Hai tấm hình: Sự khác biệt không chỉ 150 ngàn Euros

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 25/3/2018, ông Nguyễn Phú Trọng sang Pháp bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức. Có lẽ đánh hơi được sự thờ ơ của chính giới và báo giới, nên đảng CSVN đã cho đăng một bài rất dài chiếm nguyên một trang trên báo Le Monde, tờ báo nổi tiếng và uy tín nhất của Pháp với tựa “Viễn ảnh tươi đẹp cho bang giao Việt Pháp”. Có điều bài này được xếp vào loại “quảng cáo” (tiếng Pháp là Publicité), giống y như người ta bỏ tiền quảng cáo cho một sản phẩm thương mại như bột giặt hoặc điện thoại. Giá của nó không hề rẻ: hơn 150 ngàn Euros chỉ cho một số báo. Tính theo thời giá là 4,2 tỷ VNĐ.

Có sống tại Pháp mới thấy sự hờ hững qua chuyến viếng thăm chính thức này nó to lớn cỡ nào. Không một tờ báo nào có lấy một dòng, ngoại trừ tờ Humanité của đảng CS Pháp, mà cái đảng này cũng biến mất tại Quốc hội từ lâu. Truyền thanh truyền hình cũng không hề nhắc tới. Nhưng nói cho cùng thì những trường hợp này không phải là hiếm, chẳng phải Paris ghét bỏ gì ông Trọng nhưng vai trò và hình ảnh của VN quá mờ nhạt và thậm chí còn mang nhiều vẩn đục về tình trạng nhân quyền. Và chính vì thế, bỏ số tiền này để quảng cáo cho “Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao” cũng còn rẻ chán.

Hình bên phải cũng là một bài trên tờ Le Monde nói về việc nhà cầm quyền VN gia tăng đàn áp giới viết blog. Bài này được đăng trên nửa trang vào ngày 22/7/2017 khi tôi bị tước quốc tịch và bị trục xuất sang Pháp. Đây không phải quảng cáo mà là nhận định của báo Le Monde, và dĩ nhiên tôi không phải bỏ ra một xu (đó là chưa kể hình ảnh được in màu…), chỉ có điều phải chấp nhận lưu đày.

Tuy nhiên sự khác biệt của hai tấm hình không phải chỉ ở 150 ngàn Euros.

Từ nửa năm nay, trước tình trạng đàn áp khốc liệt những tiếng nói cho tự do dân chủ, đồng bào hải ngoại đã nỗ lực hết mình để cung cấp cho báo chí, truyền thông sở tại những tin tức, những đau khổ mà đồng bào trong nước đang từng ngày gánh chịu, và những nỗ lực này đang có những kết quả cụ thể. Thay vì theo dõi báo chí chính thống trong nước hay từ chính phủ của nước họ, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức bảo vệ Quyền Con Người, các tổ chức nhân đạo thường xuyên liên hệ với chúng ta để tìm hiểu về tinh hình VN. Nhiều nơi đã tổ chức các diễn đàn để chúng ta đến chia sẻ thông tin.

Chúng ta đang chiến thắng trên mặt trận truyền thông ? Chắc chắn chẳng ai ảo tưởng như thế. Tuy nhiên người ta không thể mãi dửng dưng trước những đóng góp, hy sinh của đồng bào trong nước, từ những anh chị em dấn thân cho dân chủ đến các dân oan, những người mất đất, mất nhà cửa ruộng vườn; những nạn nhân của Formosa, của tình trạng bóc lột lao động, tình trạng “mãi lộ” công khai… mà đến ngay cả truyền thông chính thống trong nước cũng không thể mãi “mũ ni che tai”.

Giữa hai tấm hình không phải chỉ 150 ngàn Euros, mà là bao tháng ngày gian khổ mà đồng bào trong nước đang phải chịu đựng. Đó là những anh chị Như Quỳnh, Thúy Nga, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Oai, Hoàng Bình và rất nhiều anh chị em khác. Rồi trong những ngày sắp tới sẽ là Dũng Phi Hổ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Nguyễn Trung Tôn của Hội Anh Em Dân Chủ.

Sự hy sinh của anh chị em và đồng bào trong nước thật lớn lao, không thể cân đong đo đếm bằng tiền. Cầu mong mọi người sức mạnh tinh thần và thể chất để vượt qua những tháng ngày đau khổ này.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.