Formosa, bướu ung thư ác tính trên cơ thể Việt Nam

Thảm họa Formosa.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 6 tháng 4 năm 2019 Giám đốc Công an Hà Tĩnh gửi UBND Hà Tĩnh công văn số 495/CAT-CSMT được nhiều tờ báo trong nước đăng lại với cái tựa: “Công an Hà Tĩnh bó tay với Formosa” có nội dung Formosa Hà Tĩnh đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng nghìn chất thải khác nhau tất cả đều rất độc hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên Formosa Hà Tĩnh không hợp tác với cơ quan chức năng để theo dõi xử lý mặc dù cảnh sát điều tra môi trường đã gửi văn bản yêu cầu Formosa nhiều lần phải báo cáo các chất thải gây nguy hại.

Sau ba ngày bài báo này đã bị gỡ tuy nhiên trên nhiều cơ quan truyền thông hải ngoại lẫn mạng xã hội đều lan truyền thông tin này như một bằng chứng cụ thể do công an xác định về hành vi xả chất thải công nghiệp gây tác hại trực tiếp cho môi trường mà người dân sống gần là những nạn nhân đầu tiên.

Hầu hết người Việt tuy vẫn bị mang tiếng là bàng quan trước mọi diễn biến chính trị nhưng khi nghe nói đến chữ “Formosa” thì phản ứng của mọi người đa số là giống nhau: Giận dữ và đau lòng. Giận dữ vì từng có một thời gian dài sau khi Formosa bị phát hiện là nguyên nhân gây cho cá chết hàng loạt tại nhiều tỉnh duyên hải miền Trung thì bàn ăn của đồng bào cả nước vắng bóng các loại cá như thường nhật. Họ đau lòng vì biết cả triệu người miền Trung bị ảnh hưởng tới công ăn việc làm và cái đói nghèo vốn đã đè nặng lên gia đình họ nay viễn ảnh rách rưới lại càng rõ rệt hơn sau khi nhà máy Formosa chính thức hoạt động.

Người dân cà nước còn nhớ vụ hàng ngàn người dân Thị xã Kỳ Anh tập trung đông chưa từng có trước cổng chính của tập đoàn Formosa vào sáng ngày 2 tháng 10 năm 2016 yêu cầu trả lại biển sạch cho họ sau khi phát hiện Formosa đã thải hàng tấn hóa chất độc công nghiệp gây ra cái chết hàng loạt cho cá ven biển trải dài hơn ba trăm cây số. Tiếp theo sau đó là hàng loạt vụ biểu tình đòi bồi thường thiệt hại cho dân chúng cũng như đòi chính quyền phải đóng cửa nhà máy này vì hóa chất cũng như khí thải của nó gây bệnh tật cho người dân địa phương và vùng phụ cận. Trước sức ép của dư luận và các cuộc biểu tình không ngưng nghỉ, Công ty Formosa Hà Tĩnh thừa nhận gây ra vụ cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam và đồng ý bồi thường 500 triệu đôla cho chính phủ Việt Nam.

Mức bồi thường 500 triệu đô la dành cho 3 vấn đề: thiệt hại của người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và bồi thường phục hồi môi trường biển cho 4 tỉnh bị ảnh hưởng chính là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên−Huế là gần 4 triệu người. Số tiền nhỏ nhoi ấy cũng không được tới tay nạn nhân mà hầu như có khiếu kiện mới được lãnh tiền. Cách giải quyết quan liêu này một lần nữa gây bức xúc cho dân chúng khiến hàng chục cuộc biểu tình đòi công bằng lại nổ ra giữa lúc biển tiếp tục chết, bầu trời Kỳ Anh Hà Tĩnh tiếp tục nhận luồng khói của nhà máy thép Formosa gây không biết bao nhiêu di hại cho sức khỏe người dân.

Formosa có tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300 ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025 ha và diện tích mặt nước hơn 1.293 ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Không cần phải là một kỹ sư hay tiến sĩ, người dân cũng thấy rõ, mức giá này quá rẻ, gần như cho không.

Không phải chính phủ Việt Nam không biết thành tích của Formosa đối với gây nguy hại môi trường biển. Gần nhất là bài học của Campuchia, năm 1998, Formosa đã thải 3.000 tấn chất thải hóa học ra vịnh Thái Lan, gần cửa biển Sihanoukville và bị buộc phải bồi thường 13 triệu đô la. Năm 2009, tập đoàn này đã “vinh hạnh” nhận giải “Hành tinh đen” do Ethecon, tổ chức bảo vệ môi trường của Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp vào việc phá hủy môi trường” trao tặng. Tại Đài Loan nơi mà Formosa được sinh ra không ít lần nó bị đồng hương biểu tình đòi giải thể vì cách làm ăn thiếu lương thiện của nó. Tại Mỹ, nơi môi trường được giữ kín kẽ nhất thế giới đã cho Formosa rất nhiều bài học khi tập đoàn này có hành vi khuất tất trong việc gây nguy hiểm môi sinh.

Một năm sau khi sự cố Formosa xảy ra, ngày 25 tháng 7 năm 2017, báo Tiền Phong có đăng bài viết: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Formosa: Nếu lại vi phạm, nhất quyết đóng cửa.” Cụ thể, Thủ tướng đã nhấn mạnh rằng: “Tinh thần lớn là nếu không an toàn thì không sản xuất” và “Nếu vi phạm trở lại thì phải đóng cửa nhà máy này”.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hôm 24/7/2017. Ảnh: TPO/TTXVN.Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: TPO/TTXVN.
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hôm 24/7/2017. Ảnh: TPO/TTXVN.

Và hai năm sau, lời của thủ tướng đương nhiệm có vẻ bị Formosa thách thức thông qua công văn của Công an tỉnh Hà Tĩnh “kêu cứu” chính phủ vì cung cách bất tuân pháp luật mà tập đoàn này đang hành xử.

Nếu công an Hà Tĩnh bức xúc một thì dân chúng tại khu vực bị ảnh hưởng có lẽ bức xúc đến mười. Sức khỏe gia đình họ bị đe dọa nghiêm trọng, công ăn việc làm của họ kể như trở về con số không và tương lai cuộc sống của gần hai triệu con người trực tiếp bị ảnh hưởng sẽ ra sao nếu hàng ngàn tấn hóa chất len lỏi vào nguồn nước biển?

Ai là người trách nhiệm khi vận động chính phủ cung cấp giấy phép cho tập đoàn Formosa vào Việt Nam để lại di chứng khó xóa sạch trên bản đồ môi sinh của thế giới?

Chính là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy, nguyên Chủ Tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam khóa 13, khóa 14 người chính thức đặt bút ký đầu tiên khi đề nghị chính phủ Nguyễn Tấn Dũng duyệt xét. Người trách nhiệm thứ hai là Bộ Trưởng Tài Nguyên – Môi Trường Trần Hồng Hà, đáng ra phải cho khảo sát dự án lại nhanh chóng cho phép Formosa được sinh ra. Đứa con thiếu tháng ấy bây giờ đã trở thành một bướu độc ung thư gây lo sợ cho hàng triệu người Việt Nam không những chung quanh nó mà có lẽ sẽ di căn trên khắp nước.

Ông Võ Kim Cự thì bặt vô âm tín, nhưng ông Trần Hồng Hà vẫn còn đó trên chiếc ghế Bộ Trưởng Tài Nguyên – Môi Trường và sáng ngày 5 tháng 6 năm 2018, trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc Hội, ông Trần Hồng Hà khẳng định về việc xả thải của nhà máy Formosa “đảm bảo an toàn về môi trường”.

Là một Bộ trưởng phụ trách môi trường, tức là lá phổi của toàn dân Việt Nam nhưng cung cách mà ông Hà nói trước Quốc Hội khiến người ta khó thể tin nổi vào lúc ấy cho đến gần một năm sau thì Công an tỉnh Hà Tĩnh xác nhận những khẳng định của ông bộ trưởng là hoàn toàn dối trá.

Trên lá phổi của Việt Nam đã đóng dấu ấn có hình dạng Formosa và di chứng của nó liệu kéo dài tới bao lâu sau khi ông Trần Hồng Hà lại hạ cánh an toàn như Võ Kim Cự?

Mặc Lâm

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.