Đàng sau vụ tàu Trung Quốc xâm phạm biển Đông Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 26 tháng 5 vừa qua, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng lãnh hải Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh, Phú Yên miền Trung Việt Nam khoảng 120 hải lý. Đây là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam căn cứ theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển Quốc Tế (1982). Không những thế, 3 tàu hải giám Trung Quốc còn cắt dây cáp của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí Cộng sản Việt Nam đang thăm dò dầu khí trên vùng biển này.

Việc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, giết chết ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng sa, Trường sa và nhất là đưa ra khuyến cáo cấm đánh cá từ ngày 15 tháng 5 đến cuối tháng 8 hàng năm để tự xác định chủ quyền trên 80% diện tích biển Đông có thể nói là một sự xâm lược “trắng trợn” và “trơ tráo” của Trung Quốc, đồng thời phản ảnh sự “hèn kém” của nhà cầm quyền CSVN trong nhiều năm qua. Tuy nhiên sự kiện xảy ra ngày 26 tháng 5 đã nâng cấp vấn đề biển Đông thành chính sách gây hấn nghiêm trọng khi Trung Quốc bắt đầu tấn công và kiểm soát vùng biển, đe dọa an ninh của Việt Nam.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ quốc phòng CSVN thì cho rằng hành động của 3 tàu hải giám Trung Quốc vừa qua là sự chủ tâm của Trung Quốc muốn biến vùng biển không tranh chấp (Thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam) thành một vùng tranh chấp. Nghĩa là trước đây, những xung đột trên biển Đông là do sự xâm phạm lãnh hải của tàu hải quân Trung Quốc, thì nay, Trung Quốc không dừng ở chỗ “xâm phạm” mà ngang nhiên cướp chủ quyền, biến vùng biển Việt Nam thành một phần của Đại Hán. Mục tiêu sâu xa của Trung Quốc, theo nhận định của ông Nguyễn Chí Vịnh là Bắc Kinh muốn hợp thực hóa sự xâm phạm của họ bằng cách đặt CSVN vào thế đã rồi, phải nói chuyện với họ trên bàn đàm phán.

Sự phân tích âm mưu của Bắc Kinh qua biến cố 26 tháng 5 của Tướng Nguyễn Chí Vịnh, cho thấy là Hà Nội đã làm bộ ngây thơ, không biết rõ ý đồ của Bắc Kinh và bây giờ mới phát giác ra. Thực chất, đây là một vụ dàn dựng của cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội trong việc giúp cho Trung Quốc từng bước thôn tính Việt Nam. Tại sao?

Thứ nhất là biến cố ngày 26 tháng 5 vừa qua xuất phát từ chính sách “hèn với giặc – ác với dân” của Cộng sản Việt Nam. Nếu như CSVN không tìm cách khống chế lòng yêu nước của người dân qua những cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh cưỡng chiếm Hoàng sa, Trường sa, giết hại ngư dân trên biển Đông, ra lệnh cấm đánh cá ngay trên lãnh hải Việt Nam…; và nếu CSVN có những hành xử mạnh mẽ để phản đối Trung Quốc như Phi Luật Tân, Mã Lai đã làm, thì Trung Quốc đã không dám “leo thang” sự xâm phạm và không ngang nhiên đi vào vùng lãnh hải Việt Nam cắt dây cáp của tàu Bình Minh 02.

Thứ hai là biết âm mưu xâm lược lãnh hải của Trung Quốc mà nhà cầm quyền CSVN chỉ lên tiếng phản đối nhẹ nhàng, lấy lệ, và tuyên bố là sẽ giải quyết bằng con đường ngoại giao thì lãnh đạo Hà Nội rõ ràng là đang thông đồng với kẻ cướp, bán rẻ giang sơn để mua chuộc những ủng hộ chính trị từ một đồng minh Cộng sản còn sót lại trên thế giới hầu giữ vững quyền lực. Phản ứng nhẹ nhất của một quốc gia có chủ quyền là phải cho hải quân bao vây 3 tàu hải giám và đòi bồi thường việc cắt dây cáp của tàu Bình Minh 02, rồi sau đó mới thương thảo bằng đường ngoại giao để ngăn chận cho các lần tới. Cách hành xử của Hà Nội quá yếu hèn đã khiến cho Bắc Kinh coi thường dân tộc ta và càng ngày càng lấn lướt.

Thứ ba là ngăn chận không cho dân chúng Việt Nam bày tỏ sự phản đối vụ xâm phạm vừa qua. Nếu là một chính quyền vì dân và dựa trên sức mạnh của dân thật sự, thì CSVN phải biết rằng chính sự phẫn nộ của dân chúng sẽ giúp cho chế độ rất nhiều trong việc đối đầu với Bắc Kinh. Càng ngăn cản người dân biểu lộ lòng yêu nước, Hà Nội lại càng lộ rõ chân tướng chư hầu và thêm dầu vào lửa nỗi phẫn uất của người dân. Trước khí thế sôi sục của công luận, CSVN đã phải “bật đèn”… vàng cho người dân đi biểu tình trong sự canh gác nghiêm ngặt của mạng lưới công an dày đặc, đe dọa và bắt giữ các nhà dân chủ, bloggers “lề trái”, lãnh đạo tôn giáo… Và sau cuộc buổi biểu tình phản đối Trung Quốc đầy khí thế của người dân, Hà Nội đã không dám loan tải tin tức một cách rộng rãi hay trung thực, mà chỉ cho một vài tờ báo loan lại bản tin của Thông Tấn Xã nhà nước với luận điệu bóp méo “không có biểu tình mà chỉ có một vài người tụ tập phản đối”.

Nhìn qua những ứng xử của CSVN nói trên chúng ta thấy rõ ràng là lãnh đạo Hà Nội không dám đối đầu với Bắc Kinh để bảo vệ đất nước. Sự kiện Nguyễn Tấn Dũng cho mua 6 tàu ngầm của Nga cũng như bỏ ra gần 2 tỷ Mỹ Kim để tân trang vũ khí cách đây 2 năm, không biết để làm gì? Thái độ của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong vụ 26 tháng 5 vừa qua, chẳng khác gì cách hành xử của bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao là “giải quyết mọi xung đột bằng con đường ngoại giao”. Hóa ra ông Vịnh mặc áo lính để làm công việc hòa giải của nhà ngoại giao hơn là một quân nhân. Chính thái độ yếu hèn của Nguyễn Chí Vịnh và lãnh đạo Hà Nội đã khiến cho Trung Quốc leo thang việc xâm chiếm những vùng lãnh hải Việt Nam.

Trong khi đó, mọi tầng lớp dân chúng đều phẫn nộ. Thậm chí những cựu đảng viên, cán bộ CSVN thấy quá “bức xúc” nên đã nhập vào dòng người xuống đường đi biểu tình sáng ngày 5 tháng 6. Tuy cuộc biểu tình mang tính tự phát qua sự kêu gọi của nhóm thanh niên “Nhật Ký Yêu Nuớc” trên mạng xã hội Facebook, nhưng lời kêu gọi đã đáp ứng đúng tâm lý chờ đợi của mọi người: phải có một hành động phản đối Bắc Kinh. Số người tham gia, dù với tâm lý e ngại bị đàn áp như CSVN vẫn thường làm, đã đông đảo chưa từng có trong suốt gần 4 thập niên qua. Buổi khởi động đầu tiên đã chuyên chở thông điệp mạnh mẽ là: Dân tộc Việt Nam không hèn yếu như tầng lớp lãnh đạo chỉ muốn bám chặt vào chiếc ghế quyền lực bằng mọi cách, kể cả việc bán rẻ lương tâm và sẵn sàng làm nhục quốc thể.

Cuộc biểu tình này 5 tháng 6 vừa qua chỉ mới là một khởi sự. Lòng người còn nung nấu, bứt rứt trước thái độ hèn kém của Hà Nội, lo lắng vì chưa thấy một thái độ dứt khoát đối với kẻ ngoại thù từ những kẻ trách nhiệm đất nước, chưa thỏa lòng trong ý nguyện tuyên xưng chính nghĩa dân tộc và phản đối chính sách xâm lược của kẻ láng giềng “to con mà xấu tính” (viết theo một biểu ngữ của đoàn biểu tình ngày 5-6-2011). Chúng ta cần phải có nhiều cuộc biểu tình liên tục trước sứ quán và lãnh sự Trung Quốc thì mới hy vọng làm cho Bắc Kinh chùn bước, ngừng ý đồ xâm lấn các vùng biển Việt Nam.

Trước khi chết vào năm 1997, Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của chính sách “Tứ hiện đại hóa”, đã nói chuyện với một số cán bộ đảng. Đặng Tiểu Bình cho rằng năm 2050 là năm mà Trung Quốc vượt qua khỏi nước Mỹ và trở thành cường quốc số 1. Để đạt được tham vọng này, Đặng Tiểu Bình còn dạy cho các đàn em của mình về nhu cầu kiểm soát hai vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho đến năm 2025, như là gọng kềm giúp Trung Quốc đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Thái Bình Dương và làm chủ con đường huyết mạch chuyển dầu thô và khí đốt từ Trung Đông về Trung Quốc. Nếu không hoàn tất sự kiểm soát này cho đến năm 2025, theo Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc sẽ không thể làm bá chủ để đối đầu với Hoa Kỳ.

Bá chủ thế giới đã là giấc mơ lớn của lãnh đạo Bắc Kinh. Việc khống chế và kiểm soát vùng biển của Việt Nam sẽ giúp cho Trung Quốc an tâm về con đường vận chuyển dầu thô và khí đốt để phục vụ cho nhu cầu duy trì sự phát triển nền công nghiệp. Khi thấy rõ tham vọng của Bắc Kinh, biển Đông sẽ không chỉ dậy sóng mà còn mang tai ương đến cho dân tộc Việt Nam từ đây cho đến khi Bắc Kinh hoàn tất việc khống chế hai vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng ta không thể nào chờ đợi một chính quyền “Hèn với giặc – Ác với dân” bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Người Việt Nam phải tự đứng lên cứu lấy đất nước của mình. Hãy coi ngày 5 tháng 6 là ngày khởi đầu của quyết tâm cứu nước, để cùng nhau tiếp tục xuống đường vào mỗi sáng chủ nhật. CSVN chỉ có hai lựa chọn là cùng đứng với dân hay với giặc!

Trung Điền
Ngày 8/6/2011

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.