Cuộc vận động Quốc Hội Âu Châu 20/6/2018

Phái đoàn cùng với Dân biểu Romania Cristian Dan Preda (thứ nhì từ phải sang).
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếp nối đợt vận động Quốc Hội Âu Châu vào tháng 11/2017, một cuộc vận động mới đã diễn ra hôm 20/6/2018 với sự tham gia của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Đảng Việt Tân. Phái đoàn đã gặp gỡ, trao đổi với Dân biểu Romania Cristian Dan Preda, thuộc đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Âu Châu (QHAC); Dân biểu Ý Alessia Mosca, thuộc đảng Xã Hội, thành viên của Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế của QHAC; cô Chiara Miglioli, đặc trách thương mại của Đảng Xanh trong QHAC và cô Laura Ranahan, phụ tá của Dân biểu Anh Quốc David Martin, đặc trách về nhân quyền.

Mục đích của cuộc vận động kỳ này là cập nhật tin tức về Việt Nam cho các Dân biểu từ khi Quốc Hội Âu Châu thông qua nghị quyết khẩn cấp dưới tiêu đề “Tự Do Ngôn Luận Tại Việt Nam, trường hợp Nguyễn Văn Hóa.” Trong 7 tháng vừa qua, tình hình đàn áp nhân quyền ngày càng tệ hại hơn. Phái đoàn đã trình bày đến các vị dân cử thuộc Quốc Hội Âu Châu 3 vấn đề sau đây.

Thứ nhất là các phiên tòa diễn ra tại Việt Nam trong tháng 4/2018, với những bản án vô cùng bất công và nặng nề cho các nhà hoạt động thuộc Hội Anh Em Dân Chủ và các cá nhân khác. Nhà cầm quyền CSVN đã tuyên án 141 năm tù giam và quản chế đối với 10 nhà dân chủ, trong đó có Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Túc, Trương Minh Đức và anh Hoàng Bình.

Thứ nhì là việc Luật An ninh mạng đã được Quốc Hội CSVN biểu quyết thông qua hôm 12/06/2018. Bà Julie Majerczak, Trưởng Văn phòng Phóng Viên Không Biên Giới tại Brussels, nhắc lại Internet là nơi duy nhất để người Việt Nam có phương tiện thông tin và bày tỏ chính kiến. Luật An ninh mạng sẽ cho phép nhà cầm quyền CSVN ra lệnh ngăn chặn, tháo gỡ mọi tin tức không có lợi cho quyền lợi của Đảng CSVN. Luật An ninh mạng cũng là một mối đe dọa cho các công ty tây phương muốn đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba là sự đàn áp các cuộc biểu tình trong nước phản đối dự luật thành lập 3 đặc khu hành chính-kinh tế, theo đó có thể cho các công ty ngoại quốc thuê đất tới 99 năm. Mặc dù quyền biểu tình được minh định trong hiến pháp của CHXHCN Việt Nam, nhưng vẫn chưa có luật biểu tình để cho người dân có thể xuống đường phản đối các chính sách của chính phủ hay bày tỏ ý kiến trước các vấn đề thời sự. Việc giam giữ sinh viên Mỹ gốc Việc Will Nguyễn mới đây là một minh chứng điển hình tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội.

Sự kiện Hà Nội trả tự do cho LS Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà và trục xuất thẳng qua Đức không đủ để làm thay đổi bức tranh nhân quyền tồi tệ. Hà Nội hy vọng qua hành vi này làm hòa với chính phủ Đức sau sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Ông Phạm Minh Hoàng, một thành viên phái đoàn vận động, có nhấn mạnh là các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam không phải là một món hàng để CSVN bắt bỏ tù, rồi thả ra và lưu đày để trả giá cho hành vi bắt cóc người trên lãnh thổ quốc gia khác, vi phạm luật pháp quốc gia sở tại.

Phái đoàn đã trao tận tay cho các dân cử Quốc Hội Âu Châu thư ngỏ của 90 tổ chức Việt Nam và quốc tế kêu gọi Liên Minh Âu Châu bác bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA) vì tình trạng quá tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam. DB Alessia Mosca cho biết rằng mặc dù các cuộc đàm phán giữa EU và Việt Nam đã hoàn tất từ tháng 12 năm 2015 song Hiệp Định EVFTA vẫn chưa được EU phê chuẩn vì bên EU đang bất mãn Việt Nam vì những đàn áp nhân quyền đang xảy ra và ngày càng trầm trọng hơn. Hơn nữa, EU bắt buộc Việt Nam phải thông qua các công ước 87 (về tự do lập công đoàn) và 105 (về lao động cưỡng bức) của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) trước khi EU phê chuẩn EVFTA.

Vì Hà Nội rất cần EVFTA được thông qua để gia tăng nguồn ngoại tệ hầu bù đắp vào thiếu hụt ngân sách, các vị dân cử QHAC đều đồng ý rằng Hiệp Định EVFTA là một công cụ rất tốt để tạo áp lực, buộc Hà Nội ngưng ngay lập tức các đàn áp, cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Các nhà lập pháp Quốc Hội Âu Châu và phái đoàn cũng đã trao đổi một số công tác cụ thể sẽ được tiến hành từ đây cho đến cuối năm 2018 liên quan đến tiến trình các nước thành viên EU phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam.

Một vài hình ảnh của cuộc vận động ngày 20/6/2018:

Phái đoàn cùng với Dân biểu Romania Cristian Dan Preda (thứ nhì từ phải sang).
Phái đoàn cùng với Dân biểu Romania Cristian Dan Preda (thứ nhì từ phải sang).
Bà Julie Majerczack, Trưởng Văn Phòng Phóng Viên Không Biên Giới tại Brussels, và anh Trần Đức Tuấn Sơn, Đảng Việt Tân.
Bà Julie Majerczack, Trưởng Văn Phòng Phóng Viên Không Biên Giới tại Brussels, và anh Trần Đức Tuấn Sơn, Đảng Việt Tân.
Phái đoàn cùng với Dân biểu Ý Alessia Mosca (thứ ba từ phải sang).
Phái đoàn cùng với Dân biểu Ý Alessia Mosca (thứ ba từ phải sang).
GS Phạm Minh Hoàng trình bày với Dân biểu Ý Alessia Mosca về trường hợp của TNLT Trần Thị Nga.
GS Phạm Minh Hoàng trình bày với Dân biểu Ý Alessia Mosca về trường hợp của TNLT Trần Thị Nga.
Phái đoàn cùng với bà Chiara Miglioli, Ủy Ban Thương Mại của Quốc Hội Âu Châu (thứ ba từ trái sang).
Phái đoàn cùng với bà Chiara Miglioli, Ủy Ban Thương Mại của Quốc Hội Âu Châu (thứ ba từ trái sang).
Các thành viên của phái đoàn về phía người Việt trước Quốc Hội Âu Châu tại Brussels, Vương Quốc Bỉ.
Các thành viên của phái đoàn về phía người Việt trước Quốc Hội Âu Châu tại Brussels, Vương Quốc Bỉ.
Phái đoàn cùng bà Laura Ranahan (đứng giữa), phụ tá của Dân biểu Anh David Martin, đặc trách về nhân quyền.
Phái đoàn cùng bà Laura Ranahan (đứng giữa), phụ tá của Dân biểu Anh David Martin, đặc trách về nhân quyền.
Tập tài liệu Stop the Crackdown in VN (Ngưng Ngay Đàn Áp tại VN) đã được trao đến các vị Dân biểu Quốc Hội Âu Châu.
Tập tài liệu Stop the Crackdown in VN (Ngưng Ngay Đàn Áp tại VN) đã được trao đến các vị Dân biểu Quốc Hội Âu Châu.

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.