EU thông qua một chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu

EU thông qua chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan tham gia vào hoặc liên quan đến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới, bất kể chúng xảy ra ở đâu.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay [7/12/2020], Hội Đồng [Council of the European Union – Hội Đồng Bộ Trưởng] đã thông qua một quyết định và một quy định thiết lập một chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu. Lần đầu tiên, EU tự xây dựng cho mình một khuôn khổ cho phép EU nhằm vào các cá nhân, tổ chức và cơ quan – bao gồm cả các chủ thể nhà nước và phi nhà nước – phải chịu trách nhiệm khi tham gia vào hoặc liên quan đến những vi phạm và sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới, bất kể chúng xảy ra ở đâu.

Các biện pháp hạn chế như vậy sẽ quy định lệnh cấm đi lại áp dụng đối với các cá nhân và đóng băng các quỹ áp dụng đối với cả các cá nhân và tổ chức. Ngoài ra, các cá nhân và tổ chức ở EU sẽ bị cấm cung cấp tiền cho những cá nhân hay tổ chức bị liệt vào danh sách, dù trực tiếp hoặc gián tiếp.

Khuôn khổ dành cho các biện pháp hạn chế có mục tiêu được áp dụng đối với các hành vi như diệt chủng, tội ác chống lại loài người và những vi phạm hoặc sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng khác (ví dụ: tra tấn, nô lệ, giết người phi pháp, bắt giữ hoặc giam giữ tùy tiện). Những vi phạm hoặc sự lạm dụng nhân quyền khác cũng có thể thuộc phạm vi của chế độ trừng phạt này khi những vi phạm hoặc sự lạm dụng đó phổ biến, có hệ thống hoặc đáng lo ngại đối với các mục tiêu của chính sách an ninh và đối ngoại chung được quy định trong Hiệp Ước (Điều 21, Hiệp Ước về Liên Minh Châu Âu – TEU [Treaty on European Union]).

Trên cơ sở đề xuất của một quốc gia thành viên hoặc Đại Diện Cấp Cao của EU về Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh, Hội Đồng sẽ có hành động bao gồm thiết lập, xem xét và sửa đổi danh sách trừng phạt.

Quyết định ngày hôm nay nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền vẫn là nền tảng và ưu tiên trong hành động đối ngoại của Liên Minh Châu Âu và nó cho thấy quyết tâm của Liên Minh Châu Âu trong việc xử lý các vi phạm và sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng.

Các đạo luật pháp lý liên quan đã được đăng trên Tạp Chí Chính Thức [của EU – Official Journal of the European Union].

Thông tin nền

Vào ngày 9 tháng 12 năm 2019, Hội Đồng hoan nghênh việc Đại Diện Cấp Cao khởi động công tác chuẩn bị nhằm thiết lập một chế độ chung của EU về các biện pháp hạn chế chống lại những vi phạm và sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng.

Vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, Hội Đồng đã thông qua các kết luận về Kế Hoạch Hành động của EU về Nhân Quyền và Dân Chủ giai đoạn 2020-2024, trong đó đề ra mức độ tham vọng và các ưu tiên của EU ở lĩnh vực này trong quan hệ của mình với tất cả các nước thứ ba. Trong kế hoạch hành động của mình, EU đã cam kết phát triển một cơ chế trừng phạt nhân quyền toàn cầu mới của EU nhằm xử lý những vi phạm và sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Nguồn: Phái Đoàn EU tại Việt Nam

Bản Anh ngữ:

EU adopts a global human rights sanctions regime

The Council today adopted a decision and a regulation establishing a global human rights sanctions regime. For the first time, the EU is equipping itself with a framework that will allow it to target individuals, entities and bodies – including state and non-state actors – responsible for, involved in or associated with serious human rights violations and abuses worldwide, no matter where they occurred.

Such restrictive measures will provide for a travel ban applying to individuals, and the freezing of funds applying to both individuals and entities. In addition, persons and entities in the EU will be forbidden from making funds available to those listed, either directly or indirectly.

The framework for targeted restrictive measures applies to acts such as genocide, crimes against humanity and other serious human rights violations or abuses (e.g. torture, slavery, extrajudicial killings, arbitrary arrests or detentions). Other human rights violations or abuses can also fall under the scope of the sanctions regime where those violations or abuses are widespread, systematic or are otherwise of serious concern as regards the objectives of the common foreign and security policy set out in the Treaty (Article 21 TEU).

It will be for the Council, acting upon a proposal from a member state or from the High Representative of the EU for Foreign Affairs and Security Policy, to establish, review and amend the sanctions list.

Today’s decision emphasises that the promotion and protection of human rights remain a cornerstone and priority of EU external action and reflects the EU’s determination to address serious human rights violations and abuses.

The relevant legal acts have been published in the Official Journal.

Background

On 9 December 2019, the Council welcomed the launch by the High Representative of preparatory work to establish an EU regime of general scope for restrictive measures against serious human rights violations and abuses.

On 17 November 2020, the Council approved conclusions on the EU Action Plan on Human Rights and Democracy 2020-2024 which set out the EU’s level of ambition and priorities in this field in its relations with all third countries. In the EU Action Planthe EU committed to developing a new horizontal EU global human rights sanctions regime to tackle serious human rights violations and abuses worldwide.

Source: Council of the European Union

https://www.consilium.europa.eu/en/press/press-releases/2020/12/07/eu-adopts-a-global-human-rights-sanctions-regime/

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.