Đầy Tớ Ngày Càng Hỗn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 73 kb

Dù đang rất bận rộn lội nước ngang lưng để chồng chất đồ đạc kiếm chỗ ngủ, để kiếm mua vài gói mì khô cho gia đình, hay để tìm kiếm thân nhân bị nước cuốn trôi mất xác, người dân Hà Nội vẫn phải khựng lại giây lát vì cơn giận tràn lên cổ trước câu nhận xét cực kỳ ấn tượng của ông Phạm Quang Nghị, Bí Thư Thành Ủy Hà nội.

Theo báo chí tường trình, ông Nghị tuyên bố trận lũ lụt chết mấy chục người ngay tại thủ đô của 1 nước là cuộc “diễn tập” cho tương lai. Chẳng có chính phủ nước nào trên thế giới dùng các tai biến thật để diễn tập cả, mà phải dùng các cách khác để tập luyện đối phó với biến cố thật. Và cũng không hiểu Nhà nước của ông Nghị tập được gì khi họ hoàn toàn không động đậy gì suốt mấy ngày lũ nặng nhất.

JPEG - 25.9 kb

Thế rồi sau khi ngồi ô tô chạy một vòng Hà nội, nghĩa là chỉ đến những khu nước không cao quá 20cm (1 gang tay), nhà lãnh đạo cao nhất thủ đô trách rằng: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.”

Trước hết, điều có thể thấy ngay là nhân dân tại những vùng nước ngang lưng, thậm chí ngang ngực người lớn và quá đầu trẻ em, đều không thể thấy ông Bí Thư Thành Ủy, ngay cả từ xa, thì làm gì có chuyện xin xỏ ông bất cứ điều gì.

Kế đến, chẳng ai biết việc bồi đê, vét hồ, xây dựng các công trình thoát nước đã trở thành trách nhiệm của người dân từ bao giờ. Rõ ràng trong những ngày nắng ráo, không hề có chuyện Đảng và Nhà nước của ông Nghị cho phép người dân lập hội để làm bất kỳ việc gì chung. Từ xưa đến nay, đó vẫn là lãnh vực độc quyền của Đảng.

Hàng năm, hầu hết dân chúng trên cả nước, đặc biệt là tại Hà nội, vẫn bị buộc phải đóng đủ thứ tiền phòng chống bão lụt cho Nhà nước. Tuy vậy, người dân không những không được góp ý vào việc sử dụng số tiền này, mà cũng chẳng ai dám hỏi quan chức nào đã giữ số tiền đấy, và chi dùng ra sao. Chỉ khi mỗi mùa mưa lũ đến càng nặng hơn năm trước, họ mới biết số tiền đóng góp trong năm qua chẳng phòng lũ mà cũng chẳng chống lụt. Nhưng liền sau đó, đủ loại cán bộ và cơ

JPEG - 74 kb

quan Nhà nước lại bắt đầu quyên góp để cứu trợ nạn nhân lũ lụt và thu tiền phòng chống lũ lụt cho năm tới. Rõ ràng Nhà nước vẫn thu góp của dân và giành độc quyền nắm giữ ngân quỹ phòng chống lũ lụt, chứ người dân có “ỷ lại” bao giờ đâu!

Mà có muốn “ỷ lại” cũng không được, vì giữa những khu lụt lội, chẳng có bóng dáng viên chức Nhà nước nào cả. Trong những ngày mưa lũ nặng nhất, 31 tháng 10 và 1 tháng 11, khiến mấy chục người bị cuốn đi mất xác, người ta được biết các vị lãnh đạo cao cấp tại thủ đô đang bận họp về các vấn đề cấp bách hơn, như chính sách đối phó với tôn giáo và chào mừng đại hội công đoàn. Còn hàng chục ngàn công an, quân đội mới kéo ra dầy đặc bao vây sinh viên biểu tình phản đối Trung Quốc hồi đầu năm, hay bao vây các buổi cầu nguyện của bà con công giáo Thái Hà mấy tuần trước, nay không thấy bóng ai trên giòng nước. Cả cảnh sát giao thông và công an khu vực thường ngày có mặt khắp nơi, nay cũng vắng bóng. Không hiểu sao một Nhà nước vẫn nhận là “của dân, do dân, vì dân” mà lại tránh dân kỹ thế! Cũng có người vừa lội nước vừa đùa trong nước mắt rằng công an và quân đội là công cụ quí giá của riêng Đảng nên chỉ được huấn luyện về phòng chống “diễn biến hòa bình” mà thôi. Tất cả mọi loại phòng chống khác, kể cả phòng chống lũ lụt, chỉ cần giao cho Bộ Văn Hóa Thông Tin là đủ.

JPEG - 64.4 kb

Dù đang đứng giữa sông hồ lạnh ngắt ngay trong nhà, càng ngẫm nghĩ, người dân Hà nội càng nổi nóng về câu nói của ông Phạm Quang Nghị. Nếu nói thẳng ra thì người dân thủ đô đã biết Đảng và Nhà nước của ông vô tích sự từ lâu rồi — những việc lớn như bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo của tổ quốc thì không dám làm; những việc tầm trung như ổn định kinh tế, cải thiện giáo dục thì không biết làm; và những việc gấp như giúp đỡ dân giữa giờ hoạn nạn thì không thèm làm — và vì thế chẳng còn ai mơ tưởng hay trông chờ gì ở loại Nhà nước đấy cả.

Thế mà dân Hà nội vẫn bị ông mắng!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.