Đám tang Trần Đại Quang, ấn Kim Cang và chuyện ốp đồng

TBT Nguyễn Phú Trọng khi đi qua quan tài thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hai tay bắt ấn không khác gì phù thủy yếm quỷ, tháng 9/2018. Ảnh: Screenshot VTV
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trạng thái ốp đồng, nếu bỏ qua những luận lý khoa học thì đâu đó trong sâu thẳm vùng hố đen mà khoa học chưa chạm tới hoặc chưa muốn chạm tới, nó có thật. Nó như một sự cưỡng bức sóng, một tần số, một linh hồn nào đó đóng vai trò tha lực xâm chiếm, cưỡng bức ngôi nhà thể xác của một tần số, linh hồn yếu đuối hơn. Và trên hết là sự tự nguyện lép vế của linh hồn chủ khi mời hoặc chấp nhận để linh hồn bên ngoài vào áp đảo thể xác của mình.

Tình trạng ốp đồng thì có liên quan gì đến cái chết của ông Trần Đại Quang? Có đấy, từ chỗ bấm Kim Cang Ấn của ông Nguyễn Phú Trọng khi đứng trước bàn thờ vong Trần Đại Quang đã cho thấy tình trạng ốp đồng đã ăn sâu tận gốc rễ dân tộc này. Và đây là một hiểm họa khôn lường!

Trở lại chuyện Kim Cang Ấn, đây là cách bắt quyết, hay còn gọi là cách bắt ấn của những người theo Mật Tông trước đây, hiện tại thì không riêng gì người theo Mật Tông mà dường như hầu hết Phật Tử, người nhà chùa đều dùng đến Kim Cang Ấn. Bởi đây là ấn quyết nhằm hội tụ chân khí, tạo thăng bằng tâm linh và tránh các tha lực (gồm cả tà khí) thâm nhập.

Đương nhiên, vấn đề chính vẫn là Kim Can Ấn chống tà khí. Khi một người theo Mật Tông hoặc một người tu hành tinh tấn, nếu gặp một chỗ ốp đồng (thật), họ chỉ cần bắt quyết Kim Cang Ấn và niệm chú Kim Cang (hoặc kết hợp Bạch Y Thần Chú) thì liền sau đó, hồn sẽ thoát xác đồng, cuộc ốp đồng chấm dứt. Nói như vậy để thấy mức độ và công hiệu của Kim Cang Ấn. Và có một nghịch lý là người nào, nhà nào, nơi nào dùng Kim Cang Ấn càng nhiều thì người đó, nhà đó, nơi đó càng có nhiều chuyện ma ám, chuyện đồng bóng và trên hết là tính vong bản.

Vì sao? Vì nếu không sợ những tần số, tha lực hay linh hồn khác, người ta không cần dùng đến Kim Cang Ấn. Nói cho cùng, tâm hồn càng thanh thản, tâm linh vững vàng thì chẳng cần bất cứ cái ấn hay cái quyết nào để bắt/bấm. Thế giới đại đồng, tình yêu chan hòa chính là cái ấn lớn nhất của nhân loại. Mọi cái ấn, cái quyết khác chỉ nhằm hỗ trợ cho linh hồn yếu đuối, sợ sệt của con người.

Một tâm hồn yếu đuối, thiếu tự chủ và nhu nhược, muốn nương nhờ đến một thứ gì đó bên ngoài để dựa dẫm thì hay chấp nhận bán mình cho những thứ bên ngoài bằng cách cầu cho thứ bên ngoài bước vào thân thể mình, cưỡng bức thân thể mình nói và hành động theo sự mong muốn của linh hồn kia. Nói khác đi, thân thể con người cũng giống như một ngôi nhà, nếu chủ nhà yếu đuối, nhu nhược và bất lực, chấp nhận để kẻ bên ngoài vào làm chủ và bản thân lùi ra xó bếp hay một góc phòng nào đó giữ yên lặng, để mặc kẻ lạ hô mưa làm gió trong nhà của mình… Rõ ràng, ở đây đã mất tính tự chủ.

Nói rộng ra, một quốc gia, một dân tộc chấp nhận đứng lùi trong góc khuất nhân loại, để cho một nền văn hóa khác, một thể chế chính trị khác từ một dân tộc khác hô mưa gọi gió trên lãnh thổ của mình, đó cũng là một kiểu bất lực của chủ thể. Xét trong ý nghĩa này, đây cũng là một kiểu ốp đồng của quốc gia, dân tộc về mặt văn hóa, chủ quyền và dân tộc tính.

Trở lại hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt ấn Kim Cang trước bàn vong của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ viếng, chuyện này có liên quan gì tới tính tự chủ dân tộc hay ốp đồng quốc gia?

Xin thưa là có ba vấn đề để bàn ở đây để thấy rằng chưa bao giờ hồn thiêng sông núi nước Việt trở nên héo mòn, lu mờ và yếu đuối như hiện tại.

Thứ nhất, người Cộng sản vô thần, họ không theo tôn giáo nào và họ cực lực chống “mê tín dị đoan”. Thế tại sao có hàng chục ngôi chùa qui mô, đồ sộ và hàng trăm cái điện ốp đồng được xây dựng, bảo trợ bởi các quan chức cấp trung ương? Thế tại sao người ta lại cho một nhóm sư sãi tổ chức cầu siêu cho ông Trần Đại Quang? Và ông Nguyễn Phú Trọng bấm ấn Kim Cang Ấn trong lúc viếng tang lễ ông Trần Đại Quang là ý gì?

Thực ra, người Cộng sản chưa bao giờ vô thần, cái vỏ vô thần chỉ là cái áo giáp để chinh chiến trong quá trình dẹp bỏ mọi tôn giáo để rồi sau đó, khi các tôn giáo chết dần chết mòn trên vùng đất Cộng sản, họ lại cho khôi phục bằng cách thổi vào đó một thứ thần linh khác, thuộc thế giới độc thần – Thần Cộng sản. Và giả sử như thế giới thần linh hay thế giới tâm linh thuần túy lấy yêu thương làm nền tảng, lấy nhân ái làm kim chỉ nam thì với Thần Cộng sản, kim chỉ nam và tồn tại là đấu tranh, đấu tố, phe nhóm lợi ích và thủ đoạn. Chính vì thứ tôn chỉ gắt máu này mà người Cộng sản sẽ sớm dùng các phương tiện bảo tồn sức mạnh cho dù là tâm linh hay vật chất từ các giáo phái, tôn giáo mà họ đã trù dập. Họ dùng nó như một sự “lấy nọc rắn để giết rắn” chứ không phải dùng cho mục đích bồi bổ tâm linh hay dùng như một phương tiện đi đến cứu cánh tư tưởng, tâm hồn.

Và một khi mỗi đảng viên, mỗi nhà lãnh đạo trở thành một đầu lĩnh, thậm chí một giáo chủ Cộng Sản Thần tiềm năng, họ sẽ dùng mọi ấn quyết để triệt tiêu đối phương mà đi đến độc tôn. Bởi chỉ có độc tôn mới thỏa mãn tham vọng của họ, bởi chỉ có độc tôn mới đảm bảo tính mạng của họ. Và họ không còn lựa chọn nào khác.

Hành vi bấm Kim Cang Ấn của Nguyễn Phú Trọng không chỉ đơn thuần là bấm ấn chống tà khí, đề phòng tha lực trước bàn vong của Trần Đại Quang, bởi nếu lực ông Quang đủ mạnh thì ông Trọng mới là người ngồi trên bàn vong kia chứ không phải Quang. Và ở đây cũng không cần bàn thêm về mối quan hệ “bên ngoài thơn thớt nói cười” nhưng bụng chứa đầy dao găm, thuốc độc và không ngoại trừ polonium 210 dành sẵn cho nhau của người Cộng sản. Vấn đề muốn nói ở đây là sự bất an, mất tự chủ trong hệ thống này.

Ở một hệ thống chính trị mà kẻ nắm quyền hành đứng đầu lại có hành tung giống như một phù thủy hoặc giả một giáo chủ tông giáo, giáo phái nào đó; Ở một hệ thống chính trị mà căn nhà quốc gia, dân tộc đã bị cưỡng bức bởi một nền văn hóa, một thế lực chính trị của một quốc gia, dân tộc khác và kẻ đại diện chủ nhà chấp nhận đứng lùi vào xó bếp sau khi dựa dẫm, gọi mời kẻ kia đến tác oai tác quái trong nhà của mình thì e rằng, không chỉ Kim Cang Ấn mà còn hàng trăm, hàng ngàn thứ ấn, quyết, bùa chú, mantra… cũng chẳng thể nào cứu vãn được tình thế. Và bắt ấn chỉ là một cách chống lại sự sợ hãi mơ hồ nào đó đang vây bủa.

Sau cái chết của ông Trần Đại Quang, dường như mọi chân tướng hiện ra rõ hơn. Rất tiếc là nó rõ theo chiều kích đáng sợ và đáng lo cho dân tộc, quốc gia này!

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.