Hoa Thịnh Đốn: Hội Thảo Về Phụ Nữ Và Nhân Quyền Ở VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 56.4 kb

Cũng như năm ngoái, sau buổi lễ chính của Ngày Nhân-quyền Việt-nam, 11 tháng 5 hàng năm, đã có một buổi hội-luận về “Quyền Lao-động của Người Công-nhân VN” do tình-hình sôi nổi của thời-điểm ấy với hàng chục, hàng trăm nghìn công-nhân tham-gia trong cả nghìn cuộc đình công trên khắp nước, năm nay sự-kiện có nhiều phụ nữ bị bắt bớ, đánh đập, cầm tù hoặc đưa ra tòa vì những tội như “tuyên-truyền chống Nhà nước XHCN” (Điều 88 của Bộ luật hình-sự) đã thúc đẩy ban tổ-chức Ngày Nhân-quyền Việt-nam dành khoảng tiếng rưỡi đồng-hồ, từ 1g30 đến 3g chiều, để có một buổi hội-luận về “Phụ nữ và Nhân-quyền ở VN” nơi phòng G50 của toà nhà Dirksen Senate Office Building trên đường Constitution và số 1 N.W.

Buổi hội-luận, do G.S. Nguyễn Ngọc Bích điều hợp, đã mời được năm phụ nữ tên tuổi trong cộng-đồng tham-gia trình bầy về những vấn-đề như:

GIF - 35.2 kb

Bà Jane Đỗ Bùi (còn có tên là Tiên Bùi), vợ của ông Đỗ Thành Công, đảng-trưởng đảng Dân-chủ Nhân-dân, và chính bà là đại diện của tổ-chức Women for Human Rights in VN (Phụ nữ tranh đấu cho Nhân-quyền ở VN), đến từ San Jose, Bắc Cali, thuyết-trình về sáu trường-hợp nổi tiếng nhất trong các phụ nữ tranh đấu cho tự do, dân-chủ và nhân-quyền ở trong nước hiện đang bị cầm tù. Đó là những người như Luật-sư Lê Thị Công Nhân, bị đưa ra toà ở Hà-nội xét xử vào cùng ngày 11/5, bà Hoàng Thị Anh Đào và cô Lê Thị Lệ Hằng thuộc Đảng Thăng tiến VN bị đem ra xét xử ở Huế cùng ngày với Cha Lý vào ngày 30/3; bà Trần Thị Lệ Hồng thuộc Hiệp-hội Đoàn-kết Công-nông VN, v.v…

Nữ-sĩ Trương Anh Thụy, một nhà văn nhà thơ và cùng lúc là chủ nhà xuất bản Cành Nam, đã trình bầy về tình-cảnh rất bi đát của những người phụ nữ như mẹ, vợ, chị em hay con gái của những nhà bất đồng chính-kiến ở VN. Khi chồng con hay đôi khi cả con gái của họ (như trường hợp Lê Thị Công Nhân) bị tù tội, vướng vào lao lung, thì cuộc sống của những người thân mà là phụ nữ trong gia-đình bị đảo lộn hoàn-toàn. Họ bị gọi lên làm việc, bị đe doạ, bị cấm cản, thậm chí như trường-hợp cô Vũ Thúy Hà, vợ Bác-sĩ Phạm Hồng Sơn, còn bị gây tai-nạn xe cộ nữa. Nói cách khác, tuy họ không có tội tình gì, nhân-quyền của họ vẫn có thể bị vi-phạm trầm trọng.

JPEG - 22.4 kb

Người thứ ba trình bầy là bà Jackie Bông Wright, thuyết-trình về vấn-đề “nạn buôn bán phụ nữ VN”, đôi khi xảy ra cả trên Internet (như đã từng xảy ra ở Đài-loan, Singapore, Mã-lai-á), chưa kể những màn dã-man, tồi tệ như bắt hàng chục, hàng trăm cô đứng trần truồng để cho khách-hàng ngoại-quốc sang ngắm nghía, sờ nắn trước khi chọn về làm vợ. Nhiều người trong số này sau đó trở thành nạn-nhân bạo-hành trong gia-đình, có khi phải thành vợ của hơn một người hay bị xô đẩy vào nghề mại dâm. Song còn tệ hơn thế nữa là tệ-nạn “trẻ em vị thành niên,” có em bé gái chỉ 8-9 tuổi, mà cũng bị đưa vào các ổ chứa như ở Campuchea hay Thái-lan. Phần này do Luật-sư trẻ Lisa Thùy Dương, vừa mới ở Úc và Phi-luật-tân sang nhập tịch ở vùng Thủ-đô và hiện là nhân-viên thường-trực của Project VOICE ở Washington, thuyết trình. Cách phân-tích rất khoa-học và duyên dáng của cô đã thu hút trước hết là sự chú ý và sau đó là cảm-tình của mọi người.

Đúc kết những tình-hình nêu trên, cô Trang Khanh thuộc Uỷ-ban Cứu Người Vượt Biển (Boat People S.O.S., Inc.) đã tuyên-đọc một bản thảo nghị-quyết đang được đưa vào trong Quốc-hội Hoa-kỳ gồm những điểm như:

1/ Lên án những việc làm mới đây của Hà-nội như việc bắt bớ các phụ nữ, sách nhiễu họ, bắt họ đi làm việc, bao vây kinh tế, tịch-thu máy móc cá-nhân của họ như máy điện-toán, điện-thoại di động, máy chụp hình, thậm chí có khi còn cho cả côn-đồ đến gây sự với họ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay (như trong trường-hợp nhà văn Trần Khải Thanh Thủy).

2/ Đòi hỏi Hà-nội phải thả ngay tức khắc những tù-nhân của lương-tâm này vì họ không có làm gì hơn là tranh đấu ôn-hoà, bất bạo động cho những điều xác-tín nơi họ. Nói cách khác, họ không làm gì hơn là sử dụng quyền tự do ngôn-luận của họ.

3/ Đòi hỏi Hà-nội phải ngưng ngay tức khắc mọi sự nhũng nhiễu gia-đình cũng như người thân, nhất là phụ nữ, của các nhà bất đồng chính-kiến.

4/ Đòi hỏi Hà-nội phải tìm mọi cách để ngăn chặn những tệ-nạn xã-hội như việc buôn bán phụ nữ và trẻ em sang các nước lân-bang.

Tuy cuộc hội-thảo hơi vắng người nghe, vì xảy ra sau giờ ăn trưa và các xe buýt chở khách đến buổi sáng không chịu chờ song nói chung, nội-dung các bài thuyết-trình được xem là có nhiều thông tin bổ ích, những con số chính-xác, và nhất là định nghĩa được kích thước của các vấn-đề nêu ra. Không ít người cho rằng đây là một cuộc hội-thảo cần được lập lại ở các địa-phương khác,vì đây là lần đầu tiên vấn-đề “phụ nữ và nhân-quyền ở Việt-nam” được xem là trọng-tâm trong một Ngày Nhân-quyền VN.

JPEG - 22.6 kb

Trước khi chấm dứt bài nói của mình, nữ-sĩ Trương Anh Thụy đã đọc thư con gái nhỏ của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy vào ngày cô bị bắt. Viết vội cho một người bạn của mẹ ở hải-ngoại, em đã tả hết nỗi lo sợ của em cũng như của bố em (chồng của TK Thanh Thủy) khi mẹ em bị bắt, và cuối thư em cũng nêu lên lời cầu cứu đưa ra cho cả thế-giới. Còn ba bài thuyết-trình của các diễn-giả còn lại, nhất là bài của Luật-sư Lisa Thùy Dương, đã gây không ít phẫn nộ trong số người nghe trước thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. (Tâm Việt)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.