Điện tăng giá, lại làm khổ dân

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN lại tăng giá điện 8,36% từ ngày 20/3/2019.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Điện là nguyên liệu đầu vào của cả nền kinh tế. Vì vậy, khi điện tăng giá, sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất, và gia tăng chi phí sinh hoạt của người dân.

Báo VnExpress hôm 20/03/2019, cho biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng giá điện 8,36%. Theo đó, giá điện bán lẻ sẽ tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Đồng thời, giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn chia theo 6 bậc thang, thấp nhất 1.678 đồng một kWh và cao nhất 2.927 đồng/kWh.

Cũng giống như những lần trước, “giá điện Việt Nam đang thấp hơn nhiều nước”, luôn là lý do để EVN tăng giá bán điện.

Tuy nhiên, nhiều nghi vấn về sự khuất tất xung quanh việc điều hành, quản lý giá bán điện của dư luận thì EVN luôn phớt lờ. Cụ thể:

– EVN luôn rêu rao giá điện Việt Nam rẻ, nhưng không bao giờ tiết lộ là Lào – một nước ngay sát biên giới Việt Nam, có giá điện rẻ hơn nhiều. Trung bình, giá điện tại Lào thường rẻ hơn Việt Nam khoảng 20%.

– Giá điện tại Việt Nam rẻ hơn một số nước, nhưng chi phí sản xuất điện của Việt Nam cũng rẻ hơn nhiều. Do việc có nguồn tài nguyên than đá, tiềm năng thủy điện lớn…

– Tốc độ tăng trưởng giá bán điện tại Việt Nam đang cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghĩa là người dân đang ngày càng bỏ nhiều tiền hơn cho điện, trong khi kiếm tiền được ít đi.

– EVN quy định giá bán điện 1.864,44 đồng một kWh. Nhưng rất nhiều nhà máy thủy điện chỉ bán điện cho EVN với giá vài trăm đồng/kWh.

Theo Tập đoàn Hưng Hải, vào mùa thấp điểm là mùa mưa, giá bình quân thủy điện bán cho EVN luôn rẻ như bèo chỉ được khoảng 500 – 550 đồng/kWh. Trước đây, Bộ Công thương quy định các nhà máy thủy điện nhỏ được bán cho EVN với giá 916 – 954,52 đồng/kWh. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, chưa có một nhà máy thủy điện nhỏ nào bán cho EVN được giá này.

– EVN mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ với giá rẻ mạt. Nhưng EVN mua của Trung Quốc với giá bình quân tới 1.300 đồng/kWh. Nói cách khác, EVN đang o ép các nhà máy thủy điện trong nước, và ưu tiên mua điện của Trung Quốc.

– EVN luôn luôn than lỗ, dù tăng giá điện cao đến đâu cũng kêu ca thua lỗ. Nhưng luôn giữ thế độc quyền, không bao giờ chịu để tư nhân tham gia quản lý, phân phối điện.

– EVN chưa bao giờ giải trình cơ sở của giá bán điện. Thực tế là chi phí giá than chỉ chiếm 20% trong sản xuất điện và nước cho thuỷ điện hiện nay cũng không thiếu. Vậy dựa vào cơ sở nào để EVN tăng giá điện?

Nhiều năm qua, EVN lỗ lớn vì đầu tư ngoài ngành như đầu tư chứng khoán, bất động sản,… Để bù vào những thất thu đó, EVN nâng giá thành bán điện cho người dân. Thậm chí, EVN còn tính cả chi phí xây biệt thự, sân tennis… của tập đoàn này.

Tóm lại, có thể thấy cơ chế vận hành của EVN có quá nhiều vấn đề cần phải được minh bạch, giải trình. Vì vậy, sẽ không hợp lý nếu cứ lấy lý do “giá điện thấp hơn các nước khác” để tăng giá bán điện cho người dân.

Việc tăng giá điện có thể ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống người dân. Giá điện tăng kéo theo giá thành phẩm tăng, đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

[ S ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”