Điện Thiếu, Tại Sao Giá Cổ Phiếu Các Nhà Máy Điện Tăng…?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 39.6 kb

Cả nước Việt Nam, từ miền bắc cho đến miền nam, không một nơi nào có đủ điện để tiêu dùng. Ngay tại các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn cũng bị cúp điện thường xuyên, kể chi đến các tỉnh nhỏ, một tuần bị cúp điện đến mấy ngày. Nếu làm một bài toán kinh doanh thì ai cũng sẽ thấy ngành điện lực Việt Nam hiện nay chưa phá sản là may, làm sao nói chuyện đến chuyện lời được, thế mà vào tuần qua giá cổ phiếu của các nhà máy điện trên thị trường chứng khoáng ngày càng đắt giá mới là một chuyện ngược đời.

Hãy đọc một đoạn sau đây đăng trên trang điện tử của tờ Thanhh Niên, vào ngày 15 tháng 3 năm 2007, thì thấy rõ tình trạng thiếu điện ở Việt Nam đến mức nào. Tờ báo viết: “vào tuần qua, tại các tỉnh miền Bắc, nhiều công ty kinh doanh điện lực đã thực hiện việc cắt điện. Nhiều dãy phố ở Hà Nội và ngoại thành Hà Nội, các tỉnh lân cận trở nên tối om cho dù thời điểm căng thẳng nhất về điện thực sự chưa đến. Đây mới chỉ là khúc dạo đầu của tình trạng cắt điện liên miên của mùa khô năm 2007 do nhiệt điện Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Phả Lại…gặp sự cố”.

JPEG - 81.5 kb

Đáng lo hơn, việc tập đoàn BP thông báo có thể tạm ngừng cung cấp khí từ mỏ Nam Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) lại càng khiến tình trạng cung ứng điện thêm khủng hoảng. Theo đánh giá của một số chuyên gia công nghiệp, nếu việc cung ứng khí từ Nam Côn Sơn dừng 14 ngày vào thời điểm tháng 6 tới, thì năm nay sẽ là năm thiếu điện nặng nề nhất trong các năm trở lại đây. Ông Đinh Quang Trị, Phó tổng giám đốc tập đoàn điện lực Việt Nam nói nếu BP nhất định phải dừng, điều này sẽ đẩy hệ thống điện vào giai đoạn rất khó khăn và lượng phụ tải phải cắt giảm rất lớn chứ không dừng lại ở mức vài trăm triệu Kwh.

Bài báo viết tiếp: “để cho tình trạng điện ngày càng trở nên căng thẳng như hiện nay, có vấn đề ở chính trong việc điều hành của ngành điện. Nếu như đảm bảo cho các nhà máy điện có công suất lớn như Uông Bí, Cao Ngạn…vào hoạt động đúng tiến độ thì dù cho việc cung cấp khí tạm dừng vài tuần cũng không khiến tình trạng cung cấp điện lâm vào khủng hoảng. Sự chậm chạp trong thi công, trong chỉ đạo điều hành…có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng điện trong năm 2007”.

JPEG - 46.3 kb

Liên quan đến tình trạng thiếu điện một cách trầm trọng tại Việt Nam, tờ Sankei số phát hành ngày ngày 11 tháng 3 năm 2007, tại Tokyo, đã cho đi một bản tin như sau: “Nếu Việt Nam muốn tiến hành việc công nghiệp hóa đất nước thì phải cải thiện tình hình cung ứng điện, phải nâng tổng công suất lên 10% trong mấy năm liền, nhưng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện của Việt Nam hiện nay đành bó tay trước chuyện này vì nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do cách làm ăn lề mề không giữ đúng những gì đã quy định, thủ tục hành chánh thì chậm chạp…” Việt Nam muốn đi đường tắt nên vào tháng 11 năm ngoái, khi Thủ tướng Abe đến Việt Nam tham dự hội nghị APEC, Hà Nộì đã yêu cầu Nhật hợp tác trong việc xây các nhà máy phát điện nguyên tử. Ông Abe đã hứa và giao chuyện này cho tập đoàn điện lực Nhật Bản đảm nhiệm, và nội trong năm nay tập đoàn điện lực Nhật Bản sẽ gởi một toán chuyên gia sang Việt Nam để nghiên cứu.

GIF - 9.3 kb

Theo các phân tích gia thì Tokyo đáp ứng yêu cầu đó của Hà Nội vì hai lý do chính, trước tiên Nhật là một quốc gia đứng hàng thứ ba thế giới về lãnh vực nguyên tử trong ngành điện lực với một đội ngũ chuyên gia, nhân viên kỹ thuật rất hùng hậu. Nhưng vì sự nguy hiểm của nhà máy phát điện nguyên tử nên luật pháp Nhật quy định mỗi năm chỉ được xây một nhà máy phát điện nguyên tử mà thôi. Vì muốn duy trì đội ngũ nhân viên và nghiên cứu thêm về nguyên tử lực, nên tập đoàn điện lực Nhật Bản cần phải tìm thị trường ở các nước khác. Nếu mọi việc được tiến hành suông sẻ thì coi như Nhật sẽ được trúng thầu xây cất và bán các lò phát điện nguyên tử cho Việt Nam, đó là lý do thứ hai mà tập đoàn điện lực Nhật Bản nhắm đến.

JPEG - 12.5 kb

Các chuyên gia nguyên tử lực nói rằng họ không phản đối chuyện thiết lập các nhà máy điện nguyên tử lực tại Việt Nam, nhưng hiện thời điểm này thì không nên vì nhiều lý do. Thứ nhất, công việc vận hành một nhà máy phát điện nguyên tử phải được công khai hóa thật rõ ràng để phòng ngừa sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại Việt Nam, hiện nay sự rõ ràng minh bạch chưa có nên một vụ nổ nhà máy phát điện nguyên tử ’’Chernobyl thứ hai ’’ rất dễ dàng xảy ra tại Việt Nam. Lý do thứ hai, tinh thần trách nhiệm và việc nhận thức về sự cực kỳ nguy hiểm của một nhà máy phát điện nguyên tử phải đồng bộ từ người quản lý, chuyên gia kỹ thuật cho đến nhân viên thừa hành. Muốn có điều này không phải là chuyện dễ, ngay như tại Nhật Bản vẫn còn vấp phải. Và lý do thứ ba, khi xảy ra tai nạn ai là người chịu trách nhiệm hay đổ lỗi cho nhau để rồi mọi thiệt hại các nạn nhân phải gánh chịu. Đây không phải chỉ là trách nhiệm hành chánh mà còn là trách nhiệm của lương tâm và đạo đức.

Có lẽ tập đoàn điện lực Việt Nam nghĩ rằng chỉ một vài năm nữa là sẽ có nhà máy phát điện nguyên tử do Nhật xây nên chắc chắn ngành điện lực Việt Nam sẽ phát triển vì vậy mới có cái chuyện ngược đời là không đủ điện cung ứng cho người tiêu thụ mà giá cổ phiếu của các nhà máy phát điện lại lên.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư. Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an, chứ không phải để kéo đến gây cản trở cho những điều ấy.

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…