Đảng Cộng Sản siết chặt “báo hoá” tạp chí, “tư nhân hoá” báo chí để giữ chế độ!

Một sạp báo in. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Quản lý báo chí là một công tác cực kỳ quan trọng của đảng lâu nay vì đảng biết rõ sức mạnh hủy diệt của báo chí đối với xã hội.” – Một nhà báo kỳ cựu ở trong nước nhận định như vậy khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết sắp tới sẽ xử lý triệt để tình trạng “báo hoá” tạp chí và “tư nhân hoá” báo chí.

Siết chặt quản lý báo chí

Theo thông báo của Bộ TT-TT, kể từ tháng 10/2022, bộ này sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn hai của Kế hoạch xử lý tình trạng “báo hoá” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí.

Theo đó, Bộ TT-TT nói sẽ cương quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm. Thậm chí tước quyền sử dụng giấy phép đối với những cơ quan báo chí bị xác định là sai phạm nghiêm trọng, kéo dài, không cầu thị, không nhận thức được việc khắc phục sai phạm.

Hiện, Bộ TT-TT cho biết đã xác định được khoảng 30 cơ quan báo chí bị cho có dấu hiệu “báo hoá” tạp chí, “tư nhân hoá” báo chí.

Ở giai đoạn một, Bộ này đã thanh tra 16 cơ quan báo chí và ban hành 11 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh, cựu thư ký báo Tuổi Trẻ, với 30 năm làm việc trong ngành báo, cho biết Việt Nam đã và đang thực hiện đề án quy hoạch báo chí đến 2025. Mục đích là khép báo chí vào khuôn khổ, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của đảng Cộng sản.

Theo đó, cơ quan chức năng chỉ cấp phép cho một số tờ báo và tạp chí hoạt động theo “tôn chỉ mục đích” của từng tờ. Đảng phân biệt rất rõ báo và tạp chí bằng các tiêu chí cụ thể.

Báo in hoặc báo điện tử là những tờ báo được phép đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội đa dạng, ví dụ như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Sài gòn giải phóng hay VNExpress… Những tờ báo này có đội ngũ phóng viện, tòa soạn chuyên nghiệp. Đây là điều mà tạp chí hoặc trang tin điện tử thì không được phép.

Tạp chí chỉ được phép thông tin những vấn đề chuyên ngành, chuyên sâu, phù hợp với giấy phép được cấp. Đa số các tạp chí này trực thuộc cơ quan chủ quản là các ban ngành, đoàn thể có tôn chỉ riêng.

Xu hướng “báo hoá” tạp chí

Trong Bộ Tiêu chí nhận diện “báo hóa” các loại hình ấn phẩm ngoài báo, do Bộ TT-TT ban hành hồi tháng 7/2022, một số tiêu chí được cho là biểu hiện của “báo hoá” tạp chí bao gồm: mẫu trình bày tên gọi của ấn phẩm không có chữ “tạp chí”; có các chuyên mục như tin nóng, tin hot, đời sống…

Nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh nhận định, hiện nay, các tạp chí luôn có xu hướng bung ra thành tờ báo vì nó sẽ được đề cập đến những vấn đề đa dạng hơn, từ kinh tế đến xã hội, dĩ nhiên là để dễ mưu sinh hơn:

“Vì khi được đề cập đến nhiều lĩnh vực, nó mới có nhiều độc giả, lượng tương tác tăng lên, mới hy vọng khai thác được nhiều quảng cáo và khẳng định được quyền lực báo chí của mình.”

Đồng quan điểm, nhà báo Nguyễn An Dân, từ Sài Gòn, nói với RFA rằng:

“Những tờ tạp chí do những doanh nhân có tiền đứng ra làm, không sử dụng ngân sách Nhà nước. Tạp chí phải đi vào chuyên môn, chuyên ngành nên số lượng độc giả bị hạn chế.

Họ cần phải “báo hoá” để tăng người đọc, để bán quảng cáo, dẫn đến tăng doanh thu. Đó là lý do tạp chí bị báo hoá.”

Theo Ban Tuyên giáo, một số tờ tạp chí còn biểu hiện báo hóa bằng cách mở nhiều văn phòng đại diện tại các địa phương mà không tương xứng với tầm hoạt động của một tờ tạp chí, rồi thành lập ban phóng viên, mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực thông tin, không khác gì một tờ báo.

“Tư nhân hoá” báo chí

Theo Cục Báo chí, thuộc Bộ TT-TT định nghĩa: “’Tư nhân hoá báo chí’ bản chất là cơ quan báo chí giao các chuyên trang, chuyên mục cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, chuyển giao quyền kiểm soát một phần nội dung trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích liên kết.”

“Tư nhân hoá báo chí” xảy ra khi lợi ích đối với cơ quan báo chí nhỏ hơn nhiều so với lợi ích mà đối tác liên kết thu được. Và tình trạng này xảy ra là do lãnh đạo cơ quan báo chí không kiểm soát tốt lợi ích trong sự liên kết giữa báo chí và thành phần kinh tế khác.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh phân tích, cái gọi là “tư nhân hóa báo chí” ở Việt Nam nói một cách dễ hiểu là việc các tờ báo liên kết với một số doanh nghiệp tư nhân để cùng nhau sản xuất và sử dụng thông tin. Việc liên kết này khiến một số tờ báo bị các doanh nghiệp lũng đoạn thông tin và vật chất, điều mà đảng không bao giờ muốn xảy ra.

Do đó, ông khẳng định chính sách kiên quyết của đảng là không cho phép tư nhân hóa báo chí. Đó cũng là một trong những mục đích của Đề án quy hoạch báo chí. Những tờ báo nào có dấu hiệu tư nhân hóa, ngay lập tức sẽ bị Ban Tuyên giáo “thổi còi”:

“Một thực tế hiện nay là, nhiều tờ tạp chí trực thuộc các cơ quan chủ quản chuyên ngành là do tư nhân bỏ vốn và nắm quyền điều khiển. Đảng biết điều này nên luôn luôn cảnh giác. Nếu các tạp chí ấy chỉ biết kiếm tiền thì được để yên, còn như hó hé ý đồ làm báo chính trị là bị dập tắt ngay.”

Lo ngại “báo hoá” tạp chí, tư nhân hoá báo chí

Vậy tại sao các cơ quan quản lý Nhà nước lại lo ngại, dẫn đến việc quyết xử lý triệt để tình trạng “báo hoá” tạp chí và “tư nhân hoá” báo chí?

Trả lời câu hỏi này, nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh cho biết sở dĩ Việt Nam lo ngại vấn đề “báo hóa” tạp chí là vì nó sẽ gây khó cho vấn đề quản lý báo chí.

“Cứ hình dung, việc quản lý một chục tờ báo dĩ nhiên là dễ hơn quản lý 100 tờ báo. Đảng đã quy hoạch khoảng một chục tờ báo thì cứ thế mà làm, không được thêm bớt lung tung. Nếu hàng chục tạp chí bung ra thành tờ báo thì tất yếu sẽ dẫn đến lộn xộn cho công tác quản lý báo chí và việc này sẽ phá hỏng đề án quy hoạch báo chí mà đảng đã dầy công xây dựng.”

Nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo, từ nước Đức chia sẻ quan điểm với RFA rằng chính quyền Việt Nam luôn dùng mọi cách để hạn chế tự do ngôn luận.

Do đó, theo nhà báo này, các bộ ngành quản lý báo chí buộc phải ban hành nhiều quy định nhằm siết chặt phạm vi hoạt động của các tờ báo, tránh dẫn đến tình trạng “tư nhân hoá” báo chí:

“Tất cả cũng chỉ được đưa tin theo chỉ đạo của đảng, chính quyền, đoàn thể… Tóm lại, họ sợ rằng tạp chí mà mở rộng phạm vi đưa tin bài thì sẽ tăng sức mạnh và phạm vi hoạt động của tạp chí đó, tiến đến việc ngầm tư nhân hóa báo chí và thúc đẩy tự do ngôn luận.”

Muốn giữ chế độ, phải giữ truyền thông

Trước những nỗ lực của đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát các hoạt động báo chí, truyền thông như trong thời gian qua, nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh nói rằng đó là nhằm chấn chỉnh hoạt động báo chí theo đúng hướng. Theo ông, việc này cũng là bình thường ở Việt Nam. Báo chí phải là công cụ của đảng, không thể khác hơn:

“Quản lý báo chí là một công tác cực kỳ quan trọng của đảngảng lâu nay vì đảng biết rõ sức mạnh hủy diệt của báo chí đối với xã hội. Vì thế chưa bao giờ đảng lơ là công tác này.

Báo Tuổi Trẻ, nơi tôi làm việc 30 năm, đã từng xảy ra trường hợp ba tổng biên tập liên tiếp bị mất chức cũng vì cố thoát ra các nguyên tắc lãnh đạo báo chí cứng nhắc của đảng để tìm một chút tự do.”

Theo nhà báo Võ An Dân, bởi vì đảng coi báo chí là chìa khoá giữ chế độ, cho nên:

“Muốn giữ chế độ thì phải giữ cho được truyền thông. Chuyện lạc quan là người dân muốn được làm báo tự do rồi, nhưng chuyện bi quan là Nhà nước vẫn muốn kiểm soát, độc quyền thông tin.”

Hôm 28/9 vừa qua, hãng tin Reuters trích các nguồn tin giấu tên cho biết Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị một luật nhằm hạn chế đưa tin tức lên mạng xã hội vì những lo ngại mà Chính phủ Việt Nam gọi là “báo hoá” mạng xã hội.

Luật mới nhằm đặt cơ sở pháp lý cho biện pháp kiểm soát việc lan truyền tin tức trên các nền tảng như Facebook và YouTube, cũng như buộc thêm trách nhiệm điều tiết cho các nhà cung cấp. Cơ quan chức năng có thể yêu cầu các công ty mạng xã hội cấm các tài khoản vi phạm theo luật Việt Nam.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.