Cuộc hành hương của Giáo xứ Nguyệt Biều đến La Vang cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đấu tranh cho Tự do Tôn giáo tại Huế

Bản tin ngày 22-08-2010

Cuộc hành hương của Giáo xứ Nguyệt Biều đến La Vang
cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu

Được sự trợ giúp của một vị Mạnh thường quân tại Hoa Kỳ là bà Thanh Bằng, sáng hôm nay, lúc 6g30 ngày 22-08-2010, Linh mục Trần Viết Viên, quản xứ Nguyệt Biều, đã hướng dẫn hơn 50 giáo dân đi hành hương La Vang. Nguyệt Biều chính là một giáo xứ anh hùng tại Tổng giáo phận Huế, từng đứng sau lưng linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc đấu tranh vì tự do tôn giáo từ cuối năm 2000 đến đầu năm 2001 (khi cha Lý bị đổi về An Truyền). Tính anh hùng này đã chìm xuống dưới thời cai quản của một mục tử thành viên Hội đồng Nhân dân, và nay đang bừng dậy dưới thời cai quản của vị mục tử Trần Viết Viên trẻ tuổi.

Chính trong tinh thần đó mà giáo xứ đã đến La Vang hôm nay, làm một cuộc hành hương riêng để cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu (thuộc Giáo phận Đà Nẵng), một Giáo xứ bị Cộng sản bách hại trong thời gian gần đây mà lẽ ra đã phải được cầu nguyện cách công khai tại nơi tôn sùng Đức Mẹ Maria dưới tước hiệu “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” (bị bách hại) trong cuộc hành hương trọng thể hôm 13-14/08/2010 mới rồi.

Qua khỏi Cầu Ga (ga xe lửa Huế), xe tạm dừng để đón một vị khách bất ngờ (bất ngờ đối với giáo dân Nguyệt Biều thôi) là linh mục Phan Văn Lợi. Tiếp tục lăn bánh, đoàn đến La Vang lúc 8g30.

Vừa xuống xe, một số giáo dân tinh mắt (từng làm trật tự tại Linh địa La Vang nhiều lần) nhận thấy sự xuất hiện của nhiều công an tỉnh Quảng Trị, đa phần trẻ tuổi và mặc thường phục (xem hình). Thì ra họ đã được mật báo là hôm nay có sự xuất hiện của một nhân vật từ Huế hay “quậy”. Cha quản nhiệm Lê Sĩ Hiền cũng được tòa Tổng Giám mục Huế thông báo từ chiều hôm qua là linh mục chui PVL sẽ cùng với giáo xứ Nguyệt Biều ra La Vang giăng biểu ngữ cầu nguyện cho ai đó! Tài thật! Và chính Đức TGM Nguyễn Như Thể đã truyền lệnh là tại nơi cầu nguyện linh thiêng thánh thiện này, không được giăng bất cứ biểu ngữ to nhỏ nào, bất luận nội dung!?! Đây là do kinh nghiệm ngày 23-08 năm ngoái (2009), giáo dân An Truyền (cũng anh hùng không kém) đã đi La Vang hành hương cầu nguyện (với biểu ngữ nho nhỏ) cho Giáo xứ Tam Tòa vốn bị bách hại trong thời gian trước đó nhưng đã không hề được cầu nguyện công khai trong cuộc hành hương toàn quốc cách đấy một tuần là ngày 15-08-2009 (xem hình)

JPEG - 59.2 kb
Trái: công an theo dõi. Phải: Giáo dân An Truyền năm ngoái (23-08-2009)

Thế là linh mục quản nhiệm La Vang bèn gặp linh mục quản xứ Nguyệt Biều để truyền chỉ thị từ trung ương (hai loại trung ương).

Sau khi lần hạt kính Đức Mẹ tại linh đài, giáo dân Nguyệt Biều tản mác ra để đi nhận lãnh bí tích hòa giải (nôm na là xưng tội). Đến 10g30, tất cả lại tụ họp ở linh đài, dưới chân Đức Mẹ, để dâng Thánh lễ với ý chỉ cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu. Có một số giáo dân Giáo xứ chánh tòa Phủ Cam (khoảng 20 người), một số giáo dân ở Đà Nẵng và Sài Gòn (cũng khoảng 20) cùng tham dự Thánh lễ mà linh mục Lợi chủ sự và linh mục Viên đồng tế. Lúc này, số công an Quảng Trị (dĩ nhiên thường phục) tăng lên khoảng 15 và số trật tự viên La Vang (mặc sắc phục) cũng tăng từng ấy. Một số công an cầm máy chụp ảnh, máy quay phim hoạt động liên tục, nhất là khi linh mục chủ tế giảng (xin nghe audio clip kèm theo). Lâu lâu mấy anh lại rút điện thoại như liên lạc với ai đó, hoặc để cho người đầu dây nghe trực tiếp những gì chủ tế giảng. Đại ý bài giảng của linh mục chủ tế là: vì Đức Mẹ La Vang đã hiện ra cách đây hơn 200 năm để cứu giúp cho các tín hữu bị bách hại thời Cảnh Thịnh (khác với Đức Mẹ Lộ Đức hiện ra cho thánh nữ Bênađêta với sứ điệp “Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội”, Đức Mẹ Fatima hiện ra cho ba trẻ chăn cừu với sứ điệp “Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống”) nên Mẹ La Vang mang tước hiệu “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” với ngầm ý “bị bách hại”. Thành thử La Vang là nơi Đức Mẹ ưa thích con cái của Ngài đến để cầu nguyện cho các anh chị em mình đang bị bách hại khắp thế giới, nhất là tại Việt Nam, nơi có chế độ Cộng sản, cụ thể là tại Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, mà trong thời gian vừa qua, tin tức cho thấy là đã bị đàn áp cách khốc liệt, từ chuyện cướp ruộng vườn nghĩa trang, chuyện phá đám tang tín hữu, đến chuyện bắt sáu giáo dân bỏ tù, chuyện đánh một giáo dân cho đến chết… Chúng ta phải cầu nguyện như thế tại nơi Linh địa này để chứng tỏ một đức tin tin anh dũng, bất khuất. Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ bách hại anh em mình trước Mẹ La Vang để chứng tỏ một đức tin bác ái, nhân hậu…

JPEG - 88 kb
Giáo xứ Nguyệt Biều chụp ảnh kỷ niệm sau Thánh lễ.

Kết thúc thánh lễ (lúc 11g30), linh mục chủ tế, tay cầm biểu ngữ “Giáo xứ Nguyệt Biều hành hương cầu nguyện cho Giáo xứ Cồn Dầu” (xem hình) nhưng còn gói kín chưa mở ra, thông báo với cộng đoàn rằng có lệnh của bề trên không cho phép trưng bất cứ tự dạng nào (ngoại trừ của Trung tâm La Vang) biểu lộ tâm tình và ý chỉ tại Linh địa (dù chỉ là căng ra ít phút để chụp hình kỷ niệm cuối Thánh lễ), nên đành phải dâng cho Đức Mẹ như một lời gởi gắm. Thế rồi Linh mục đặt biểu ngữ lên bàn thờ, dưới chân tượng Mẹ. Ban trật tự liền đến thu lấy, không biết có phải như một tang vật tội phạm chăng? Mấy tờ giấy khổ A4 in những tâm tình dành cho Cồn Dầu, dự định phát cho tín hữu cầm khi chụp ảnh kỷ niệm (xem hình) cũng đồng số phận. Thôi thì vâng lời trọng hơn của lễ. Mọi chuyện đã có sự xét đoán của Thiên Chúa, của Đức Mẹ, của công luận và của những nạn nhân Cồn Dầu.

JPEG - 46.8 kb

JPEG - 51.3 kb
Các biểu ngữ này phải chăng mang tính chính trị? phản động? phi tôn giáo? xúi giục bạo loạn? không được phép giăng ra dưới chân “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” (bị bách hại)?

Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế lúc 19g ngày 22-08-2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.