Giới Truyền Thông Quốc tế Đánh Giá Thấp Về Thành Quả Hội Nghị ASEM V Tại Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 35.2 kb
Ngày khai mạc ASEM 7 tháng 10, 2004 (hình VietnamNet)

Hội nghị hợp tác về Kinh tế, Chính trị và Văn hóa giữa hai lục địa Âu Á gọi tắt là ASEM (Asia Europe Meeting) cứ hai năm một lần được các nước thành viên thay phiên nhau đứng ra tổ chức. Hội nghị ASEM lần thứ 5 này được diễn ra tại Hà Nội từ chiều ngày 7 cho đến trưa ngày 9 tháng 10 năm 2004 với sự tham gia của 39 Đại diện quốc gia thành viên ở hai lục địa và một cơ quan đó là Quốc Hội Âu Châu. Khác với bốn kỳ trước, hội nghị ASEM 5 lần này đã có nhiều điểm bất đồng ý kiến ngay từ phút đầu. Thủ tướng Anh đã thông báo không đến tham dự hội nghị vì vấn đề gia nhập của Miến Điện. Mười quốc gia Âu châu mới gia nhập thêm sau này chỉ có lãnh đạo ba nước là Ba Lan, Estonia và Latvia đến tham dự. Bảy quốc gia còn lại chỉ gởi Đại diện đến mà thôi.

Trong buổi tiệc tiếp tân vào chiều ngày 7, Đại diện nhiều quốc gia Âu châu đã lên tiếng cho hay họ đã áp lực chính quyền quân phiệt Miến Điện phải thả tự do cho bà Aung San Suu Ki, một nhà đấu tranh dân chủ trước ngày 8 tháng 10, nếu không thì ngày 11 Âu châu sẽ có biện pháp chế tài mới đối với Miến Điện. Bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện là ông U Nyan Win cũng có mặt trong buổi tiệc tiếp tân đó nhưng không thấy lên tiếng chống đỡ. Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Thái Lan đã lên tiếng thông báo cho toàn thể biết rằng trong lần tiếp xúc với chính quyền Miến Điện mới đây nhất tôi vẫn không thấy có dấu hiệu gì là bà Aung San Suu ki sẽ được thả. Mặc dù chuyện đòi thả tự do cho bà San Suu Ki và việc chế tài Miến Điện được đem ra bàn trong buổi tiệc tiếp tân nhưng đã làm cho chính quyền Hà Nội bẽ mặt vì chính mình cũng là kẻ vi phạm nhân quyền còn hơn cả Miến Điện. Hà Nội còn lo sợ hơn nếu đề tài này sẽ được đem ra thảo luận trong buổi họp chính thức của hội nghị vào sáng ngày 8 tháng 10 theo sự yêu cầu của Đại diện các nước Âu châu.

Sau phiên họp đầu vào ngày 8, ông Bernard Bot, Ngoại trưởng Hòa Lan cũng là đương kim Chủ tịch Quốc hội Âu châu, mở cuộc họp báo tại Hà Nội cho biết trước khi lên đường sang dự hội nghị ông đã nhận được một bức thư ngỏ với 109 chữ ký của các dân biểu Quốc hội Âu Châu bày tỏ sự bất mãn đối với chính quyền Cộng sản Việt Nam về việc quản chế tại gia hai vị lãnh đạo của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ chỉ vì hai vị này không làm theo ý của chính quyền, yêu cầu phải đặt vấn đề này trong hội nghị ASEM. Ngoại trưởng Bernard Bot cũng còn nói thêm rằng chúng tôi đã yêu cầu chính quyền Việt Nam, là nước đang đứng ra tổ chức hội nghị phải cung cấp đầy đủ danh sách các tù nhân chính trị đang bị bắt giam hay quản thúc tại gia và yêu cầu họ phải cải thiện tình trạng nhân quyền đang bị chà đạp trắng trợn tại Việt Nam như hiện nay.

Mặc dù nhà cầm quyền Hà Nội đánh giá hội nghị ASEM 5 thành công tốt đẹp qua bài diễn văn của ông Phan Phan Khải trong buổi lễ bế mạc với thành quả đã ra được ba bản tuyên bố chung, thế nhưng các chuyên gia cũng như báo chí phát hành tại Tokyo vào ngày chủ nhật 10 tháng 10 vừa qua lại cho rằng thành quả của ASEM chẳng có gì đáng nói ngoài tính chất biểu kiến. Bản Tuyên Bố Chung về vấn đề kinh tế cũng chỉ là những sáo ngữ, hoàn toàn không có tính thực tế vì một lý do rất đơn giản là suốt cả hai ngày hội nghị vấn đề hợp tác kinh tế giữa hai khu vực không được đem ra thảo luận. Nói cho đúng hơn là không thể thảo luận được vì các buổi hội nghị cấp Bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chánh của các nước thành viên ASEM dự định tổ chức vào tháng 7 và tháng 9 vừa qua bị đình hoãn do những bất đồng ý kiến về vấn đề gia nhập ASEM của Miến Điện. Thật khó thảo luận khi chưa có những đúc kết của các hội nghị cấp Bộ trưởng trước đó thế cho nên bản Tuyên Bố Chung về vấn đề kinh tế lần này thiếu tính thực tiễn là chuyện đương nhiên. Bản Tuyên Bố Chung chỉ nhấn mạnh là phải đẩy mạnh sự quan hệ kinh tế hai khu vực Âu-Á, còn đẩy mạnh như thế nào thì không thấy đề cập đến ngoại trừ việc kêu gọi cần phải sớm tổ chức các hội nghị cấp Bộ trưởng Kinh tế và Tài Chánh.

Theo các chuyên gia thì Bản Tuyên Bố Chung về hợp tác chính trị cũng không có gì đáng phải bàn vì chẳng có gì mới lạ. Hai vấn đề quan trọng, thứ nhất là về tình hình Iraq thì bản Tuyên Bố Chung về hợp tác chính trị chỉ xác nhận là sẽ ủng hộ những nỗ lực của Chính phủ Lâm thời hầu đảm bảo cho sự an toàn và an định của Iraq, không đề cập đến việc phải ủng hộ cụ thể như thế nào. Vấn đề thứ hai là chống lại sự uy hiếp của bọn khủng bố thế giới thì vỏn vẹn trước sau chỉ có một dòng là sự bàn thảo của nhiều quốc gia sẽ đưa ra biện pháp thích hợp nhất để chống khủng bố. Mặc dù kết quả của Hội Nghị ASEM 5 mang nhiều tính biểu kiến, nhưng đối với đảng Cộng sản Việt Nam thì lại cho đó là Hội nghị quan trọng đối với họ, vì hai lý do sau đây:

Thứ nhất là dịp để phô trương khuôn mặt mới của Hà Nội sau 15 năm mở cửa khi được dịp đón tiếp cùng một lúc 39 phái đoàn quốc tế, đặc biệt là từ các quốc gia Âu Châu vốn có thành kiến coi Việt Nam là nước nghèo. Do đó mà ngay từ năm 2003, Hà Nội đã cho lập ra ủy ban quốc gia với Phó Thủ tưóng Vũ Khoan làm chủ tịch để huy động mọi ngành, mọi lãnh vực tổ chức hội nghị một cách quy mô. Hà Nội đã bỏ ra 2 tỷ đồng Việt Nam để tu bổ đường phố, chỉnh trang các phòng họp v.v…

Thứ hai là dịp để ’vận động’ các nước thành viên của ASEM ủng hộ Hà Nội gia nhập WTO vào năm 2005. Do đó mà bên cạnh những diễn tiến của Hội Nghị ASEM, Hà Nội đã có những cuộc chiêu đãi ’đặc biệt’ với nhiều phái đoàn để kêu gọi những nước này ủng hộ gia nhập WTO. Theo tin tức thì Hà Nội đã bỏ ra khá nhiều tiền để tổ chức các chuyến tham quan, du lịch cho những phái đoàn mà họ nghĩ là còn quyết định lừng khừng trong việc giúp Hà Nội tham gia WTO.

Những điều trên cho thấy là cái mà Hà Nội muốn thu lượm sau khi tổ chức Hội Nghị ASEM V là đưọc các nước hỗ trợ gia nhập WTO. Tuy nhiên cuộc đời không đơn giản như vậy. Việc một số quốc gia Âu Châu đã hứa ủng hộ Cộng sản Việt Nam gia nhập WTO, nhưng Việt Nam còn phải thảo luận để có sự đồng thuận của Trung Quốc, Hoa Kỳ nhất là vòng đàm phán trong tháng 10 này. Tuy nhiên theo thông lệ thì khi một quốc gia nào đó ký kết được một hiệp định song phương với một đối tác lớn đến khi gia nhập WTO thường phải mất từ một năm đến 18 tháng. Do đó dự kiến của Hà Nội gia nhập vào WTO sẽ không thể diễn ra trong năm 2005, mặc dù có đạt được một số kết quả gọi là ’ủng hộ’ của EU qua Hội Nghị ASEM V vừa rồi.

Nhưng điểm mà dư luận báo chí quốc tế đã tỏ ra thất vọng nhất là việc các nhà lãnh đạo Á – Âu kêu gọi giới lãnh đạo quân nhân tại Miến Điện nới lỏng các hạn chế về chính trị nhưng đã thất bại trong việc kêu gọi phóng thích bà Ang San Suu Kyi lãnh tụ phe dân chủ đối lập. Trong bản tuyên bố chung đã không đề cập gì tới sự tự do của bà Ang San Su Kyi, một nhân vật được trao tặng giải Nobel hòa bình mà Liên minh Toàn quốc Tranh đấu cho Dân chủ của bà đã thắng trong cuộc bầu cử năm 1990 ở Miến Điện nhưng đã không được phép nắm quyền. Bà Ang San Su Kyi đã bị giam lỏng trong hầu hết 15 năm qua. Các nhà lãnh đạo của 25 quốc gia Âu Châu và 13 quốc gia Á châu đã kêu gọi tất cả các đảng phái tại Miến Điện hợp tác với nhau trong tiến trình hòa giải quốc gia. Tưởng cũng cần nhắc lại, Liên Âu trước đó đã từng đe dọa áp dụng các biện pháp chế tài Miến Điện nếu chính phủ ở Rangoon không trả tự do cho lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trước khi hội nghị ASEM khai mạc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.