Thấy gì qua cái chết của Chủ tịch Trần Đại Quang?

Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCNVN từ trần ngày 21/9/2018. Ảnh: saigondautu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin ông Trần Đại Quang qua đời lúc 10h05 ngày 21 tháng 9 năm 2018 dường như không làm người nghe ngạc nhiên, thậm chí còn tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều và gây ngạc nhiên cho giới quan sát. Điều đáng ngạc nhiên nhất là thái độ của đại bộ phận nhân dân trước cái chết của một nguyên thủ quốc gia. Thay vì thương tiếc một vị Chủ Tịch, không ít người tỏ ra vui mừng, thậm chí reo mừng. Tại sao lại đến nông nỗi như đang thấy?

Hiện tại, sau tin Chủ tịch Trần Đại Quang chết chưa đầy nửa ngày, đã có nhiều facebook kêu gọi “tuần hành” tưởng nhớ ông. Đương nhiên, đây là cuộc tuần hành không phải để “tưởng nhớ” như chủ trang này “kêu gọi”. Bởi điều này không cần phân tích, mổ xẻ nhiều lắm cũng đủ nhận ra chủ trang facebook này là ai và họ có thiện cảm gì với chế độ cầm quyền.

Vấn đề đáng nói ở đây là người Việt vốn giữ đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận”, cho dù ghét nhau đến mức nào thì khi nhắm mắt lìa đời, người ta cũng tránh nói đến những thói hư tật xấu của người chết và chỉ nhắc đến những gì tốt đẹp như một sự yên ủi, tiễn biệt nhẹ nhàng, ấm tình người… Nhưng ở đây thì không, thay vì hoặc im lặng, hoặc bày tỏ sự phân ưu, người ta lại vui mừng, thậm chí reo mừng! Phải chăng người Việt đã trở nên vô cảm? Hoặc nền giáo dục Việt Nam đã đẩy con người đến chỗ không còn tinh thần tương thân tương ái, nghĩa tử nghĩa tận hoặc có một vấn đề gì khác?

Cái khả năng thứ nhất và thứ nhì có vẻ như không hẳn đúng. Vẫn biết là người Việt Nam có phần vô cảm hơn so với trước, nền giáo dục Việt Nam cũng góp phần không nhỏ đến việc làm băng hoại nhiều thế hệ. Nhưng điều đó không có nghĩa là tính nhân cảm của dân tộc này bị loại bỏ hoàn toàn một sớm một chiều. Hơn nữa, giếng mối tộc họ, xóm làng, tình anh em đồng nghiệp, tình đồng hội, đồng thuyền, đồng hương, tình luyến lưu giọng nói cùng quê… Là chất keo gắn kết con người với con người trong mọi hoàn cảnh.

Và điều này càng được minh chứng rõ hơn giữa xã hội ngày càng khắc nghiệt này, vẫn có nhiều nghĩa cử, nhiều tấm lòng làm đẹp cuộc sống. Phải nói là những nghĩa cử, tấm lòng này không hề ít! Như vậy, hai khả năng trên nghe có vẻ không hợp lý để giải thích cho sự vui sướng của đại bộ phận nhân dân trước thông tin về cái chết của Chủ tịch Trần Đại Quang.

Mà vấn đề đáng sợ ở đây là mối thiện cảm có được của đảng Cộng sản dường như hoàn toàn mất dấu trong nhân dân và trong chính nội bộ đảng Cộng sản. Nếu như cái chết của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 49 năm khiến cho hàng triệu trái tim người miền Bắc và hàng trăm ngàn trái tim người Cộng sản tại miền Nam Việt Nam thổn thức bao nhiêu thì hiện nay, cái chết của một vị Chủ tịch của cùng một chế độ Cộng sản lại khiến cho hàng triệu người miền Bắc cười thầm và hàng triệu người miền Nam reo hò. Chưa dừng ở đó, nếu như cái chết của Hồ Chí Minh khiến cho không ít các đồng chí của ông thấy tuyệt vọng, rớt nước mắt thì cái chết của Chủ tịch Trần Đại Quang lại khiến cho rất nhiều đồng chí của ông mừng thầm vì mới có một cái ghế quyền lực bỏ trống, và cơ hội tranh đoạt lại bắt đầu!

Điều này cho thấy ngay trong nội bộ đảng Cộng sản cũng đã có nhiều chuyển biến và càng ngày, sự chuyển biến này càng lớn. Nếu như trước đây, cơ chế cũng như động cơ hoạt động của đảng Cộng sản chủ yếu dựa vào lý tưởng xây dựng đảng thì bây giờ, cơ chế và động cơ hoạt động của những người Cộng sản đã hoàn toàn phá bỏ những lý tưởng đó và hai chữ Cộng sản chỉ duy trì trên mặt khẩu hiệu, hình thức. Mục tiêu lớn nhất của người Cộng sản bây giờ là tranh đoạt quyền lực và vinh thân phì gia, bất chấp sự thăng trầm của hệ thống hay cái chết của đồng chí.

Và đây cũng là cốt lõi dẫn đến sự mất niềm tin trong nhân dân. Một phần nhân dân trở nên vô cảm bởi sống trong cơ chế kiềm kẹp sắt máu của chế độ, thụ đắc nền giáo dục lạc hậu và vô cảm của chế độ, một phần khác, chính những cú áp phe quyền lực, bất chấp số phận của nhân dân và thậm chí biến nhân dân thành một đám dân đen dốt nát để dễ bề sai bảo và ngày càng thể hiện sự xa hoa, sự coi thường nhân dân một cách trơ tráo, thô bạo của người Cộng sản đã khiến cho nhân dân nhìn đảng Cộng sản bằng con mắt khác.

Theo thời gian, nếu như cái chết của người lãnh đạo Cộng sản những năm thập niên 1970 là một quốc tang thực sự của nhiều người theo lý tưởng Cộng sản, thì đến những năm 1980, nó đã phai nhạt, đến thập niên 1990 thì chuyện quốc tang chỉ còn là hình thức, đến những năm 2000, quốc tang đã chia đôi dư luận một cách rõ rệt, kẻ khen, người chê nhà lãnh đạo. Và đến thời điểm hiện nay, dường như quốc tang đang trở thành trò cười hoặc sự hả hê của số đông, đáng sợ nhất là trong số đông ấy có cả số đông các đồng chí thuộc nhóm lợi ích đối lập với nhà lãnh đạo vừa chết!

Có thế nói rằng cuộc sống dằng dai sau 6 lần đi điều trị bệnh “nhiễm virus lạ” tại Nhật Bản mà sau mỗi lần điều trị, ông Trần Đại Quang lại xuất hiện với một diện mạo khác thường, điều này gây ra nhiều nghi vấn về “Quang thật Quang giả” (cũng giống như năm sinh trên giấy tờ của ông cũng khiến cho người ta không thể không nghi vấn) thì dù sao đi nữa, cái chết chính thức của ông lần này cũng cởi bỏ được nhiều nghi vấn Quang thật Quang giả. Và đúng như Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đảng CSVN nói là ông Quang đi Nhật chữa bệnh 6 lần, thì ông cũng có 6 lần xuất hiện trước công chúng với 6 diện mạo khác nhau.

Con số 6 lần này đặt ra dấu hỏi liệu có thật hay không thật 6 lần đi điều trị bệnh tại Nhật Bản? Hay con số 6 lần là một sự tính toán để trùng khớp với 6 lần ông Trần Đại Quang xuất hiện một cách khác thường? Và liệu có phải ngày công bố cái chết là ngày chết thực sự hay ông đã chết một ngày nào đó không phải là ngày công bố?

Nói cho cùng, những câu hỏi đặt ra cũng chẳng giài quyết được gì một khi ông Trần Đại Quang đã chết. Nhưng cái chết của ông lại đóng vai trò nhiệt kế về lòng tin của người dân vào chế độ. Công tâm mà nói thì mặc dù ông Quang từng làm Bộ trưởng Bộ Công an, thời ông làm Bộ trưởng cũng khá gắt máu. Nhưng trên cương vị Chủ tịch nước, đứng trước bộ sậu “tứ trụ”, ông là người chiếm được thiện cảm của nhân dân hơn cả. Vì chí ít, lựa chọn chuyến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức Chủ tịch nước, ông không thăm Trung Quốc như các tiền nhiệm đã làm mà ông chọn thăm Hoa Kỳ. Chính điều này giúp ông chiếm được thiện cảm nhân dân nhiều hơn ba nhân vật còn lại trong bộ tứ.

Thử hỏi, một người chiếm được lòng dân trong bộ tứ chóp bu đảng Cộng sản mà khi chết, người dân còn tỏ ra hồ hỡi, các đồng chí còn tỏ ra vui mừng vì có ghế trống để tranh đoạt như vậy, thì liệu các quan chức Cộng sản khác chết, phản ứng của người dân sẽ đi đến đâu? Dù sao chúng tôi cũng xin cầu nguyện ông – vị Chủ tịch Cộng sản Việt Nam được ra đi thanh thản! Bởi ra đi thì mọi thứ đã không còn gì, đã về cát bụi, về với đất mẹ. Tiếng thơm hay tiếng xấu rồi cũng chỉ ở lại với nhân gian, nó không thuộc cõi khác!

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.