căng thẳng eo biển Đài Loan

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có lựa chọn khác là tránh bắn tên lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản nhưng thay vào đó lại muốn "dằn mặt" Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AP/Reuters, đồ họa: Nikkei

Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản

Quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị các phương án thay thế vào phút chót để tránh gây tranh cãi.

Khi Trung Quốc phóng 5 tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi, đã chẳng có nghi ngờ gì về người đưa ra mệnh lệnh đó.

Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Chancellorsville (CG 62) lúc đi qua eo biển Đài Loan ngày 28/8/2022. Ảnh: US Navy - 7th Fleet

Hai chiến hạm Mỹ vượt eo biển Đài Loan: Đài Bắc ghi nhận, Bắc Kinh giận dữ

Trong một thông cáo, Hải Quân Hoa Kỳ cho biết hoạt động của chiến hạm Mỹ “thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Theo Hạm Đội 7 của Mỹ, hai tuần dương hạm có trang bị tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga – USS Antietam và USS Chancellorsville – đã thực hiện một chuyến “quá cảnh thường lệ” qua vùng biển được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.”

Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Tân Hoa Xã

Mùa đông đang đến!

Rất hiếm khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận những khó khăn mà họ gặp phải. Là một nhà kỹ trị, ông Lý Khắc Cường có những nhận định về bức tranh kinh tế Trung Quốc mang tính bản chất hơn những báo cáo đã được tô hồng bởi các cơ quan thống kê nhà nước. Sự thừa nhận khó khăn của ông Lý về triển vọng phục hồi kinh tế, cũng như các vấn đề mang tính cốt lõi liên quan đến đường lối phát triển của Trung Quốc Cộng Sản đảng trong nhiều năm qua rõ ràng là một điều cấm kỵ trong văn hóa chính trị của thể chế toàn trị như Trung Quốc.

Máy bay của Không Quân Mỹ chở bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, đáp xuống phi trường Tùng Sơn, Đài Bắc, chính thức thăm Đài Loan, ngày 2/8/2022, làm Bắc Kinh nổi giận. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Trung Quốc ‘biến không thành có,’ Mỹ sẽ làm gì?

“Phía Hoa Kỳ đã làm quá nhiều và đi quá xa trong khu vực này. Tôi kêu gọi các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi kiềm chế, thực sự kiềm chế, không làm bất cứ điều gì leo thang căng thẳng. Nếu có bất kỳ hành động nào gây tổn hại đến toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ đáp trả. Trung Quốc sẽ đáp trả,” ông Tần trả lời câu hỏi của phóng viên về các cuộc tuần tra hải hành (freedom of navigation operation – FONOP) thường lệ của Hải Quân Hoa Kỳ, theo tường thuật của Bloomberg News.

Ảnh: Youtube Việt Tân

“Công nhận Đài Loan là quốc gia có chủ quyền,” một vũ khí của Hoa Kỳ để kềm chế Bắc Kinh

Bóng ma của một cuộc chiến tranh thảm khốc giữa hai cường quốc hạt nhân đã rất gần. Nếu bài toán Đài Loan không sớm có lời giải thì khu vực Đông Á, và rộng hơn là cả thế giới, vẫn đang ngồi trên thùng thuốc súng, sẽ nổ tung bất cứ lúc nào. Tại sao tình hình Đài Loan lại nóng như vậy và có thể dẫn tới đâu?

Một binh sĩ Đài Loan đang bảo vệ khẩu đội hỏa tiễn phòng không nội địa có tên Hán Quang. Ảnh: MSN

Khả năng chiến tranh Trung – Đài sau chuyến đi của bà Pelosi

Điều người viết muốn nhấn mạnh, sẽ là sai lầm lớn nếu đánh giá thấp rủi ro chiến tranh Trung-Đài. Trong lịch sử hình thành các “đế quốc Đỏ,” các lãnh tụ cộng sản rất nhiều lần hành động duy ý chí và nhiều quyết định xuất phát từ thói vĩ cuồng cá nhân bất chấp hậu quả. Nếu Tập Cận Bình nhìn nhận việc “thu hồi” Đài Loan trong bối cảnh các nền dân chủ lâu đời trên thế giới đang suy yếu là một cơ hội tốt để lưu danh muôn thuở, thì rất có thể, Đài Loan sẽ là một Ukraine thứ 2 trong tương lai gần.

Một quân nhân Trung Quốc theo dõi chiến hạm Lan Yang của Đài Loan ngày 5/8/2022. Trung Quốc tổ chức tập trận quy mô lớn quanh Đài Loan từ ngày 04-07/08/2022. Ảnh: AP - Lin Jian

Chiến hạm Đài Loan và Trung Quốc “vờn nhau” tại eo biển Đài Loan

Hôm nay 7/8/2022, Trung Quốc kết thúc 4 ngày tập trận rầm rộ chưa từng thấy chung quanh Đài Loan. Theo ghi nhận của giới quan sát, bất chấp hành động rõ ràng là thị uy của Trung Quốc, Đài Loan đã tung lực lượng Hải Quân và Không Quân ra để sẵn sàng nghênh chiến. Chiến hạm Đài Loan ngày hôm nay không ngần ngại bám sát đội tàu Trung Quốc tại eo biển Đài Loan.

Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ và Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp nhau trong chuyến thăm đảo quốc của bà Pelosi ngày 3/8/2022. Ảnh: Marketplace.org

Hai Bà Đầm Thép dạy Trung Cộng bài học dũng cảm

Bất chấp những đe dọa và tập trận vũ bão quanh Đài Loan của Trung Cộng, bà Pelosi vẫn đi, và Tổng Thống Thái Anh Văn cùng người dân Đài Loan vẫn tưng bừng tiếp đón bà như một ngôi sao nhạc rock. Tòa nhà cao nhất của đảo quốc, Đài Bắc 101, đã lóe lên một thông điệp chào mừng bà Pelosi cùng biểu hiện “Đài Loan yêu USA” khi bà hạ cánh xuống thủ đô Taipei. Hình ảnh chào đón bà đã xuất hiện khắp nơi – ngoài đường phố và trên màn ảnh TV cũng như Internet.

Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, phát biểu tại Quốc Hội Đài Loan. Ảnh: Central News Agency via Getty Images

Pelosi đọc diễn văn tại Quốc Hội Đài Loan

Sau khi đến thủ đô Đài Bắc của Đài Loan vào tối Thứ Ba 2/8, giờ địa phương, bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, đã khởi sự một ngày làm việc tại đảo quốc này.

Bản tin của tờ Taipei Times nói rằng bà Pelosi và phái đoàn bắt đầu ngày Thứ Tư bằng buổi họp và ăn sáng với bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), tổng thống Đài Loan.

Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi được quan chức Đài Loan đón tiếp khi bà và phái đoàn đặt chân xuống phi trường Tùng Sơn ở thủ đô Đài Bắc tối 2/8/2022. Ảnh: Bộ Ngoại Giao Đài Loan

Pelosi đến Đài Loan ‘dằn mặt nước lớn bắt nạt láng giềng nhỏ’

Có lẽ nhờ những lời cảnh cáo sắt máu của Bắc Kinh, kể cả dọa bắn rơi phi cơ của bà Pelosi, mà chuyến đi của bà thu hút sự chú ý của cả thế giới. Tối Thứ Ba 2/8, trang mạng chuyên theo dõi các chuyến bay toàn cầu, Flightradar24, bị nghẽn vì có quá nhiều người vào xem.

Ngay sau khi đến Đài Bắc, bà Pelosi lên mạng Twitter thông báo: “Chuyến thăm của phái đoàn chúng tôi đến Đài Loan tôn vinh cam kết không lay chuyển của Hoa Kỳ ủng hộ nền dân chủ sinh động của Đài Loan.”