Đôi Điều Suy Tư Về Vai Trò Của Người Công Giáo Việt Nam Trong Tình Hình Hiện Nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 86.2 kb

Vụ việc Thái Hà và Tòa Khâm Sứ trong thời gian vừa qua không chỉ đơn thuần là việc đòi lại đất cho Giáo Hội mà còn là việc đòi lại công lý cho người dân. Việc xử lý của chính quyền Hà Nội bên ngoài thì rêu rao rằng “Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân” nhưng thực chất bên trong là để phục vụ cho lợi ích của giai cấp lãnh đạo, vì quyền lợi cá nhân. Và nhằm giữ lấy vai trò thống trị của mình, những người lãnh đạo nhà nước đã không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả việc phản lại lợi ích của nhân dân, chà đạp lên quyền tự do dân chủ của con người để chiếm lấy vị trí độc tôn của mình trên chính trường quốc gia.

Bản chất xấu xa ấy dù đã cố che đậy, giấu diếm bằng nhiều thủ đoạn bịp bợm, xảo trá nhưng như ông cha ta thường nói: “giấu đầu hở đuôi”. Người dân phần lớn đã hiểu và thấy bất bình, chán ghét cái mô hình XHCN được tô vẽ bằng những ngôn từ hết sức đẹp đẽ như: đó là một chế độ xã hội “không có người bóc lột người”, “mọi người đều bình đẳng”, “xây dựng một thế giới đại đồng”… nhưng thực chất thì đầy rẫy những bất công, bỉ ổi, dối trá…

Người dân đa số sống trong cảnh nghèo hèn, khổ cực, bị áp bức, bị bóc lột; cán bộ thì tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, quan liêu… Đó không chỉ là “sự tha hóa, biến chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” như Đại Hội Đảng lần thứ 10 đã nhận định, mà đó là sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách, lối sống của cả một hệ thống cơ chế từ trên xuống dưới. Nếu dùng một từ ngữ nào thật phù hợp để gọi tên cho chế độ xã hội này, thì có lẽ, cụm từ mà cách đây hơn hai ngàn năm, chúa Giê-Su đã dùng để gọi những kẻ đạo đức giả hình và độc ác là “những mồ mả tô vôi” thích hợp hơn cả, bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong thì xấu xa, thối nát.

Như trên đã nói, cuộc đấu tranh của giáo dân, các linh mục, giám mục ở Thái Hà, Tòa Khâm Sứ nói riêng và của cộng đoàn người công giáo Việt Nam nói chung vượt qua ranh giới của một cuộc đòi đất bình thường mà đó là cuộc đấu tranh đòi công lý, đòi thực hiện nhân quyền. Qua cuộc đấu tranh đó, chỉ rõ những bất công mà người dân phải chịu đựng, những phi lý đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Thế nhưng, tại sao cuộc đấu tranh đó lại không được sự ủng hộ của phần đông những người ngoại giáo đang chiếm một số lượng đông đảo trên đất nước ta?

Tôi còn nhớ, khi vụ việc Thái Hà đưa lên Ti vi trong những tin tức thời sự nóng hổi, có người ngoại giáo đã nổi xung “Giáo dân muốn ăn cướp đất à?”. Khi câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt bị cắt xén, đưa lên truyền hình để công kích, nhục mạ Người, có người bảo tôi “Sao ông cha ấy lại ăn nói như vậy chị nhỉ? Em nghe mà thấy hết sức phẫn nộ”. Còn sinh viên ngoại giáo thì cho rằng câu nói của TGM đã gây sự phản cảm cho nhiều người trong số họ …

JPEG - 74.5 kb

Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, thiết tưởng, lá “thư chia sẻ của một cán bộ nhà nước” kí tên là HTH trên VietCatholic News (thứ Hai 22/09/2008 ) đã nói rất khách quan và sâu sắc. Tác giả đã chỉ ra những lí do cơ bản như: Nhà nước nắm một hệ thống hùng hậu cơ quan thông tin đại chúng nên người dân không có điều kiện tiếp cận thông tin đa chiều, đa số người dân Việt Nam không có thiện cảm với người Công Giáo do không có điều kiên tiếp xúc và bị hệ thống tuyên truyền Nhà Nước nhồi sọ liên tục hàng mấy chục năm về những điều xấu của người Công Giáo…, cơ quan thông tin Nhà Nước đã thành công trong việc tách riêng cộng đồng Công Giáo, tạo cảm giác yêu sách của họ như là yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó xa rời nhân dân, liên quan mật thiết với ngoại bang…

Tác giả HTH đã chỉ ra cái nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kỳ thị của người ngoại giáo với người Công giáo trong xã hội chúng ta. Có thể xem đó là những nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó, theo tôi, một nguyên nhân chủ quan không kém phần quan trọng, đó chính là cách sống của người Công Giáo Việt Nam. Người ngoại giáo hiểu về đạo Công giáo không phải qua Kinh Thánh, qua các Lề luật, các điều răn… mà là qua cách sống của người Công Giáo. Chính cách sống đó diễn tả khuôn mặt của Đức Ki-Tô, của Giáo Hội ở trần gian. Liệu cách sống của người Công giáo hiện nay có giới thiệu được khuôn mặt Tình Yêu của Thiên Chúa cho mọi người? Hay là giới thiệu một khuôn mặt méo mó về Người? Trong cuộc sống của người Công giáo, có sự tồn tại của ganh ghét, đố kị, hiềm thù lẫn nhau trong chính cộng đồng người Công giáo với nhau; có những gia đình Công giáo đã đánh mất thuần phong mỹ tục, nền nếp gia phong; có những đứa con bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ mình; có những người cha, người mẹ làm gương mù, gương xấu cho con cái như bất hoà bất thuận, chửi mắng lẫn nhau…; có những người cha bê tha rượu chè, đánh đập vợ con…; có những người làm những việc vi phạm đức công bằng trong xã hội…

Rõ ràng, cộng với những nguyên nhân khách quan trên, cái nguyên nhân chủ quan đó góp phần tạo thêm một khoảng cách trong sự hiểu biết, đồng cảm của người ngoại giáo với người Công giáo, khiến cho con đường đi đến Công lý của chúng ta gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nó làm cho cuộc đấu tranh của chúng ta thiếu đi sự đoàn kết dân tộc – một yếu tố mà nếu không có chắc chắn sẽ khó đi đến thành công.

JPEG - 12.3 kb

“Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiên Chúa là Đấng Chân Thật”. Đó là gương mặt Thiên Chúa mà người Công giáo phải có nhiệm vụ giới thiệu về Người. Yêu thương là tha thứ. Yêu thương là hi sinh. Nhưng không có nghĩa là nhẫn nhục, là im lặng trước những bất công, những điều vô lý. Lên tiếng để đấu tranh cho Công Lý, đó cũng là hi sinh, đó chính là biểu hiện của tình yêu thương. Vậy, cách sống của người Công giáo chúng ta phải như thế nào để người ngoại giáo họ hiểu, họ tin vào việc làm của người Công giáo và họ nhận thức được rằng người Công giáo có đấu tranh cũng vì một mục đích, một lý tưởng cao đẹp.

Khánh Vân

Dòng Chúa Cứu Thế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.