Diễn Đàn

Ngoại trưởng Anh cảnh báo các nước không lên án Nga xăm lược. Ảnh: Youtube Việt Tân

Ngoại trưởng Anh Quốc cảnh báo các nước không lên án Nga xâm lược Ukraine

Trong bài phát biểu chừng nửa tiếng hôm 27/4 tại London, bà Ngoại Trưởng Anh Quốc Lisa Truss vài lần nhắc tới Indonesia và khối ASEAN nhưng không một lần nhắc tới Việt Nam, điều nầy cho thấy rõ họ không coi Việt Nam là đối tác hàng đầu về an ninh thế giới cũng như khu vực. Ngoài Indonesia, bà Truss nói Anh coi trọng hợp tác với Nhật Bản, Úc và cả Ấn Độ khi nhắc tới an ninh ở Châu Á Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Ngoại Giao Anh tuyên bố đây là lúc cần “dũng cảm chứ không phải thận trọng.” Sự dũng cảm của Ukraine đã làm phương Tây phải thay đổi cách nhìn và mức độ ủng hộ nước nầy. Việt Nam đương nhiên nằm trong nhóm nước thận trọng chứ không phải dũng cảm.

Nga tấn công xâm lược Ukraine, ngày 24/2/2022. Ảnh: The Times

Chiến tranh Ukraine: Bước ngoặt lịch sử về phi toàn cầu hóa, phân mảnh thế giới

Cho dù kết quả ra sao, cuộc chiến tranh Ukraine do Tổng Thống Nga Vladimir Putin phát động có nguy cơ gây ra sự phân mảnh thế giới cả về địa chính trị, kinh tế và kỹ thuật số, và đây là điều đáng lo ngại. Trên đây là nhận định của cây bút thời luận Pierre Haski của tuần báo Pháp L’Obs trong bài viết “Những hậu quả đáng lo ngại của sóng xung kích chiến lược trong cuộc chiến ở Ukraine,” đăng ngày 28/03/2022.

Đảng CSVN luôn đưa khẩu hiệu đoàn kết, dân chủ (trong nội bộ). Liệu họ có thực tâm làm và làm được không, là câu hỏi muôn thuở. Ảnh minh họa

Hội nghị trung ương 5 và nội tình của đảng

Hội nghị Trung ương 5 lần này, dự kiến là hai Ủy viên BCH Trung ương Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long sẽ lên “thớt,” do dính vào đại án Việt Á. Nhẹ thì bị cách chức, nặng thì có thể bị đuổi ra khỏi Trung ương đảng khoá 13  như trường hợp Trần Văn Nam, bí thư tỉnh Bình Dương.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Ảnh: Tiền Phong

Khởi tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn do đấu đá nội bộ CSVN

Theo tờ báo Do Thái Haaretz, nguồn tin ở Việt Nam liên quan đến vụ khởi tố bà Nhàn nói lý do thật sự của vụ việc dính đến các vụ mua sắm quốc phòng. Nguồn tin nhấn mạnh rằng vụ khởi tố bắt nguồn từ đấu đá nội bộ giữa ông Thủ Tướng Phạm Minh Chính với ông Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng dự trù sắp về vườn, Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 53 tuổi, được coi là một nhân vật thân cận với ông Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Màn bắn pháo hoa tại khu vực đầu đường hầm Sài Gòn tối 30/4/2022 thu hút hàng ngàn người xem. Ảnh chụp từ FB Lâm Bình Duy Nhiên

Bi kịch của một dân tộc

Ngày 30/4 là một ngày lẽ ra chính quyền không nên tổ chức ăn mừng, diễn binh, ca nhạc, pháo bông, dâng công và nhất là khơi dậy lòng hận thù của một cuộc chiến đã khép lại từ 47 năm qua.

Thật vậy, chừng ấy thời gian dường như vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương nhức nhối trong lòng dân tộc. Hân hoan làm gì khi thành quả của cái gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đất nước, trớ trêu thay, lại chia rẽ một cách đáng sợ cả một dân tộc.

Ảnh: AP

Chiến tranh Việt Nam (1954-75) có thực sự cần thiết?

Bộ máy tuyên truyền của miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm 1975 nêu lên ba lý do chính tại sao miền Bắc phát động cuộc chiến tranh ấy: Một, để giải phóng miền Nam; hai, để phát triển chủ nghĩa xã hội sang nửa phần lãnh thổ còn chịu khổ nạn dưới ách “áp bức” của Mỹ và “nguỵ”; và ba, để đánh bại sự “xâm lược” của “đế quốc” Mỹ.

Cộng đồng người Việt diễn hành ở Washington DC năm 2013. Ảnh: AFP

Sau 47 năm, các biểu tượng VNCH vẫn là điều cấm kỵ với Hà Nội

“Tôi cho rằng đó là hành động ngây ngô và con nít của một chính phủ không trưởng thành và không tự tin. Nếu một chế độ mạnh mẽ, vững vàng và được người dân tin yêu một lòng đứng dưới cờ đảng như cách mấy ông lãnh đạo thường nói thì mắc mớ gì phải sợ lá cờ vàng.

Cái đó là biểu hiện không những của sự yếu ớt của chế độ, mà đó là sự cố tình muốn khỏa lấp quá khứ, che đậy quá khứ.” (ông Hoàng Ngọc Diêu, Úc)

Một số đại sứ, trưởng phái đoàn ngoại giao ở Việt Nam thăm Đại Sứ Quán Ukraine ở Hà Nội, 28/2/2022. Ảnh: Tòa Đại Sứ Ukraine tại Hà Nội

Cảnh báo Nga cũng là cảnh báo ‘quân ta’

Ngoại Trưởng Anh vừa có tuyên bố cứng rắn như “bà đầm thép” mới trong đó bà đặt mục tiêu giúp Kyiv quét sạch quân Nga khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine.

Trong bài phát biểu trước các nhà ngoại giao ở London nhân Lễ Phục Sinh, Bà Liz Truss cũng cảnh báo đích danh Trung Quốc và tuyên bố họ sẽ không ngóc đầu lên thêm được nếu không chơi theo luật.

Dù không nhắc tên Việt Nam, lời nhắn nhủ đanh thép của bà cũng có thể được hiểu là dành cho những nước có giá trị gần với Nga hơn phần còn lại của thế giới như chính thể ở Hà Nội.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc tại một triển lãm về hàng không ở tỉnh Quảng Đông hôm 11/11/2018. Ảnh: Reuters

Trung Quốc tung máy bay chiến đấu tối tân tuần tra Biển Đông và nỗi lo cho Việt Nam

Trong lúc cả thế giới vẫn đang tập trung vào tình hình chiến sự tại Donbass, Ukraine, thì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh và “khoe nanh múa vuốt” trên Biển Đông.

Truyền thông Trung Quốc mới đây vừa cho biết, các máy bay chiến đấu tàng hình của nước này đã bắt đầu hoạt động tuần tra trên các Biển Hoa Đông và Biển Đông trong khuôn khổ các sứ mệnh tập huấn thường kỳ.

Một nhà máy nén khí đốt ở Rembelszczyzna, ngoại ô Varsaw, Ba Lan, ngày 27/04/2022. Ảnh: Reuters - Kacper Pempe

Cắt khí đốt Ba Lan và Bulgaria: Đòn nắn gân Liên Âu của Vladimir Putin

Hành động này được đánh giá là một bước leo thang mới của Kremlin gây tăng giá nhiên liệu và ép các nước khác trong Liên Âu phải chấp nhận các điều kiện của Kremlin và nhằm đối phó với viễn cảnh Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị loạt trừng phạt mới đối với Nga.

Kỳ thi Môn Sử tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2, Nghệ An. Ảnh minh họa chụp trước đây của RFA

Có dễ để quên lãng lịch sử một quốc gia?

Môn học Lịch Sử lại đang là chuyện gây tranh cãi ở Việt Nam, nhất là khi ngày 19/4, Bộ Giáo Dục của Việt Nam đưa ra lời giải thích về việc đưa môn Lịch Sử sẽ trở thành môn học không bắt buộc từ năm học 2022-2023, ở bậc trung học phổ thông, tức từ lớp 10 đến lớn 12.

Bộ Quốc Phòng CSVN cho biết sẽ tham dự Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022 do Nga tổ chức. Ảnh chụp Youtube VOA

Việt Nam loan báo tham dự Army Games 2022 do Nga tổ chức

Bộ Quốc Phòng Việt Nam cho biết sẽ tham dự Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022 do Nga tổ chức, chỉ vài ngày sau khi truyền thông nhà nước Nga thông báo về cuộc tập trận quân sự chung với Việt Nam trong lúc tiến hành cuộc xâm lược ở Ukraine.