Hai chiến hạm Mỹ vượt eo biển Đài Loan: Đài Bắc ghi nhận, Bắc Kinh giận dữ

Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Chancellorsville (CG 62) lúc đi qua eo biển Đài Loan ngày 28/8/2022. Ảnh: US Navy - 7th Fleet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hải Quân Mỹ ngày 28/8/2022 cho biết: Hai tuần dương hạm Mỹ đã “quá cảnh” eo biển Đài Loan, thực hiện một nhiệm vụ “thường lệ.” Đây là lần đầu tiên Mỹ cho chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan từ ngày Trung Quốc tung ra đợt tập trận rầm rộ chưa từng thấy chung quanh hòn đảo vào đầu tháng 8.

Trong một thông cáo, Hải Quân Hoa Kỳ cho biết hoạt động của chiến hạm Mỹ “thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Theo Hạm Đội 7 của Mỹ, hai tuần dương hạm có trang bị tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga – USS Antietam và USS Chancellorsville – đã thực hiện một chuyến “quá cảnh thường lệ” qua vùng biển được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.” Một cách cụ thể, hai chiếc tàu chiến Mỹ đã di chuyển theo “một hành lang ở eo biển Đài Loan, nằm ngoài lãnh hải của bất cứ quốc gia ven biển nào.”

Phía Mỹ nhắc lại rằng Quân Đội Hoa Kỳ có quyền “hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.”

Về phần mình, trong một tuyên bố ngắn gọn, bộ Quốc Phòng Đài Loan xác nhận rằng hai tuần dương hạm Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan theo hướng từ bắc xuống nam, và tình hình trên biển và trên không vẫn bình thường.

Bắc Kinh ngược lại đã phản ứng gay gắt. Chiến Khu Đông Bộ của Quân Đội Trung Quốc cho biết họ theo dõi các tàu của Mỹ và khẳng định rằng họ “đang trong tư thế cảnh giác cao độ và sẵn sàng ngăn chặn mọi hành động khiêu khích vào bất cứ lúc nào.”

Tình hình ở eo biển Đài Loan đã căng thẳng cao độ sau chuyến thăm Đài Bắc vào đầu tháng 8 của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi. Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận trên bộ và trên biển với quy mô chưa từng có để trả đũa, trong lúc Đài Loan cũng tổ chức các cuộc diễn tập quân sự của riêng mình, rèn luyện khả năng phòng thủ trước một cuộc xâm lược từ Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.