Để thoát Hán, thử đi trước Tàu một lần xem?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong cuộc chiến tranh đuổi thực dân Pháp, ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã khôn khéo giấu đi “ngọn cờ xã hội chủ nghĩa” và giương cao “ngọn cờ giải phóng dân tộc”, rồi qua nhiều thủ đoạn, đã thanh toán các thành phần quốc gia kháng Pháp khác để giành riêng vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh giải thực. Nương theo đó, vẫn với chiêu bài “ngọn cờ dân tộc đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược”, CSVN lại giành chiến thắng trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa quân dân hai miền Nam Bắc. Trong cuộc chiến này, bộ máy tuyên truyền CS đã thành công, đối với nhân dân miền Bắc và giới thiên tả Tây Phương trong việc khoác lên chế độ VNCH ở miền Nam hình ảnh “nguỵ quân nguỵ quyền”, “tay sai”, “lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ”, v.v… Tuyên truyền CS hiệu quả đến nỗi người dân miền Bắc không thấy được bản chất tay sai CS quốc tế của chế độ Hà Nội mặc dù họ đã để lộ tính nô thuộc của mình từ rất sớm, thí dụ như:

  • Tờ truyền đơn của Trường Chinh, lúc đó là Tổng thư ký đảng Lao Động VN (Đảng CS Đông Dương đổi tên để giấu tính Cộng Sản) chống hội nhập văn hoá tư bản có những câu như: Tại sao ta lại nhận vào nước VN yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung Quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng tư bản đem vào……… Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta, mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế, có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?…(1)
  • Danh từ Liên Xô Vĩ Đại, Trung Quốc Vĩ Đại là những câu nhật tụng trên báo đài miền Bắc trong chiến tranh.
  • Bài thơ khóc Stalin bất hủ của Tố Hữu với :…tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin…… Thương Cha thương Mẹ thương Anh, thương Chị, thương một, thương ông (Stalin) thương mười
  • Hồ Chí Minh xác nhận mình không có tư tưởng gì, có bác Mao bác Lenin nghĩ hết hộ rồi (2), khi trối trăn sắp chết không nhắc gì đến đi gặp tổ tiên cha mẹ mà chỉ đi gặp bác Mao bác Lenin.
  • Câu nói để đời của Tổng Bí Thư Lê Duẫn: Ta đánh Mỹ, đây là ta đánh cho Liên Xô, Trung Quốc…
  • Cuộc chiến tranh Hoa-Việt 79-89 cũng chẳng qua tại vì Lê Duẫn quyết định dựa hẳn vào Liên Xô, không còn khéo đu dây giữa hai ông thầy đang kình chống nhau, nên bị Thầy Tàu Cộng đánh để dậy cho một bài học về tội phản trắc.

Nhưng ngày hôm nay, càng ngày càng nhiều người dân ở mọi miền đất nước thấy được bản chất tay sai và sự bất xứng của đảng CSVN trong việc họ giương lại ngọn cờ dân tộc (đã bị hạ xuống từ sau năm 1975 để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”) trước sự xâm lược bành trướng của CS Tàu. Thậm chí CSVN còn bị nghi là chỉ giả vờ lên tiếng phản đối CS Tàu cho có lệ, để xoa dịu sự phẫn nộ của nhân dân trước thái độ Hèn Với Giặc Ác Với Dân của mình, trong khi vẫn muốn quỵ luỵ Bắc Kinh với hy vọng vẫn tiếp tục có chỗ dựa, chỗ bảo kê cho mình ngồi trên đầu dân Việt. Câu tuyên bố của người đứng đầu quốc phòng CSVN, Phùng Quang Thanh mới đây tại hội nghị Shangri-la, xem chuyện tranh chấp về chủ quyền Biển Đông như là chuyện mâu thuẫn trong nội bộ gia đình giữa hai nước Việt-Hoa vốn đang phát triển quan hệ rất tốt đẹp trên tổng thể. Tương tự, phát biểu trên hệ thống truyền hình CNN, đại sứ Vũ Quốc Cường cũng nói rằng, quan hệ với Trung Cộng mới xấu đi từ vụ giàn khoan, chứ trước đây vẫn tốt đẹp! (dù rằng đã có hàng trăm vụ ngư dân ta bị quân Tàu bắn giết, bắt cóc; dù rằng tàu Trung cộng cắt cáp tàu thăm dò của VN, v.v..). Những phát biểu vừa kể chắc chắn đã được bộ chính trị đảng CSVN cho phép – và có khi duyệt từng chữ, nên có thể coi đó là thái độ chính thức của đảng CSVN trước sự xâm lăng của Trung Cộng.

Những điều này càng làm người dân phản cảm bất tín nhiệm đảng CSVN hơn nữa. Vì đối với con dân Việt, không thể là chuyện nhỏ, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, khi nước láng giềng du đãng ngang nhiên vào cắm dùi trên vùng biển Việt, rồi kéo tàu chiến, phi cơ vào uy hiếp xua đuổi, xịt nước, đụng chìm tàu Việt Nam, và còn cấm ngư dân ta đánh cá trên vùng quen thuộc ngàn đời của mình. Rõ ràng, người đại diện CSVN, đại diện quân đội của CHXHCNVN, vẫn còn nhìn vấn đề trên quan điểm quan hệ hai đảng CS thầy trò là ưu tiên chính, thay vì trên quan điểm quyền lợi quốc gia dân tộc.

Thật vậy, nếu ôn lại quá khứ, ta sẽ thấy rất rõ cảnh tượng người em/học trò CSVN luôn lẽo đẽo rập khuôn chạy theo người anh/thầy CS Tàu, không cần biết việc chạy theo đó đã gây bao khốn khổ cho dân tộc, ví dụ như:

  • Cải cách ruộng đất theo Tàu với bao cái chết tức tưởi, bao cuộc đời tan nát. Trong đó có cả những người có công lớn với đảng CSVN nói chung và các lãnh tụ CSVN nói riêng như bà Cát Thanh Long, v.v…
  • Bắt chước chiến thuật biển người nướng quân trong chiến tranh, học từ Mao Trạch Đông, dù chiến thuật vô nhân này được dùng tại nơi mà dân số đông gấp mấy chục lần dân số Việt Nam.
  • Các phong trào trăm hoa đua nở để giăng bẫy, làm lộ diện, rồi tiêu diệt những người bất đồng chính kiến như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, v.v…
  • Mở cửa ra với thế giới cũng sau Tàu 10 năm sau khi đi qua thời “đói cả nước” y như Tàu trước đó.
  • Cũng rước từ Tàu về con quái vật với đầu Kinh Tế Thị Trường với đuôi Đặc Tính Trung Quốc hay Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa để đất nước cứ đi khập khiễng cho đến nay.
  • Ngay cả xin vào WTO cũng không dám đi trước Tàu, cố tình tự trì hoãn để chờ cho thầy Bắc Kinh vào trước, và để lại hệ quả thiệt thòi nhiều mặt cho Việt Nam.
  • Đến nay, với bước chân xâm lược liên tục của Bắc Kinh, lãnh đạo đảng CSVN qua lời Vũ Mão, Chánh văn phòng Quốc Hội, ngày 23/5/2014, vẫn ước mơ được sống với 16 chữ vàng như trước. Vẫn ước mơ lập lại cái quan hệ với Trung Quốc như thời “Bác Hồ” (3), dù rằng chính tài liệu do nhà cầm quyền CSVN phát hành thời 1980 xác nhận Trung Quốc thôn tính nhiều phần đất Việt Nam và có nhiều ý đồ xấu đối với VN ngay trong thời ông Hồ còn sống.

Thực tế ngày hôm nay, Đảng CSVN đang phải đứng trước ngã ba đường. Hoặc cứ tiếp tục thân phận nô thuộc CS Tàu, theo gương Lê Chiêu Thống, luôn nhịn nhục trước đàn anh Bắc Kinh dù biết anh này bản chất là du đãng ăn cướp. Hoặc đi theo nhân dân, trở về với gốc dân tộc của mình mà thực tâm ưu tiên tranh đấu bảo vệ chủ quyền đất nước sao cho hữu hiệu nhất. Giới lãnh đạo Hà Nội có vẻ đang lúng túng khi tiền hậu bất nhất vừa nói cứng vừa run, hôm trước để cho nhân dân tự phát biểu tình lên án Tàu Cộng, hôm sau lại ngăn chặn hạn chế; hôm trước mạnh miệng lên án Bắc Kinh (Nguyễn Tấn Dũng), hôm sau lại vuốt ve xu nịnh (Phùng Quang Thanh) trong khi người lãnh đạo Đảng cao nhất (Nguyễn Phú Trọng) ngậm hột thị.

Đã đến lúc, CSVN hãy tỉnh giậy đi. Để nhớ lại rằng đối với những tên cướp du côn đồ như Tàu cộng đang hành xử, mọi xin xỏ, vuốt ve xu nịnh, nhịn nhục sẽ không làm cho chúng vì thế mà buông tha. Ngược lại, thái độ hèn nhược của con mồi sẽ chỉ càng khuyến khích tên cướp du đãng lấn tới thêm như ta đang thấy Bắc Kinh càng ngày càng leo thang đến độ ngang nhiên trắng trợn xâm chiếm vùng biển của ta ngày hôm nay, trước sự nhịn nhục của Hà Nội liên tục trong nhiều năm qua. Tên cướp du đãng luôn mềm nắn rắn buông và sẽ chỉ thả con mồi khi thấy khó nuốt, phải trả giá cao.

Ngay cả nếu CSVN muốn tiếp tục con đường dâng nhượng từng phần chủ quyền đất nước để nắm quyền thì con đường đó cũng chỉ mua thêm một ít thời gian mà thôi. Với sự tăng tốc xâm lấn liên tục từ ngoài khơi đến sâu trong đất liền trong những năm qua, ngày Bắc Kinh chiếm trọn đất nước không xa lắm đâu, và khi Bắc Kinh vừa chiếm trọn được đất nước Việt thì họ sẽ truy diệt đảng CSVN đầu tiên. Thực tế này đã diễn ra quá nhiều lần trong thế giới cộng sản.

Vì vậy, giới lãnh đạo CSVN không còn con đường nào khác hơn là phải đứng thẳng người lên trước đám cầm quyền ở Bắc Kinh. Đứng thẳng người lên không đồng nghĩa với việc phải xử dụng vũ lực lao vào một cuộc chiến tranh, nhưng là bước đầu tiên trong nỗ lực thoát khỏi sợi dây trói ngày càng chặt của Tàu.

Lãnh đạo đảng CSVN hãy dám can đảm thử một lần đi. Hãy dám thử phá cái lệ lẽo dẽo theo sau Tàu. Hãy thử một lần đi một bước trước: Hãy bước tới lằn ranh dân chủ trước Tàu thử xem. Đến Miến Điện mà còn dám làm điều đó và họ có chết đâu. Ngược lại, cả nước Miến đang hồi sinh. Một nước Đại Việt dân chủ mới có thể huy động được toàn lực dân tộc, lôi kéo được sự ủng hộ của quốc tế, và việc chống lại Bắc Kinh không còn quá khó như hiện nay. Bắc Kinh sẽ phải trả giá rất cao nếu chúng còn muốn nuốt đất nước này.

Đây chính là cơ hội cho đảng CSVN thoát khỏi thân phận tay sai, chuộc tội bán nước, và có thể tồn tại lâu dài dưới một thể chế dân chủ, đa nguyên, đa đảng.

===========================

Chú thích:

1. Báo Tiếng Dội, số 462, năm thứ ba, Thứ sáu 24 Aout 1951, Thư viện tiếng Việt, British Museum, London,

2. Trong cuộc họp ba ngày tại Liễu Châu từ ngày 3 đến ngày 5 Tháng Bảy 1954, Chu Ân Lai thuyết phục, hay đúng hơn ra lệnh cho ông Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Minh phải theo chủ trương của CSTQ, chấp nhận chia hai nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17, giải quyết riêng biệt chuyện Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao. Thế là Hồ Chí Minh phải nghe theo, và chỉ thị ngay cho Phạm Văn Ðồng sau khi nghỉ họp vào tối 5 Tháng Bảy 1954. Chỉ thị nầy thường được gọi là chỉ thị 5/7 trong hồ sơ ngoại giao của CSVN. (Tiền Giang. chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”.)

Trong dịp này, ông Hồ Chí Minh phát biểu: “Về lý luận, Ðảng Lao Ðộng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin.Về tổ chức, Ðảng Lao Ðộng Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung, Về kỷ luật, Ðảng Lao Ðộng Việt Nam phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác.” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 174.) Khi đó, đại biểu miền Nam là Nguyễn Văn Trấn đã trình bày với Hồ Chí Minh rằng, “Có đồng chí còn nói: hay là ta viết “tư tưởng Mao Trạch Ðông và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hồ Chí Minh trả lời: “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin.(Viết cho Mẹ và Quốc Hội, Nguyễn Văn Trấn, tr. 151.) Cũng trong đại hội này, Hồ Chí Minh nhiều lần tuyên bố:“Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể sai được.”( Nguyễn Minh Cần, Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, California: Nxb. Tuổi Xanh, 2001, tr. 63.). Một lần khác, có người đã hỏi Hồ Chí Minh vì sao ông không viết sách về lý thuyết Cộng Sản, thì ông trả lời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Ðông viết rồi. (Oliver Todd, “Huyền thoại Hồ Chí Minh”, Nguyễn Văn dịch, đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 277.)

3. baophapluat.vn http://baophapluat.vn/trong-nuoc/binh-tam-vung-chi-de-co-nhung-quyet-sach-dung-dan-ve-tinh-hinh-bien-dong-185456.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?