Giật mình…

Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu. 10/6/2018. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thấy Nga tổ chức cho 4 vùng chiếm đóng trên lãnh thổ của nước Ukraine “trưng cầu dân ý” sáp nhập vào Nga mà giật mình.

“Hãng thông tấn Nga TASS ngày 23/9 đưa tin cư dân của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (LPR), Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), tỉnh Kherson và tỉnh Zaporizhzhia ở Ukraine từ ngày 23-27/9 sẽ bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga. Các vùng này chiếm khoảng 15% diện tích Ukraine.

Kế hoạch trưng cầu dân ý đã được các lãnh đạo địa phương do Nga hậu thuẫn công bố ngày 20/9. Trong một bài phát biểu sáng 21/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ ủng hộ quyết định được đưa ra trong cuộc trưng cầu dân ý”…

“TASS đưa tin do giới hạn thời gian và các vấn đề kỹ thuật, các vùng đã quyết định bỏ phiếu giấy và không bỏ phiếu kỹ thuật số. Người dân sẽ được bỏ phiếu trực tiếp duy nhất vào ngày 27/9 trong khi những ngày còn lại, việc trưng cầu dân ý sẽ được thực hiện ở từng cộng đồng và theo hình thức gõ cửa từng nhà vì vấn đề an ninh”… (1)

Với cách bầu “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng,” đưa phiếu in sẵn và yêu cầu trả lời đánh dấu vào ô “ĐA” hay “NHÉT,” không có chuyện “PHÂN VÂN;” rồi chính quyền vùng tạm chiếm tự kiểm phiếu và tự công bố, thì biết trước là 85 đến 95% dân “ĐA” xin gia nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga rồi. Và khi đó Nga diễn đúng như kịch bản đã thiết kế.

“Theo Reuters, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong họp báo sau khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York (Mỹ) ngày 24/9 tuyên bố 4 khu vực đang trưng cầu dân ý tại Ukraine sẽ “hoàn toàn được Nga bảo vệ” nếu họ chọn gia nhập Nga.”

Trước đó, “Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev ngày 22/9 nói rằng bất kỳ vũ khí nào trong kho vũ khí của Moscow, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến lược, đều có thể được sử dụng để bảo vệ các vùng lãnh thổ được hợp nhất vào Nga”… (2)

Hú vía!

Nhớ lại mà thấy hú vía. Suýt nữa Quốc hội ta thông qua Luật Đặc khu cho chủ đầu tư thuê 99 năm (mà ai cũng biết chủ yếu là người nước ngoài, “nước lạ”).

“Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sáng 16/4/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.” (3) và dự kiến sẽ được các đại biểu bấm nút thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới.

Trước đó nhiều quan chức, các nhà báo đã sang Trung Quốc thảo luận, tham quan, về tuyên truyền giới thiệu tính ưu việt của đặc khu kinh tế…

Nhưng việc thông qua Luật phải hoãn lại do sự phản ứng của xã hội quá sôi sục, mạnh mẽ.

(NLĐO)- “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên hành lang QH sáng 4/6 chia sẻ vấn đề cho thuê đất đặc khu đến 99 năm đối với trường hợp đặc biệt đã gây ra “làn sóng khủng khiếp,” nhiều ý kiến tâm tư, tin nhắn, cuộc gọi, thư từ gửi đến Thủ tướng”… (4)

Nói dại…

Ngày ấy các trí thức, các Lão thành Cách mạng không lên tiếng mạnh mẽ, dân không biểu tình rầm rộ “phản đối ba Đặc khu,” mà Quốc hội cứ ra Luật, rồi cho “người nước ngoài” thuê 99 năm ba đặc khu; rồi dân “nước lạ” sang lấp đầy ba đặc khu, mấy năm sau họ sinh cơ lập nghiệp, hơn 80% dân nói tiếng “nước lạ;” rồi họ “trưng cầu dân ý” như kiểu Nga đang làm và tuyên bố, phải bảo vệ người dân của họ, sau “trưng cầu dân ý” thì không biết sẽ ra sao?

Nghĩ vậy mà thấy “giật mình,” “hú vía,” nhưng may quá! (5).

Vận nước vẫn còn may, khi DÂN vẫn là GỐC của quốc gia, dân tộc.

TS Mạc Văn Trang

*Chú thích tài liệu tham khảo

1. https://thanhnien.vn/4-khu-vuc-o-ukraine-bat-dau-trung-cau-dan-y-ve-viec-gia-nhap-nga-post1502804.html

2. https://thanhnien.vn/ngoai-truong-nga-tuyen-bo-bao-ve-hoan-toan-cac-khu-vuc-se-gia-nhap-nga-post1503419.html

3. https://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-luat-dac-khu.htm

4. https://nld.com.vn/thoi-su/thu-tuong-viec-cho-thue-dat-dac-khu-99-nam-gay-ra-lan-song-khung-khiep-20180604110848107.htm

5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83u_t%C3%ACnh_ph%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%91i_Lu%E1%BA%ADt_%C4%91%E1%BA%B7c_khu_kinh_t%E1%BA%BF_v%C3%A0_Lu%E1%BA%ADt_An_ninh_m%E1%BA%A1ng

Nguồn: FB Mạc Van Trang

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.