Hạ màn World Cup, còn ai nhớ Bắc Hàn?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiển nhiên nhà nước Bình Nhưỡng sẽ “đời đời” phủ nhận, nhưng theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy cho hay thì chính lệnh miệng của ông Kim Chính Nhật buộc đội bóng Bắc Triều Tiên phải thay đổi chiến thuật vào giờ thứ 25 đã dẫn đến hậu quả thua đậm trong giải World Cup 2010 vừa qua. Với thành tích ba trận thua liên tiếp, ai cũng lo ngại cho số phận của các cầu thủ và huấn luyện viên trưởng khi trở về nước. Hiện tượng trừng phạt này đã trở thành một thông lệ mỗi khi đội Bắc Hàn đi thi đấu các giải quốc tế. Riêng cho lần này, ít là nhật báo Daily Express của Anh quốc đã loan tin hôm 28/06/2010 rằng họ đã được báo cho biết cầu thủ tiền vệ An Chol Hyok, và trung ứng Kim Kum II… vừa về đến nhà đã nhận được lệnh phải vào bộ đội ngay.

Một tháng trước ngày World Cup khai mạc, đài truyền hình Triều Tiên Trung Ương (Bắc Hàn) đã lỡ loan báo là sẽ trực tiếp truyền hình cho người dân xem nhiều trận đấu, đặc biệt là các trận của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, vì chính quyền Bình Nhưỡng đột nhiên cắt đứt mọi đường dây thông tín viễn liên với Nam Hàn nên đài TV SBS của Nam Hàn không thể cung cấp sóng phát hình trực tiếp những trận cầu ở giải World Cup 2010 cho đài Bắc Hàn và khán giả Bắc Hàn được. Chính vì vậy mà cho trận thi đấu giữa Bắc Triều Tiên với đội Brazil đài truyền hình Trung Ương không thể phát hình trực tiếp mà phải phát hình bằng video thâu lại từ đài TV SBS của Hàn quốc rồi cắt trên, xóa dưới để dấu xuất xứ. Đài SBS chỉ lên tiếng tố cáo cho mọi người biết là Bình Nhưỡng đánh cắp bản quyền của mình, chứ không có biện pháp nào khác. Qua đến trận đấu với Bồ Đào Nha, đài truyền hình Triều Tiên Trung Ương lại mạnh miệng thông báo chắc chắn sẽ phát hình trực tiếp, từ đầu đến cuối không cắt bỏ đoạn nào để cho đồng bào thưởng thức trọn vẹn. Khi biết được chuyện này, một vài tờ báo của Trung quốc gởi phóng viên sang Bắc Hàn làm phóng sự giới thiệu về sự hớn hở đón chào World Cup 2010 của ngưòi dân Bắc Triều Tiên.

Trước tiên ký giả Trung quốc của tờ Nam Phương Thời Báo cho hay ở Bắc Triều Tiên có tất cả ba đài truyền hình, đó là đài TV Triều Tiên Trung ương, đài TV Vạn Thọ và đài TV Văn hóa Giáo dục. Trung bình cứ 1000 người dân thì có 59 cái TV. Giờ phát hình vào ngày thường bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 23 giờ tối; chủ nhật, ngày lễ thì từ 9 giờ sáng đến 23 giờ khuya. Mỗi ngày có ba lần tin tức vào lúc 17 giờ, 19 giờ và 21 giờ, và cũng có chương trình ca nhạc dân tộc, kịch, xi-nê… Về nội dung, khoảng 70% chương trình hàng ngày dành cho việc ca tụng sự nghiệp của cố “Chủ Tịch Vĩ Đại” Kim Nhật Thành và “Tướng quân tức Lãnh Tụ Kính Yêu” Kim Chính Nhật.

Do liên lạc trước và có sự đồng ý của chính quyền Bắc Hàn nên ký giả tờ Nam Phương Thời Báo đến thẳng nhà người anh ruột của thủ môn Ri Myong Guk để thu tin. Ngay sau khi màn chào cờ và hát quốc ca Bắc Triều Tiên xong, đột nhiên cả gia đình bốn người đồng loạt hô thật lớn: “Ri hãy bảo vệ tổ quốc, phải thủ thành cho thật kỷ đừng để lọt lưới. Hôm nay cả nước được xem trực tiếp trận đấu để ủng hộ đội nhà là nhờ ơn Tướng quân Kim Chính Nhật”.

Tờ Nam Phương Thời Báo cho hay ngay sau khi hết hiệp một là phần quảng cáo, nhìn vào đó khán giả mới biết đó là sóng phát hình tiếp vận từ Malaysia. Tại Bắc Triều Tiên, ngoại trừ phần tin tức về khí tượng, còn lại tất cả các chương trình trước khi cho phát đều phải cắt xén những phần không phản ánh đúng các hình ảnh và hướng tuyên truyền của nhà nước. Nhưng lần này vì phát trực tiếp nên sóng hình hoàn toàn không bị cắt xén. Phần quảng cáo được mọi người xem nguyên vẹn là chuyện từ trước đến nay chưa bao giờ xảy ra. Chính vì thế mà dân chúng Bắc Hàn chẳng ai rời máy trong những phút nghỉ giữ 2 hiệp. Họ xem say sưa về đời sống của người dân nước ngoài. Những chiếc TV màn hình dẹp, máy giặt, máy hút bụi cho đến ôtô đời mới, nhà cửa sang trọng, tất cả đều là những thứ họ biết có mơ cả đời cũng không có, thế mà chúng lại được sắp đống, sắp lớp cho người dân Malaysia bình thường lựa chọn. Trong khi đó một tuyển thủ bóng đá xuất sắc trong hội tuyển quốc gia, sau khi giải nghệ có được chiếu cố cách mấy thì cũng chỉ hưởng lương không trên 30 mỹ kim một tháng. Họ được ở nhà của nhà nước, được tem phiếu mua nhu yếu phẩm và nhất là được nhập hộ khẩu vào thủ đô Bình Nhưỡng. Và tới đó là hết.

Tờ Nam Phương Thời Báo nhận xét: Tuy không dám nói ra, nhưng đã là con người thì ai cũng có sự so sánh, người dân Bắc Triều Tiên không thể nào ngoại lệ được. Tờ báo này cũng tự hỏi không biết các nhân viên đài truyền hình Triều Tiên Trung ương có bị hạ tầng công tác hay không, khi để nguyên phần quảng cáo cho mọi người xem.

Trên website của tờ Nam Phương Thời Báo, nhiều độc giả đã để lại ý kiến sau khi đọc xong bài phóng sự này. Có người viết: ’’Không có người dân xấu, chỉ có chế độ xấu’’; ’’Ông Kim Chính Nhật chết sớm đi cho người dân Bắc Triều Tiên được nhờ’’;….

Thật ra, báo giới Trung quốc cũng đang hụp lặn trong hoàn cảnh bị kiểm soát tư tưởng ngặt nghèo. Họ rất muốn lên tiếng phê bình lãnh đạo và các chính sách cai trị hà khắc trên đất Trung Quốc, nhưng làm như thế sẽ bị trừng phạt ngay, nên đành đem các con tương cận — Kim Chính Nhật và chế độ Bắc Hàn — ra phân tích tới gan ruột loại kiểu cách cai trị bần cùng hóa con người. Họ muốn người dân Trung Quốc phải biết rằng kiểu cai trị đó không bình thường chút nào đối với CON NGƯỜI.

Ai bảo báo chí trong luồng không biết và không dám đấu tranh?!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…