoạt phi pháp một cách khó hiểu bởi cán bộ tham nhũng hối lộ trong hơn 1 thập niên qua. Trong thập niên 1990, tiến trình xóa đói giảm nghèo thuyên giảm đi rất nhiều, và kể từ năm 2000, số người thuộc diện nghèo đói đã gia tăng gấp đôi. Chỉ trong một thế hệ, Trung Quốc đã đi từ quốc gia quân bình nhất đến quốc gia mất quân bình nhất trong tất cả các quốc gia ở Châu Á.

Không phải lúc nào cũng vậy. 80 phần trăm của hàng trăm triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo đã tiến thân được trong 10 năm đầu của thời kỳ cải cách tính đến sự kiện Thiên An Môn của 1989 – trước khi chính quyền tái quản lý kinh tế. Trên khắp ngành nghề, lợi tức gia tăng với triều cường của thị trường. Song song, có một sử giảm thiểu trong các con số, quyền lực tự tiện, và trách nhiệm của cán bộ địa phương. Các thương nghiệp tư nhân có hiệu quả hơn những thương nghiệp quốc doanh ưu tú, và một tầng lớp trung lưu độc lập đã phát triển và vươn lên. Sau đó thì đến sự kiện Thiên An Môn, và Bắc Kinh đã đình chỉ tất cả những hình thức cải cách và chuyển hướng. (Và như trong dự đoán, tất cả những chi tiết này đã bị loại ra khỏi bộ phim đồ sộ Đại Nghiệp Kiến Quốc)

Những buổi lể quốc khánh dự trù sẽ tổ chức ở Bắc Kinh và các thành phố khác chắc chắn sẽ rất ngoạn mục. Nhưng trong lúc quân đội dự định sẽ diễn hành, phô trương 5 loại hỏa tiễn được đặc chế ở quốc nội, cùng các tiết mục khác sẽ diễn ra, sức mạnh của chính quyền cũng sẽ được phô trương. Rồi sẽ có một lực lượng bao gồm Cảnh Sát Võ Trang Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc đồ sộ hiện diện để đề phòng những người biểu tình xuất hiện. Lính bắn tỉa theo từng hàng sẽ được cài trên nóc các cao ốc dọc theo lộ trình của cuộc diễn hành. Ngày 1 tháng 10 sẽ thể hiện sự thành công của ĐCSTQ trong việc nắm giữ quyền lực cùng sức mạnh và tài sản của quốc gia Trung Hoa, nhưng không phải người dân Trung Hoa.

Trung Quốc cần phải thiết lập các trụ sở, cơ quan – và đặc biệt nhất là đề bạt và đẩy mạnh nền pháp trị, tinh thần trách nhiệm, và tính minh bạch – và chính quyền cần phải rút bàn tay của mình khỏi các đòn bật của quyền lực kinh tế. ĐCSTQ biết rõ rằng nhũng điều kiẹn này sẽ dẫn đến cải cách chính trị và vì thế, họ đang cản trở những thay đổi. Nhưng nếu là vậy thì lần sau, người Trung Hoa – và không chỉ chính quyền không thôi – sẽ có nhiều lý do hơn nữa để ăn mừng.

John Lee
phỏng theo tờ Foreign Policy

Nguồn: http://huyetlanhphong.multiply.com/journal/item/211

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.