Gần nửa thế kỷ, “cây cầu Hiền Lương” vẫn chưa được nối liền

Đường huyết mạch về miền Tây xuống cấp, mất an toàn giao thông. Trong ảnh, nhiều ổ voi, ổ gà trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Báo Giao thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đọc thấy trên trang Facebook của một bạn viết như thế này: “Một bạn chia sẻ, ‘Cứ mỗi lần ra Bắc là thấy ấm ức thay cho người miền Tây, dù mình không phải là người dân nơi đây. Một vùng trọng điểm xuất khẩu nông thủy sản lớn nhất nước mà đường xá không bằng phân nửa của một tỉnh phía Bắc. Mình đi ra Bắc thấy đường xá ngon lành, rộng dư thừa, trong khi miền Nam thì quá tệ, trong khi kinh tế Miền Nam lao động sản xuất khó nhọc đóng thuế nuôi bộ máy công chức công quyền bộ ngành miền Bắc ăn trắng mặc trơn. Thật bất công! Vì sự bất công này mà ĐBSCL trở nên tụt hậu lam lũ và bị chê là có trình độ văn hóa thấp nhất, trở thành vùng trũng về kinh tế giáo dục y tế. Miền Tây đã bị lãng quên hơn một thập kỷ nay. Thương người miền Tây!'”

Sự bất công vùng miền là một thực tế mà không ai dám nói ra. Như Sài Gòn làm ra tiền nhiều nhất nhưng phải đóng thuế tới 82%, nhiều nhất nước (Hà Nội đứng thứ nhì 65%), nên không còn lại được bao nhiêu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cứ nhìn giữa Hà Nội và Sài Gòn là biết, hầu hết những công trình lớn đẹp của Hà Nội là do nhà nước đầu tư, còn ở Sài Gòn hầu hết những tòa nhà lớn, buiding đẹp đẽ là từ các công ty nước ngoài, công ty tư nhân, chứ bản thân Sài Gòn mấy mươi năm nay rồi một cái quảng trường cũng không có, một cái sân bóng đá quốc tế không có.

Thôi thì thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN, được đầu tư nhiều nhất cũng phải thôi. Nhưng có những cái không hợp lý lắm như khi đại dịch xảy ra, trong khi Hà Nội dịch nhẹ thì được chích vaccine loại tốt, chích nhiều, chích sớm hơn Sài Gòn bị dịch nặng, mặc dù Sài Gòn đóng góp vào quỹ vaccine nhiều nhất; còn nữa, khi dịch xảy ra mới thấy hệ thống y tế ở cái thành phố làm ra tiền nhiều nhất mà thiếu thốn đủ thứ. Và có thể nói những điều đó cũng góp thêm nguyên nhân khiến nhiều người dân Sài Gòn chết oan ức trong mùa dịch, bên cạnh những chính sách chống dịch chủ quan, duy ý chí, ngu dốt, sai lầm của nhà nước.

Trở lại khu vực miền Tây làm ra lúa gạo xuất khẩu nuôi cả nước mà không được đầu tư gì, nên biết bao người phải bỏ xứ mà đi, lên thành phố làm công nhân, làm đủ thứ nghề hoặc như con gái thì đi lấy chồng Đài chồng Hàn… Cả nước chỉ có 16/63 tỉnh thành có đóng góp về Trung Ương từ nguồn thu của mình. Một số tỉnh không đóng đồng nào, thậm chí bị xếp vào diện nghèo nhưng lại thường xuyên “đẻ” ra nhiều dự án để “vòi” tiền như xây tượng đài, xây phi trường – mà thực sự thì trong một quốc gia còn nghèo có quá nhiều phi trường để làm gì, ở những tỉnh nhỏ số lượng hành khách đi máy bay có đủ bù lỗ cho kinh khí vận hành một phi trường hàng năm không, trong khi ngành đường sắt quan trọng hơn, rẻ hơn thì lại không đầu tư, mãi đến bây giờ vẫn là loại đường sắt khổ nhỏ 1m đã xây từ thời Pháp thuộc? Chưa kể, một vài tỉnh nói là nghèo nhưng dân đâu có nghèo? Ví dụ: “Tỉnh nghèo Nghệ An thuộc tốp sở hữu xe hơi nhiều nhất Việt Nam” (VOA), “Nghệ An – Hà Tĩnh là tỉnh nghèo lại mua nhiều ôtô” (Lao Động)… Nếu đi ra một số tỉnh miền Trung phía Bắc, miền Bắc thì thấy hạ tầng cơ sở, đường xá được xây dựng ngon lành gấp bao nhiêu so với miền Tây…

Còn trong chuyện đi du học, đi tu nghiệp ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài thông qua con đường nhà nước thì luôn luôn lọt vào Hà Nội và miền Bắc! Cho nên tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngoài Bắc đầy còn dân miền Tây bao nhiêu phần trăm tốt nghiệp được đại học?

Gần nửa thế kỷ rồi nhưng có những thực tế phũ phàng vẫn còn. Đó là sự bất công, bất bình đẳng giữa hai miền. Và sự hằn thù, thù hận đối với chính thể Việt Nam Cộng Hòa, với lá cờ vàng, không chỉ từ đảng và nhà nước cộng sản mà ngay cả đám hậu sinh, sinh sau đẻ muộn không dính dáng gì tới cuộc chiến tranh Việt Nam cũng vậy. Từ câu chuyện buổi biểu diễn của ca sĩ Khánh Ly bị dẹp vì có bài hát “Gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những câu, những cụm từ “hai mươi năm nội chiến từng ngày” hay “một lũ lai căng, một lũ bội tình”; cái miếu thờ “Người ở lại Charlie” – Trung tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng cứ điểm Sạc Ly, tử trận ngày 12/4/1972, vừa bị ai đó đập phá tan nát, cho tới việc ca sĩ trẻ người Úc gốc Việt, Hanni Phạm bị tẩy chay vì cha mẹ gốc Việt Nam Cộng Hòa… chỉ là vài ví dụ gần đây nhất. Và nếu vào đọc những comment của cái đám dư luận viên cho tới đám trẻ bị “nhồi sọ” này bên dưới những trang được lập ra để “phong sát” cô ca sĩ này, bạn sẽ rùng mình vì những từ ngữ đầy hận thù của họ.

Nhìn lại, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995 – 20 năm sau khi cuộc chiến tranh kết thúc.

Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 – 12 năm sau cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, nhưng trên thực tế xung đột, đụng độ vẫn tiếp tục cho tới năm 1988 cũng là năm Trung Cộng chiếm Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nghĩa là chỉ có 3 năm mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” với đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc rồi.

Trong khi đó với chính những người cùng dòng máu tổ tiên, cùng chung lãnh thổ thì gần nửa thế kỷ rồi vẫn sùng sục căm thù, vẫn có những chính sách phân biệt Bắc-Nam. Tại sao vậy?

Có một so sánh dễ hiểu, trong đời thường, nếu bạn mất một việc làm, nếu bạn chia tay hay bị ai đó chia tay, bạn sẽ nhanh chóng quên đi và trở lại trạng thái tâm lý bình thường, hay xử sự bình thường, nếu bạn có một công việc mới tốt hơn, nếu bạn có được một người mới tốt hơn người cũ về nhiều mặt. Nếu hiện tại tốt đẹp hơn quá khứ thì quá khứ sẽ dễ dàng được quên đi, nhưng nếu hiện tại tồi tệ hơn thì quá khứ sẽ khó quên – hoặc tiếc nuối, hoặc thù hận. Và tôi không thấy có cách lý giải nào khác hơn. Đối với những người miền Nam tại sao gần nửa thế kỷ họ vẫn nhớ tới giai đoạn 1954-1975 là vì giai đoạn đó về nhiều mặt vẫn tốt đẹp hơn. Còn đối với đảng và nhà nước cộng sản, dù chiến thắng bằng quân sự nhưng cuối cùng họ lại là bên thua cuộc, thua cả Mỹ, thua cả VNCH. Với Mỹ, họ thua vì họ đã phải phản bội lại toàn bộ lý thuyết, lý luận, lý tưởng XHCN, CSCN để học theo cách làm ăn kinh tế thị trường của bên tư bản Mỹ và phương Tây, xài đồ Mỹ, cho con cháu đi du học ở Mỹ, mua nhà hưởng già ở Mỹ… Với VNCH, sau gần nửa thế kỷ, nước Cộng hòa XHCN VN bây giờ về nhiều mặt vẫn thua xa thời VNCH, nhất là về mặt tự do, dân chủ, nhân bản.

Chính đảng cộng sản đã gây ra cuộc nội chiến 30 năm tang thương trên đất nước này, và cũng chính họ, thay vì “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” như họ đã và đang làm với Trung Cộng, thì lại cứ tiếp tục gây chia rẽ, tiếp tục khoét sâu vết thương trong lòng người miền Nam!

Nếu như đối với Mỹ, một mặt thì đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cần tới chính phủ Mỹ về cả kinh tế lẫn sức mạnh quân sự để tạo thế cân bằng trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương, để Trung Cộng bớt bắt nạt, nhưng mặt khác thì họ vẫn gắn bó, lệ thuộc vào Trung Cộng về chính trị để bảo vệ chế độ, khi cần thì họ vẫn chọn Nga, Tàu chứ không phải chọn Mỹ và các nước dân chủ phương Tây. 4 lần bỏ phiếu của Việt Nam trong cuộc chiến Ukraine hay việc ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chính khách nước ngoài đầu tiên vội vã sang “triều kiến” ông Tập Cận Bình sau khi đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc là đủ rõ.

Đối với người miền Nam hay những người có liên quan đến chế độ cũ VNCH cũng vậy. Trong nước thì vẫn có sự phân biệt vùng miền như vừa nói, còn với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, con cháu những người VNCH, một mặt thì đảng và nhà nước cộng sản ve vãn, dùng những cụm từ như “hòa giải hòa hợp,” “khúc ruột ngàn dặm” để chiêu dụ đồng bào gửi tiền về, vì kiều hối thực sự là một nguồn thu quan trọng đối với chế độ. Báo chí cho biết, từ vài năm nay Việt Nam luôn luôn nằm trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối gửi về nhiều nhất (ví dụ: “Việt Nam thuộc nhóm 10 nước có lượng kiều hối lớn nhất năm 2021”CafeF, năm 2022 “Việt Nam lọt tốp 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới”Vietnam Plus…). Nhưng mặt khác, họ vẫn không bao giờ coi đó là những đồng bào thực sự của mình.

Song Chi

Nguồn: FB Song Chi

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.