Facebook kiểm duyệt nội dung Thiên An Môn

Ngày 5/6/1989, vào gần giữa buổi trưa sau hôm phong trào Mùa xuân Bắc Kinh của sinh viên bị chính quyền dìm trong biển máu, một người đàn ông, còn trẻ - về sau được báo chí quốc tế gọi là "Tank Man" đã đứng ra cản đường đoàn chiến xa quân đội Trung Quốc tiến vào quảng trường Thiên An Môn. Ảnh: New York Times
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cộng đồng facebookers ở Việt Nam đang lan truyền một thông tin hoàn toàn không tốt lành về chính sách kiểm duyệt gắt gao của Facebook bằng tiện ích báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng – dòng trạng thái (status) của chủ trang không đến được với các bạn bè tương tác vì bị cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng này của Facebook diễn ra xung quanh việc các Facebookers có các bài viết (status) về sự kiện 30 năm chính quyền Trung Quốc thực hiện thảm sát Thiên An Môn.

Sự kiện Thiên An Môn là một khúc bi tráng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Vào tháng 4/1989, hàng trăm ngàn sinh viên, thanh niên và giáo viên ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc đã tiến hành biểu tình đòi tự do, dân chủ. Vào đêm 3 rạng sáng ngày 4/6/1989, chính quyền Trung Quốc đã cho xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh nổ súng xối xả vào đám đông biểu tình.

Con số người biểu tình thiệt mạng được cho là từ 5.000 – 11.000 người và hàng ngàn người khác bị thương. Ngay lập tức, nhiều nước trên thế giới đã lên án Trung Quốc là đã thực hiện “một tội ác kinh tởm”, và Mỹ cùng đồng minh đã tiến hành cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.

Vào ngày 2/6/2019, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, ông Ngụy Phương Hòa tại Đối Thoại Shangri-La ở Singapore đã trắng trợn tuyên bố rằng ”việc Trung Quốc tiến hành đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn là đúng đắn nhằm bảo vệ ổn định chính trị”.

Trong ngày 3/6/2019, các Facebookers có ảnh hưởng trên mạng đã tập trung thông tin về sự kiện Thiên An Môn và chỉ trích quan điểm diều hâu của ông Ngụy Phương Hòa. Hầu hết các dòng trạng thái hay của các Facebookers có tăm tiếng đều bị đóng và bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Facebooker – nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải cho biết: ông  viết một status khá dài về sự kiện Thiên An Môn có kèm hình người bị bắn chết, ngay lập tức Facebook thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông bèn copy lại bài viết và post kèm theo hình “tank man” nổi tiếng, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông copy lại và chỉ cho đăng bản word – bản chỉ có chữ cũng bị FB thông báo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Sau đó, ông chụp màn hình các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của FB đưa lên trang cá nhân cũng bị Facebook báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Ông Chu Vĩnh Hải nói: “Rõ ràng, Facebook đang tiến hành kiểm duyệt gắt gao các thông tin về sự kiện bi thảm Thiên An Môn. Ai bảo Facebook không hợp tác với kẻ thủ ác?”

Facebooker Nguyễn Đạt cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết về sự kiện Thiên An Môn. Thậm chí khi Faceboker này chia sẻ hoặc copy các bài viết liên quan đến Thiên An Môn cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Facebooker Nguyễn Bắc Tiến cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết, chia sẻ hoặc copy các bài liên quan đến sự kiện Thiên An Môn.

Cộng đồng mạng đang sôi nổi lý giải hiện tượng Facebook khóa các bài viết liên quan đến sự kiện Thiên An Môn. Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo cho rằng: “Có thể do FB nhân nhượng, hợp tác với an ninh mạng của các chế độ độc tài. Nhưng cũng có thể do an ninh mạng của các chế độ ấy khai thác lỗ hổng kỹ thuật của FB (máy móc xử lý khi có nhiều báo cáo từ an ninh mạng của nhà nước độc tài giả danh facebooker)”.

Facebooker Nguyễn Tâm cho rằng: “ Hoặc là Facebook đang nghiêng ngửa theo quyền lực của anh Tàu cộng, hoặc nó đang áp dụng nội quy một cách cứng nhắc. Hy vọng là nó cứng nhắc chứ không phải nghiêng ngửa”. Còn facebooker  Đào Nguyên Ngọc cho rằng: “Có bọn tin tặc luôn rình rập báo cáo bài viết của những người có sức ảnh hưởng đến độc giả. Rất dễ hiểu”.  Facebooker Trần Duy Bình nói: “Từ lâu tôi cũng đã nghi ngờ, và giờ có quá nhiều người phàn nàn về sự kiểm duyệt của Facebbook. Khẳng định chắc chắn Facebook bị chi phối bởi chính trị, có sự bắt tay dưới gầm bàn với chính giới”.

Người dùng Facebook ở Việt Nam đang nhìn về Mark Zuckerberg với nhiều nghi ngại. Bài viết “Facebook đang hợp tác với chính quyền Việt Nam như thế nào?” trên trang Luật Khoa (https://www.luatkhoa.org/2019/05/facebook-dang-hop-tac-voi-chinh-quyen-viet-nam-nhu-the-nao/) cho biết: “Thông tin từ báo cáo minh bạch mới đây của Facebook cho thấy trong nửa sau năm 2018 Việt Nam đã gửi hàng loạt yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin dữ liệu về người dùng Facebook tại Việt Nam.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam nhưng mức độ hợp tác giới hạn vào việc ngăn chặn tiếp cận nội dung, chứ chưa đến mức cung cấp thông tin người dùng”. Bài viết này còn cho biết thêm: “Facebook áp dụng các yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp cận với nội dung tùy vào luật địa phương mỗi nước. Cho nên nếu nội dung bị ngăn chặn thì chỉ là với người dùng Facebook trong khu vực quốc gia nơi Facebook đã nhận và chấp thuận yêu cầu, chứ không áp dụng với người dùng Facebook khắp nơi”.

Nhiều Facebookers đã lên án FB vì quá ham lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, có facebooker đã nói: “Mark bẩn! Facebook cũng bẩn!

Tâm Don

Nguồn: VNTB

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.