Ghế nóng ai ngồi?

Chủ Tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh (giữa) vồn vã trò chuyện cùng Nguyễn Tấn Dũng (phải), thời ông Dũng còn là một thủ tướng đầy quyền uy. Ảnh: FB Lâm Bình Duy Nhiên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chức vụ chủ tịch UBND TP Hà Nội hay mang lại “điềm gở” cho người nắm giữ. Hết Nguyễn Đức Chung (vào tù) nay lại đến lượt Chu Ngọc Anh mới bị bãi nhiệm.

Là dân làm khoa học, lại là tiến sĩ, như ông Nguyễn Thiện Nhân, Chu Ngọc Anh không biết làm sao, piston mạnh cỡ nào mà lại được bầu vào chỗ nóng ấy!

Nhưng cái thái độ như vẻ nịnh bợ, a dua cấp trên cùng với những tuyên bố quái đản, chẳng ra gì như hồi đại dịch Covid-19: “Nếu Hà Nội mà bung, mà toang, hứa với các đồng chí, tôi chịu trách nhiệm.”

“Bung,” “toang” chưa đã, ông còn bồi thêm: “Mà chả hứa tôi cũng chịu trách nhiệm. Phải rõ trách nhiệm ra. Gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

Chủ tịch Hà Nội là thế. Vây cánh, bè phái, bợ đít, nịnh hót,… để rồi bị “vi phạm các qui đinh của đảng và pháp luật của nhà nước, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân.”

Những sai phạm hết sức mơ hồ mà chỉ có người cộng sản mới thấu hiểu. Đường dây Việt Á và kít xét nghiệm Covid-19 đã nhấn chìm không ít tên tuổi “vang bóng một thời” của đảng.

Chu Ngọc Anh bị bãi nhiệm bởi 100% đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội. Một con số khủng như khi ông ta được bầu vào chức vụ ấy!

Như muốn triệt hẳn con đường quan chức của ông tiến sĩ vật lý, Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trước đó cũng đã quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ đảng đối với ông Chu Ngọc Anh.

Ông Chu Ngọc Anh (phải) và Đinh La Thăng trong một sự kiện, thời ông Thăng đang là một đỉnh cao trong hệ thống cầm quyền. Ảnh: Internet
Ông Chu Ngọc Anh (phải) và Đinh La Thăng trong một sự kiện, thời ông Thăng đang là một đỉnh cao trong hệ thống cầm quyền. Ảnh: Internet

 

Ông thăng quan, tiến chức một cách mau chóng và bất ngờ nhưng năng lực và chuyên môn của một nhà khoa học như ông trong thời điểm đại dịch lại gần như con số không tròn trĩnh. “Bung,” “toang” như thế nào, con số bị nhiễm là bao nhiêu thì mới bị cho là “bung”? Ông chẳng đưa ra một biện pháp cụ thể nào để giúp Hà Nội chống dịch hiệu quả.

Ngoại trừ những tuyên bố vớ vẩn của một người không làm khoa học, ông chẳng để lại một dấu ấn nào.

Và khi ông bị những kẻ đỡ đầu, những cánh tay quyền lực bỏ rơi, ông trở thành một thủ phạm xứng đáng của một cơ chế lỗi thời, phi khoa học và độc tài.

Những vai diễn ồn ào, rầm rộ trên chính trường thường để lại những kết cục bẽ bàng, thậm chí đau đớn trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Những Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Thiện Nhân hay Chu Ngọc Anh,… chỉ là những con cờ của các phe phái trong nội bộ triệt hạ lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực trong đảng.

Ai ngồi vào ghế nóng Hà Nội? Hay đúng hơn, thế lực nào sẽ thành công trong việc cài người của mình vào chức vụ chủ tịch Hà Nội?

Độc đảng là thế. Không có đối lập, không có phản biện, không có minh bạch. Tất cả chỉ nhằm duy trì sự tồn tại và tính chính danh của đảng.

Đó chỉ là trò hề và những màn kịch vụn của gánh tuồng rẻ tiền nhưng trớ trêu thay, ai cũng thấy, ai cũng thấu nhưng chẳng ai thèm lên tiếng.

Cứ mặc kệ nó, bỏ mặc nó…

Sao cũng được!

Nguồn: FB Lâm Bình Duy Nhiên

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.