Hoa Kỳ và Vấn Đề Dân Chủ Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếp theo cuộc gặp gỡ nhân vật số 1 và số 2 của nước Mỹ là Tổng thống George W Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney với các tổ chức dân chủ Việt Nam, vào ngày 29 tháng 5 vừa qua, nhân vật số 3 của nước Mỹ, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ cũng đã có một cuộc gặp gỡ với đại diện các tổ chức dân chủ và tôn giáo Việt Nam gồm ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Ủy ban điều hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam và Pháp Sư Thích Giác Đức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vào lúc 3 giờ chiều ngày 20 tháng 6 năm 2007. Cuộc gặp gỡ này đã diễn ra một ngày trước khi bà Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ gặp gỡ phái đoàn Nguyễn Minh Triết vào lúc 3 giờ chiều này 21 tháng 6, trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Minh Triết từ ngày 18 đến 23 tháng 6. Trong cuộc găp gỡ này có sự hiện diện của nữ dân biểu Loretta Sanchez, thuộc đảng Dân Chủ và là người hỗ trợ tích cực các nỗ lực vận động dân chủ tại Việt Nam.

JPEG - 138.7 kb
Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ gặp gỡ ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Ủy ban điều hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam và Pháp Sư Thích Giác Đức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ngày 20 tháng 6 năm 2007.

Sự kiện những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ liên tục gặp gỡ các nhà đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, trước sự kiện đảng Cộng sản Việt Nam đã có những hành động khủng bố gay gắt đối với các dân chủ tại Việt Nam, đồng thời xảy ra ngay trước khi có những cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với phái đoàn Cộng sản Việt Nam do chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cầm đầu, cho thấy là Hoa Kỳ đang có những chỉ dấu quan tâm hơn đến vấn đề dân chủ tại Việt Nam. Có dư luận cho rằng, sở dĩ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có những buổi tiếp xúc với các tổ chức đấu tranh người Việt Nam vì một mặt muốn xoa dịu cộng đồng người Việt, một mặt khác muốn dằn mặt Cộng sản Việt Nam vì đã làm cho Hoa Kỳ mất mặt, sau khi ủng hộ Cộng sản Việt Nam gia nhập WTO và ban cho Cộng sản Việt Nam quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn… Dù đưa ra lý lẽ nào để giải thích cho sự kiện chính quyền và chính giới của lưỡng đảng Cộng Hoà và Dân Chủ Hoa Kỳ đang có những dấu hiệu quan tâm vấn đề dân chủ tại Việt Nam, người ta thấy rằng có ba tín hiệu sau đây về sự chuyển hướng của Hoa Kỳ.

JPEG - 27.6 kb
Tổng thống George W Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney gặp các tổ chức dân chủ Việt Nam, vào ngày 29 tháng 5 2007.

Tín hiệu thứ nhất là vì Cộng sản Việt Nam làm mất mặt nên Hoa Kỳ cần có thái độ mạnh để dằn mặt cộng sản Việt Nam về các quan hệ đối ngoại.

Trong tín hiệu này, quả thật là Hoa Kỳ đã phần nào không hài lòng về thái độ của Hà Nội hiện nay. Tháng 11 năm 2006, sau khi Tổng Thống Bush viếng thăm Hà Nội, ông đã ký một sắc lệnh cho Bộ quốc phòng Hoa Kỳ bán một số phụ tùng cho Việt cộng. Người ta nghĩ rằng các hành động của Hoa Kỳ như vậy, Cộng sản Việt Nam sẽ phải giảm thiểu những hành xử mang tính thách đố, cũng như không quá nặng tay đối với các nhà đối kháng. Sự bắt giữ hàng loạt các nhà đối kháng và đưa ra tòa một cách vội vã vào đầu năm nay, Hà Nội muốn chứng tỏ họ đang mạnh, nhưng đó lại là điều làm mất mặt Hoa Kỳ vốn đã cả tin vào sự thay đổi của Cộng sản Việt Nam để rút tên Hà Nội ra khỏi danh sách CPC, ban cho Hà Nội quy chế tối huệ quốc (PNTR) và ủng hộ Hà Nội gia nhập WTO.

JPEG - 11.5 kb
Thư mời của Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ gởi đến Phương Nam Đỗ Nam Hải.

Tín hiệu thứ hai là Hoa Kỳ muốn làm hài lòng cộng đồng người Việt tại Mỹ trước hành động khủng bố quá lố của Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là qua chuyến đi của Nguyễn Minh Triết tại Hoa Kỳ,

Trong tín hiệu này, Hoa Kỳ có phần nào muốn xoa dịu sự phẩn uất về các thái độ nửa vời của Hoa Kỳ khi rút tên Cộng sản Việt Nam ra khỏi danh sách CPC và ban cho Hà Nội quy chế PNTR trong khi Cộng sản Việt Nam không có một dấu hiệu gì gọi là đáp ứng các đòi hỏi của Hoa Kỳ về mặt tôn trọng nhân quyền. Việc cả ba nhân vật số 1, số 2 và số 3 của nước Mỹ gặp các nhà đấu tranh cho dân chủ Việt Nam là một sự kiện hy hữu chưa từng xảy ra trong 32 năm vừa qua, cho thấy là chính quyền Hoa Kỳ không những muốn làm hài lòng Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ mà còn muốn gửi một tín hiệu đến phái đoàn Nguyễn Minh Triết là Hoa Kỳ có quan tâm vào tình hình đàn áp đang xảy ra tại Việt Nam.

Tín hiệu thứ ba là Hoa Kỳ muốn đặt vấn đề dân chủ với Cộng sản Việt Nam trong những ngày tháng tới, đúng theo chủ trương của Tổng Thống Bush là hỗ trợ cuộc cách mạng dân chủ toàn cầu đưa ra vào đầu năm 2005.

Trong tín hiệu này, Tổng Thống Bush sau khi gặp các nhà lãnh đạo bốn tổ chức đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, ông đã có một bài phát biểu rất tích cực tại Hội Nghị dân chủ ở thủ đô Praha, Cộng Hòa Tiệp. Bài diễn văn này ông Bush có nhắc đến Linh Mục Nguyễn Văn Lý, một biểu tượng tranh đấu của người Việt Nam hiện nay. Không những thế, ông còn đề nghị lập một quỹ để hỗ trợ cho các nhà dân chủ tại các quốc gia độc tài. Những điều mà Tổng Thống Bush nói trên không mới, nhưng được ông nhắc lại trong lúc bản thân nước Mỹ chìm đắm trong cuộc chiến Iraq, cho thấy là chính quyền Bush đang đi tìm một sinh lộ mới có ý nghĩa hơn để tạo dấu ấn lịch sử trong 8 năm cầm quyền bên cạnh những tiêu cực về cuộc chiến Iraq.

JPEG - 115.1 kb
Tổng Thống Bush phát biểu tại Hội Nghị dân chủ ở thủ đô Praha, có nhắc đến Linh Mục Nguyễn Văn Lý, một biểu tượng tranh đấu của người Việt Nam hiện nay.

Dù mang tín hiệu gì đi nữa, sự kiện các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ mở các cuộc gặp gỡ những tổ chức đấu tranh người Việt Nam cho thấy là Hoa Kỳ có những chuyển hướng tích cực, trước hết là tìm hiểu, tạo sự gần gũi với Cộng đồng người Việt… trước khi đi đến những hành động thích hợp. Thật vậy, sau cuộc gặp gỡ của Tổng thống Bush với đại diện bốn tổ chức người Việt, Hội đồng an ninh quốc gia, cơ quan hoạch định các chính sách cho Tổng thống đã có những cuộc gặp gỡ, trao đổi với nhiều cá nhân, đảng phái đấu tranh của người Việt để tìm kiếm một số phương thức yểm trợ cụ thể cho các phong trào dân chủ tại Việt Nam. Chúng ta có từ 3 đến 6 tháng để nhìn vào những kế hoạch cụ thể của chính quyền Hoa Kỳ đối với phong trào dân chủ hóa tại Việt Nam.

Trung Điền
June 21 2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư. Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an, chứ không phải để kéo đến gây cản trở cho những điều ấy.

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…