Hãy Hỗ Trợ Những Người Dân Oan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 73.5 kb

Cuộc ’tọa kháng’ để đòi chính quyền Hà Nội phải trả lại ruộng đất nhà cửa đã bị nhà nước cướp đoạt bất công trước văn phòng quốc hội II tại Sài Gòn của đồng bào các tỉnh miền Nam như Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Long An, Bình Dương … đã lên đến ngày thứ 22. Đây có thể coi là cuộc ’tọa kháng’ của những gia đình nông dân – thấp cổ bé miệng – tại miền Nam kéo dài nhiều ngày nhất và đang đẩy chế độ Hà Nội rơi vào thế lúng túng đối phó chưa từng có như hiện nay. Có thể nói là trong 22 ngày vừa qua, hàng trăm nông dân khiếu kiện – đa số là phụ nữ – đã sống trong cảnh màn trời chiếu đất, dưới những cơn mưa tầm tã hàng ngày trút xuống thành phố Sài Gòn. Hiện tại, mỗi ngày có từ 400 đến 600 dân oan đến từ 10 tỉnh thành ở miền Nam, tụ tập trước trụ sở quốc hội II hoặc ngồi rải rác trên con đường Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn với những biểu ngữ viết vội vã những dòng chữ như Đả đảo Chính quyền Tiền Giang Cướp Đất. Đả đảo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận tham nhũng. Yêu cầu Nhà nước Trả lại Ruộng đất cho Nông dân An Giang…. Đọc những tấm biểu ngữ viết sơ sài trên những tấm vải đủ màu, người ta thấy đây là cuộc biểu tình ’tọa kháng’ hoàn toàn tự phát. Thế nhưng tại sao Cộng sản Việt Nam lại không dẹp hay không giải quyết mà để kéo dài nhiều ngày như vậy?

JPEG - 123.6 kb

JPEG - 64.2 kb

Thứ nhất là Cộng sản Việt Nam đang câu giờ vì chưa tìm ra biện pháp giải quyết. Họ có đưa Phó Tổng thanh tra nhà nước Mai Quốc Bình từ Hà Nội vào Sài Gòn gặp gỡ dân oan với lời khuyên là nên đi về địa phương để yêu cầu… địa phương giải quyết nên bà con đã tẩy chay không thèm tiếp. Phải nói là Cộng sản Việt Nam khó có một phương án nào giải quyết rốt ráo cho những vụ khiếu kiện ruộng đất nhà cửa, vì cán bộ đã lỡ nuốt vô bụng từ lâu rồi. Không lý đảng lại đem xử bắn chính đảng? đảng đã là thủ phạm nhúng tay vào các vụ cướp đất này.

Thứ hai là Cộng sản Việt Nam khó tìm ra lý cớ chính đáng để dẹp các đoàn biểu tình vì những đoàn dân oan không đến từ một nơi mà đến từ nhiều tỉnh, nhiều địa phương và nguyện vọng chung là đòi lại đất đã bị cướp từ hơn 2 thập niên qua. Cộng sản Việt Nam cũng khó có thể mạnh tay trù dập vì những người dân oan chỉ ngồi trên lề đường, trước văn phòng quốc hội II chờ nhà nước giải quyết. Họ không có bất cứ cuộc bạo động nào. Thậm chí muốn vào xử dụng các phòng vệ sinh trong văn phòng quốc hội II cũng bị cấm.

Quả thật là cuộc biểu tình ’tọa kháng’ đang rơi vào tình huống bế tắc. Người ta chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Vì nếu như đã nhìn thấy ánh sáng của các biện pháp, thì đảng Cộng sản Việt Nam đã giải quyết từ rất lâu. Bởi những người dân oan đang ngồi lê lết trước văn phòng quốc hội II không phải là những kẻ xa lạ đối với những cán bộ đang cầm quyền ở các tỉnh miền Nam. Họ là những người nông dân đã từng che dấu và nuôi đám du kích Việt cộng nằm vùng trong những năm trước 1975 – nay đám du kích trở thành cán bộ và đã trả ơn che dấu bằng thủ đoạn cướp ruộng đất – sau khi thất bại trong kế hoạch bắt dân nộp ruộng đất để lập các hợp tác xã nông nghiệp vào thời điểm năm 1977 đến năm 1979.

JPEG - 63.9 kb

Tuy khó khăn và không tìm ra biện pháp giải quyết nhưng Cộng sản Việt Nam không thể làm ngơ và những người dân oan đang khiếu kiện cũng không thể xí xóa một cách vô lý, dù phải dầm mưa dãi nắng thêm nhiều ngày tháng nữa. Lý do là vì những ruộng đất mà người dân oan đang đòi lại, chính là gia sản của gia đình, của gia tộc đã bao nhiêu đời canh tác – được gầy dựng lên từ những mồ hôi xương máu – từ bao nhiêu đời tổ tiên. Đối với người Việt Nam – vốn là quốc gia có truyền thống sống về nông nghiệp – gia sản là một điều gì rất linh thiêng, không dễ gì để cho mất. Có hiểu được nguồn gốc này, người ta mới hiểu rằng tại sao đã có những cụ già – tuổi đã 70 hay 80 – lặn lội từ văn phòng địa phương đến trung ưong, khiếu kiện qua hàng trăm lá đơn suốt hàng chục năm trời, chỉ để làm sao đòi lại một hai mẫu đất. Hỏi ra đất bị cướp chính là hương quả của tộc họ đã nhiều đời.

JPEG - 77.9 kb

Những đòi hỏi của hàng trăm dân oan đang tụ tập trước văn phòng quốc hội II – tuy chỉ là con số rất nhỏ trong số hàng trăm ngàn dân oan khác trên cả nước – còn nói lên một bi kịch lớn của đất nước, đó là sự cấu kết của bộ máy nhà nước, một sản phẩm của chế độ cực quyền phong kiến, luôn luôn ngồi trên đầu, trên cổ người dân. Những vụ đòi ruộng đất không chỉ mới xảy ra mà đã có từ rất lâu và Hà Nội đã từng lập nhiều phái đoàn Trung Ương được lãnh đạo bởi Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Thế Duyệt… đến từng địa phương để giải quyết tại chỗ, nhưng kết quả sau cùng như là hình ảnh của kẻ ’ đánh bùn sang ao’ nên mới còn dây dưa đến ngày nay. Cộng sản Việt Nam đang mắc ở cổ họng một cục xương – dân oan khiếu kiện – do chính họ gây ra. Nuốt vào đã khó mà nhả ra thì cũng không dễ… nên đành lờ và liều. Lờ là không thèm giải quyết, dân đòi chán không được thì bỏ về. Liều là trấn áp, tung công an giải tỏa nếu dân làm tới. Cả hai cách lờ và liều đều nguy hiểm cho chế độ Hà Nội hiện nay, khi họ đã là thành viên của WTO cũng như vừa bị dư luận Hoa Kỳ tố cáo vi phạm nhân quyền, đàn áp dân chủ quá mạnh trong chuyến công du của ông Triết tại Mỹ.

JPEG - 83.1 kb

Chúng ta cần phải hỗ trợ những người dân oan đang biểu tình hiện nay, để đặt vấn đề với Hà Nội – đặc biệt là đối với Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng – về trách nhiệm của một chính quyền đối với những oan ức của người dân mà họ thường hay rêu rao là ’vì dân, do dân và của dân’. Sự hỗ trợ của chúng ta từ hải ngoại hay từ trong nước, rất đơn giản nhưng phải có thiện chí. Đó là giúp những người biểu tình có những bữa cơm, có những thực phẩm và các vật dụng tối thiểu để có thể cầm cự qua ngày. Hãy nói với thân nhân mình ở Sài Gòn hay những vùng phụ cận, mỗi người mang đến cho người biểu tình ở trên đường Hoàng Văn Thụ một vài gói mì, một vài gói xôi, một vài áo mưa, đèn cầy…. Tích cực hơn, hãy kêu gọi những cơ sở tôn giáo, những vị mạnh thường quân trong khu vực của đường Hoàng Văn Thụ hãy cho những người dân oan có thể vào tắm rửa, thay quần áo sau những ngày dầm mưa dãi nắng. Tất cả những hỗ trợ này không có gì là quá đáng và tốn kém; nhưng nó chứa đựng một sự yểm trợ tình thần rất lớn và sẽ khiến cho Hà Nội phải nhìn lại cách hành xử tồi bại của họ đối với người dân oan trong suốt thời gian vừa qua.

Tóm lại, nếu chúng ta vận động người Sài Gòn hỗ trợ dân oan từ các tỉnh như vừa đề cập, sẽ không chỉ nói lên sự chia xẻ trong tình người mà còn giúp nhau lòng kiên trì để có đủ nghị lực đương đầu trước một tập đoàn cai trị ngoan cố và gian manh. Nguyễn Trãi đã từng nói ’nước chở thuyền nhưng cũng có ngày nước lật thuyền’.

Lý Thái Hùng
July 12 2007

*****


Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.