Doanh Nghiệp Hải Sản Gặp Khó Khăn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 27.1 kb

Các hải sản thiên nhiên đông lạnh như tôm, mực của Việt Nam xuất cảng sang thị trường Nhật vào cuối tháng 11 chưa được phép tung ra thị trường, vì cơ quan An toàn thực phẩm của Nhật khi kiểm tra đã phát hiện có nhiều chất Chloramphenicol (một chất kháng sinh độc hại) trong tôm thiên nhiên đông lạnh xuất khẩu này. Bộ Y tế-Lao động và Phúc lợi (tiếng Nhật gọì là Kosei sho) vào đầu tháng 12 đã ra một thông báo nói rằng các mặt hàng hải sản thiên nhiên đông lạnh của Việt Nam nhập vào Nhật lại tiếp tục vi phạm luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật. Vì vậy từ đây tất cả các mặt hàng này sẽ bị kiểm tra gắt gao 100%, còn số hàng đã nhập từ đầu tháng 11 cũng có thể bị đem đi đốt toàn bộ.

Thị trường hải sản đông lạnh của Nhật là một thị trường lớn vào bậc nhất thế giới, nếu chen chân vào được thì số doanh thu sẽ rất lớn với điều kiện phải giữ đúng luật lệ, nhất là đối với luật Vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc bộ Kosei sho của Nhật ra thông báo từ đây triệt để áp dụng lệnh kiểm tra tôm, mực thiên nhiên đông lạnh có xuất xứ từ Việt Nam chắc chắn sẽ làm cho các doanh nghiệp liên hệ đến ngành này gặp nhiều rắc rối. Riêng đối với công ty Nam Hải tại Bình Thuận có thể bị cấm không cho nhập vào Nhật nữa, vì trong lần kiểm tra này số mực khô của công ty này cũng bị có nhiều chất kháng sinh độc hại. Đây là lần thứ ba công ty Nam Hải vi phạm luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật.

Ngay chính quyền liên bang Nga cũng tuyên bố sẽ kiểm tra các nhà máy biến chế cá tra, cá basa xuất cảng sang Nga. Hiệp hội biến chế và xuất khảu thủy sản Việt Nam cho hay, vào ngày 28 tháng 12, họ nhận được thông báo của ông Sergei Danvert, Giám đốc cơ quan kiểm dịch động thực vật liên bang Nga, nói rằng sang năm 2007, cơ quan này sẽ kiểm tra cử người sang Việt Nam kiểm tra tất cả các nhà máy biến chế cá tra, cá basa xuất cảng sang Nga.

Cơ quan kiểm soát liên bang Nga nói là họ không còn đủ kiên nhẫn khi gần đây tại cảng Saint Pertersburg đã thu giữ 4.800 kiện philê cá nhập từ Việt Nam được các nhà nhập cảng tìm đường thông quan thiếu hồ sơ hợp lệ.

JPEG - 39.5 kb

Tại Việt Nam, thì nhiều doanh nghiệp ở Cát Lái bị hải quan ở đây làm khó dễ đủ điều, trong hai ngày 29 và 30 tháng 12 năm 2006, nhiều doanh nghiệp đã đưa hàng vào cảng để xuất sang Hàn quốc nhưng đành phải đưa về và còn phải chạy đôn chạy đáo tìm thuê kho để bảo quản, vì hải quan Cát Lái không cho phép xuất khẩu. Một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng thủy sản sang Hàn quốc rầu rĩ than rằng: Đưa hàng vào cảng làm thủ tục thì hải quan từ chối giải quyết. Hỏi ra mới biết bên Hàn quốc và bộ Thủy sản, Tổng cục Hải quan vừa ban hành danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang Hàn quốc, tìm hoài chẳng thấy tên doanh nghiệp mình. Nếu có quy định thì tại sao không thông báo cho chúng tôi biết?

Chi cục phó chi cục hải quan cửa khẩu Sài Gòn khu vực 1 là ông Trần Hải Minh biện giải về việc này rằng: Mới đây, cục quản lý chất lượng an toàn về vệ sinh và thú y hải sản có văn bản gởi tới tổng cục Hải quan về việc cập nhật danh sách 298 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khảu thủy sản sang Hàn quốc (có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2006), chúng tôi đã phổ biến đến doanh nghiệp bằng hình thức thông báo trên mạng, dán trên bảng thông báo ở các chi cục, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không nắm bắt được thông báo này nên xảy ra “sự cố” trên.

JPEG - 24.4 kb

Nhiều chủ doanh nghiệp nói rằng bây giờ nghe ông Hải nói mới biết là có cái thông báo đó. Chúng tôi vẫn thường theo dõi tin tức, nếu đã đăng trên mạng chẳng lẽ tất cả chúng tôi đều không tìm thấy để đọc, còn dán tại bảng thông báo ở các chi cục thì dán ở đâu chúng tôi không biết chứ tại Cát Lái thì không. Hơn nữa nếu nói như ông Hải thì Thông báo có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7, tại sao sau cái ngày đó một số doanh nghiệp chúng tôi vẫn được xuất khẩu hàng sang Hàn quốc mà nay thì lại không được thông qua.

Những lời trần tình của các doanh nghiệp đầy tính thuyết phục, nhưng tại sao một sự cố gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp như thế mà không thấy họ có ý định làm đơn khiếu kiện đòi bồi thường. Đối với các nước, nếu gặp vấn đề như vậy chắc chắn doanh nghiệp sẽ đem ra kiện ở tòa, đây là chuyện rất bình thường, nhưng lại bất bình thường dưới chế độ cộng sản vì kiện ai và chắc chắn thua vì cả Tư pháp, Hành pháp và Lập pháp đều nằm gọn trong tay đảng cộng sản.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.