Đồng Bào Nam Bắc California Tổ Chức Thắp Nến Và Hát Cho Dân Oan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo tin từ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, có 5.000 người Việt tại Little Saigon ở Nam California và 1.000 người Việt tại San Jose, Bắc California đã tham dự Thắp nến và Hát cho Dân Oan đáp lời kêu gọi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Ngày 10.8.2007, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhân danh Hội đồng Lưỡng viện, GHPGVNTN, kêu gọi đồng bào Phật tử và đồng bào các giới ở hải ngoại “hãy nghĩ tới tình cảnh đồng bào mà ra tay cứu trợ những người Dân oan khắp nước đang sống cảnh thiếu thốn bên lề đường công lý, trước công đường im ỉm, từ năm này sang tháng khác mấy mươi năm qua”. Hội đồng Viện Hóa Đạo cũng đã “thiết lập “Quỹ Cứu tế Dân oan” mong quyên góp để làm vơi bớt phần nào nỗi thống khổ, thiếu thốn trong những ngày khối dân oan toàn quốc chờ cánh cửa công lý mở ra”.

Đáp ứng lời kêu gọi này, nhiều tổ chức, hội đoàn ở hải ngoại đã tự động quyên góp, tổ chức những bữa ăn xã hội, v.v… để quyên góp hỗ trợ.

Riêng tại nam California, Thượng tọa Thích Viên Lý, nhân danh Văn phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, đã đứng ra tổ chức Một Đêm Nghệ sĩ Thắp Nến và Hát cho Dân Oan tại bãi đậu xe mênh mông trước Siêu thị Viễn Đông 3 ở thị trấn Garden Grove, Quận Cam. Khoảng 5.000 đồng bào đáp ứng tham dự từ 18 giờ tối đến khuya thứ bảy 13.10.2007. Nhờ sự vận động của các Nghệ Việt Dzũng, Nam Lộc, v.v… trên 50 ca sĩ, bốn ca đoàn Tù Ca Xuân Điềm, Nắng Mới, Phong trào Hưng Ca và Trung tâm Asia cùng với Ban Nhạc Moonflower đã trình diễn liên tục trong một chương trình nhạc hào hứng. Đặc biệt Nhạc cảnh Tiếng Dân Oan bị công an đàn áp do ban Tù ca Xuân Điềm và Hùng ca Tuổi trẻ Phù Đổng của Tổng hội Sinh viên Việt Nam Nam California trình diễn đầy biểu tượng và gây xúc động người xem. 17 xướng ngôn viên điều hợp nhịp nhàng và tài ba chương trình Hát cho Dân oan là những vị Uyển Diễm, Việt Dzũng, Đỗ Tân Khoa, Vy Lan, Nam Lộc, Khúc Minh, Minh Phượng, Mai Phương, Orchid Lâm Quỳnh, Đinh Quang Anh Thái, Quốc Thái, Minh Thư, Lê Xuân Trường, Ngụy Vũ và Trang Yên Vy. Với trên 50 Ca sĩ được mến mộ như Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế, Phương Dung, Trọng Nghĩa, Dạ Nhật Yến, Mỹ Lan, Dạ Lan, Thiên Kim, Nguyễn Hồng Nhung, Ánh Minh, Bích Châu, Lê Huy Phong, Nguyễn Tiến Dũng, em Trần Thiện Anh Chí, v.v…

Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo gồm có Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức, Hòa thượng Thích Chơn Trí, Hòa thượng Thích Huyền Việt, Thượng tọa Thích Viên Lý, Thượng tọa Thích Giác Đẳng và Cư sĩ Võ Văn Ái tham dự Đêm Hát cho Dân Oan cùng với các Thượng tọa Thích Viên Thành, Thích Viên Huy, Thích Minh Nguyện. Hội đồng Liên tôn cũng đến tham dự với chư vị Linh mục Mai Khải Hoàn, Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu (Giáo hội Hòa Hảo), Chánh trị sự Hà Vũ Băng (Giáo hội Cao Đài), Mục sư Trần Thanh Vân (Giáo hội Tin Lành). Chư Tôn đức Văn phòng II Viện Hóa Đạo cùng với quý vị đại diện Hội đồng Liên tôn chủ trì Lễ Thắp Nến đưa ngọn lửa thiêng thổi bùng lên hàng nghìn ngọn nến trên tay đồng bào tham dự như một lời nguyện cầu và nhớ tưởng khối Dân oan trong nước. Gia Đình Phật tử miền Quảng Đức dưới sự hướng dẫn của Huynh trưởng Lê Quang Dật cũng đã đóng góp tích cực vào đêm Thắp Nến.

Hiện diện còn có các vị đại biểu chính quyền địa phương như Thượng Ngị sĩ Tiểu bang Lou Correa, Thị trưởng thành phố Garden Grove Bill Dalton, Dân biểu Trần Thái Văn, các Nghị viên Hội đồng Thành phố Dina Nguyễn, Mark Rosen, Andy Quách, Steven R. Jones, Tạ Đức Trí, Andrew Đỗ, các Ủy viên Hội đồng Giáo dục Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Diệp Nguyên Trường, v.v…

Đêm Thắp Nến và Hát cho Dân oan được mở đầu với phần giới thiệu Thơ Tù của Hòa thượng Thích Quảng Độ do nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái trình bày. Theo nhà thơ, Thơ tù không kêu gọi căm thù mà chỉ nói lên thực trạng chưa hề có trong lịch sử hai nghìn năm Việt Nam. Đó là một hệ thống nhà tù khổng lồ giam nhốt hàng triệu tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo. Và cũng chưa có thời đại nào mà chư Tăng và Phật tử bị giam nhốt đông đúc như thế.

JPEG - 77.1 kb

JPEG - 35.7 kb

JPEG - 25.9 kb

Từ Thanh Minh Thiền viện, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã thu băng gửi đến Lời cảm tạ Đồng bào hải ngoại hưởng ứng cứu trợ Dân oan. Ban tổ chức Đêm Thắp Nến và Hát cho Dân Oan đã phát lên máy vi âm giọng nói của Hòa thượng như sau:

Lời Cảm Tạ Của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Kính thưa quí vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ,
Đồng bào các giới và Đồng bào Phật tử ở hải ngoại,

Tôi vui mừng được biết quí liệt vị đã nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ Qũy Cứu tế Dân Oan của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nên thời gian qua quí liệt vị ở khắp năm châu đã góp sức quyên góp hỗ trợ mong chia sẻ nỗi thống khổ, thiếu thốn của tập thể Dân oan đi khiếu kiện trong nước.

Tôi xin thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ngỏ lời trân trọng cảm ơn. Đa số Dân oan là nông dân, họ bị tham quan ô lại nơi làng xã cướp mất ruộng vườn, nhà cửa, tài sản, và bị xâm phạm nhân phẩm từ hơn hai mươi năm qua. Dân oan đi khiếu kiện là phản ứng của người nông dân trước các bất công xã hội. Nhưng tiếc thay không được Nhà cầm quyền xử lý công minh. Khiến cho sự bất công ngày càng chồng chất, biến thành cuộc bùng nổ xã hội làm thương tâm mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.

Phản ứng của kẻ tu hành như chúng tôi là ra tay cứu trợ, mong bù đắp phần nào sự thiếu thốn hằng ngày của biết bao vạn gia đình người đi khiếu kiện. Đồng bào ta nghìn đời vốn biết “vô phúc đáo tụng đình”, nhưng đồng thời người dân Việt Nam giữ sẵn trong tâm giải pháp cứu kẻ oan ức trên bước đường cùng, bằng bức cẩm nang mười bốn chữ ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đất nước ngửa nghiêng, ly loạn hơn sáu mươi năm, lòng dân ly tán.

Mừng thay hôm nay được chúng kiến tinh thần “nhiễu điều phủ lấy giá gương” vẫn còn nguyên vẹn trong lòng người Việt hải ngoại, dù không gian xa cách nghìn trùng và thời gian ly biệt đã 32 năm tròn, và vẫn thể hiện nơi tấm lòng tương trợ, qua những lần quyên góp, hội họp lo toan hay những đêm thắp nến nguyện cầu.

Thưa quí liệt vị,

Người Tăng sĩ Phật giáo sống trên đời cốt viên thành hai sự nghiệp: “Trên cầu trí giác, dưới cứu chúng sinh”. Tuy hai nhưng vẫn là một ý chí không tách lìa, như hai bánh xe đưa cỗ xe cứu độ rong ruỗi cõi trần gian. Vì vậy người theo Phật quan niệm “Cứu chúng sinh tức cúng dường chư Phật”.

Nên chúng tôi mong mỏi rằng, dù chúng ta có khác nhau vì chính kiến, vì tôn giáo, vì địa phương, vì giai tầng xã hội, chúng ta vẫn hòa quyện trong nhau nơi tình nghĩa đồng bào để tương trợ, cứu nguy nhau khi tắt lửa tối đèn, khi khốn cùng, nguy biến. Không phát xuất từ mối tình nghĩa đồng bào, đùm bọc, cưu mang nhau, thì nòi giống khó trường tồn, đất nước khó phát huy. Quê hương còn chìm đắm lâu nữa trong cơn tha hóa, loạn tưởng.

Trong những ngày khó khăn, bức bách nơi quê nhà, mà tôi và chư Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội chúng tôi đang phải chịu đựng, xin quí vị cùng với chúng tôi một phút yên lặng nhớ nghĩ đến những Dân oan khốn cùng, tuyệt vọng, để quyết chí khởi đầu kỷ nguyên sum họp, xây dựng và yêu thương, nhằm xóa tan một thời đại hắc ám, đố kỵ, hãm hại nhau vì những ý tưởng phi dân tộc.

Cùng với lời cám tạ chân thành, tôi xin cầu chúc quí liệt vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ, Đồng bào các giới và Đồng bào Phật tử ở hải ngoại vạn sự cát tường, thân tâm an lạc.

Từ Thanh Minh Thiền Viện ở Sài gòn

Sa môn Thích Quảng Độ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.