Chuyến xe tải định mệnh ở Anh Quốc – Dân tộc sám hối*

Nhà chức trách Anh khám nghiệm hiện trường hôm 23/10/2019. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày mẹ sinh em, luôn luôn có đủ khí trời để em thở… Nhưng chỉ một khoảnh khắc rất nhỏ trong cuộc đời, trên chuyến xe tìm sinh đạo thì em đã không có đủ khí trời để thở. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn cả một thế giới mênh mông như vốn dĩ. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn một quê hương cũng không phải nhỏ. Sinh tử chỉ cách một bức vách thành xe tải vài cm oan nghiệt.

Em tức tưởi buông tay cuộc đời với dòng nhắn gởi cuối cùng với người đưa em vào đời “Con xin lỗi mẹ mẹ ơi”. Em trót đi tìm sinh đạo nào mà đã thành tử lộ!

***

Tin 39 người chết trong thùng xe tải đông lạnh đều là người Trung Quốc, tuy sinh mạng người đều như nhau, vì họ đều đang là con, là cháu của một gia đình nào đó đang rất trông tin họ. Nhưng thật lòng, tin rằng không phải người Việt, chúng ta đã có thể khe khẽ thở ra.

Nhưng tin tức không dừng lại ở đó. Có vẻ như một cô gái trẻ ở Hà Tĩnh đã là một trong số 39 nạn nhân xấu số. Đọc những dòng tin nhắn cuối đời của em gởi cho bậc sinh thành: “Con chết vì không thở được”, “Con xin lỗi mẹ mẹ ơi…” cứ nhòe dần vì nước mắt, làm thắt lòng những con dân Việt còn sót nguyên lòng thương cảm.

Song, danh sách nạn nhân người Việt lại dường như có thêm một nam thanh niên khác. Con số khắc khoải trêu người cứ nhảy tăng vọt dần: 19, 20, 21 và rồi… đau đớn, bàng hoàng khi dòng tin cuối rằng có thể cả 39 nạn nhân xấu số đều là đồng bào mình!

Đã không trông mong thì lại càng không muốn tin là sự thật. Sự nghèn nghẹn từ cổ họng làm chúng ta muốn tức thở, không chỉ vì sự thương cảm các em và cả sự uất ức vào dân tộc khốn khổ này!

Tại sao gia đình các em không sung túc? Tại sao quê hương các em không thịnh vượng? Tại sao tổ quốc của các em không hùng cường… để các em phải chọn con đường tha phương cầu thực, mạo hiểm đi tìm sinh đạo nhưng lại đâm vào tử lộ bi thảm như vậy! Nhưng khốn khổ. Gia đình các em nghèo khó, quê hương các em không còn những “chùm khế ngọt” mà thay vào đó là những cường hào, ác bá lăm lăm hút máu các em và, tổ quốc thì còn đang bận lòng tranh cãi về “nhân tài” để các em trở thành những người vô dụng trong tổ quốc mình… nên phải ra đi.

Ngẫm xem:

Nếu ai đó hỏi bạn có thấy sự liên quan nào giữa cái chết tức tưởi của các em với những con số nợ công tăng ngất ngưởng vì sự bất lực với nạn tham nhũng? Thì có lẽ bạn sẽ trả lời không.

Xin thưa, nếu không có nạn tham nhũng, thì những số nợ công đầu tư đã phát huy công dụng và sinh lãi để trả nợ, nền kinh tế nhờ đó mà phát triển, thì có thể các em đã là những người cần lao mang lại của cải cho gia đình, xã hội ngay tại quê hương mình mà không cần phải phải tha hương, chui đầu vào chuyến xe tải định mệnh kia.

Nếu ai đó hỏi bạn có thấy sự liên quan nào giữa cái chết tức tưởi của các em với thảm cảnh dân oan khắp ba miền? Thì có lẽ bạn sẽ trả lời không.

Xin thưa, nếu hệ thống ban phát công lý của xứ sở này không bị thao túng bởi những kẻ tham tàn gây thảm cảnh dân oan, thì có thể các em đã vẫn còn nguyên sự tin tưởng vào tiền đồ của đất nước để lao động ngay tại quê hương mình mà không cần phải phải tha hương, chui đầu vào chuyến xe tải định mệnh kia.

Nếu ai đó hỏi bạn có thấy sự liên quan nào giữa cái chết tức tưởi của các em với suy nghĩ “con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc”? Thì có lẽ bạn sẽ trả lời không.

Xin thưa, nếu tất cả các chức vụ lãnh đạo được trao cho những người có khả năng, dù có là con lãnh đạo hay không, thì có thể các em đã có chân đứng ngay trong xã hội này mà không cần phải tha hương để chui đầu vào chuyến xe tải định mệnh kia.

Chúng ta có thể dẫn ra hàng tá những câu chuyện như vậy để thấy rằng: Chung một dân tộc, cùng là đồng bào, chúng ta sống liên đới với nhau và cùng chia sẻ chung một số phận với xứ sở. Số phận do chính thái độ của chúng ta định đoạt. Càng thương cảm cho các con em xấu số đã mất, thì càng phải biết sợ hãi cho các con em còn may mắn sinh thời của mình.

Nếu chúng ta vẫn cứ tiếp tục dửng dưng chọn thái độ nhắm mắt, che tai và bịt miệng để không muốn biết sự liên quan nào giữa cái chết tức tưởi của các em với các vấn đề của xã hội. Thì không phải chỉ có các gia đình mất con em trên chuyến xe tải định mệnh ở Anh Quốc kia đâu, mà lần lượt, tất cả con em chúng ta đều cũng sẽ phải trả giá, chỉ là, cách này, cách khác, và kẻ trước, người sau mà thôi.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, xứ sở đã có lúc bị bôi bẩn bởi cọc đồng Mã Viện “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có vô số những thời khắc hào hùng mà tổ tiên ta “Đánh cho sử tri, Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… Theo đó, phẩm giá làm nên giá trị dân tộc này đã không dành đất sống cho sự đớn hèn mà thế hệ này đang nghiễm nhiên sở hữu. Tỉnh giấc đi. Sám hối đi. “Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam.”

Giây phút cuối cuộc đời, em ấy đã xin lỗi đấng sinh thành. Nhưng tôi nghĩ, chẳng phải chúng ta đang nợ em ấy lời xin lỗi hay sao?

Dân tộc này, sám hối khi mà còn kịp!

Những ngày tháng Mười đau thương mà uất nghẹn.

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

* Tựa nguyên thủy: Dân tộc sám hối

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.