Hoãn dự luật biểu tình: Lo sợ và vi hiến

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cát Linh, phóng viên RFA
26-4-2017

Luật Biểu tình tiếp tục không có mặt trong tờ trình của Chính phủ lên Thường vụ Quốc hội. Quyền hiến định của người dân tiếp tục bị đưa vào giai đoạn chờ đợi.

Không đồng tình

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào cuối tuần qua chấp thuận với chính phủ về việc tiếp tục lùi dự án luật Biểu tình với lý do cần chuẩn bị kỹ hơn.

Báo mạng Vnexpress có trích dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long khi giải thích nguyên nhân chưa trình được Quốc hội, nội dung cho biết tiến trình của dự án Luật biểu tình do Bộ Công an soạn thảo đã đến giai đoạn chuyển sang Bộ Tư pháp thẩm định, tuy nhiên do nội dung chưa đạt yêu cầu nên phải rút lại.

JPEG - 70.7 kb
Những người biểu tình cầm ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường dẫn tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 11 năm 2015. AFP photo

Thường vụ cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ thời gian qua đã thực hiện các yêu cầu trên như thế nào, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc chưa trình được các dự án; thời hạn trình sẽ vào lúc nào.

Nhưng, đó là cách lý giải của phía chính phủ.

Với luật sư Ngô Ngọc Trai, ông lên tiếng cho rằng các cơ quan ban ngành đã cố tình trì hoãn một văn bản luật liên quan đến một quyền rất quan trọng của người dân là quyền biểu tình.

“Tôi hoàn toàn không đồng tình với các cơ quan như Bộ Công an hay chính phủ trong trường hợp này.

Như chúng ta biết dự luật này từ hàng chục năm nay cứ bị trì hoãn mãi vì đủ lý do mà tôi cho là không xác đáng. Tôi cho đây là một quyền thể hiện và là một giải pháp để người dân đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người ta.”

Rất nhiều những trường hợp được Luật sư Ngô Ngọc Trai nhận định là quyền lợi của người dân đã không được bảo vệ theo luật pháp. Chính vì vậy, biểu tình, xuống đường là cách người dân lựa chọn để đòi hỏi cơ quan ban ngành, Trung ương giải quyết quyền lợi cho họ một cách chính đáng.

Hơn nữa, cũng theo Luật sư Ngô Ngọc Trai, ông cho rằng quyền biểu tình là một giải pháp lối ra cho các bức xúc, những mâu thuẫn về quyền lợi của nhiều bộ phận dân chúng khác nhau.

Lo sợ

Nghệ sĩ từng từ chối bằng khen của Thủ tướng, nhà đấu tranh Kim Chi, người có mặt trong nhiều cuộc biểu tình ôn hoà đòi quyền tự do dân chủ cho biết bà thấy “thất vọng vì sự giả dối” và bức xúc vì chính phủ không thực hiện được bất cứ điều gì đã hứa.

“Họ trì hoãn là vì họ sợ thôi. Nếu có luật biểu tình thì có khi hàng triệu người xuống đường. Bây giờ người ta chưa vượt qua được nỗi sợ hãi cho nên khi mà họ bắt bớ đánh đập thì họ không dám đi. Cho nên nếu có luật biểu tình thì họ không khủng bố được. Tôi nghĩ vậy.”

Bà cho biết dù người dân thực hiện những cuộc biểu tình ôn hoà, bất bạo động, nhưng phía nhà cầm quyền vẫn áp đặt tội gây rối trật tự, hoặc có hành vi chống phá nhà nước.

JPEG - 68.7 kb
Những người phản đối công ty Formosa biểu tình tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP photo.

“Họ vu cho là quấy phá, làm mất trật tự công cộng…họ cấm tụ tập đông trên đường phố. Như vậy họ trì hoãn là để cho người ta phải sợ hãi, không dám dân thân, để buộc người ta tội phản quốc.”

Nỗi lo sợ là một lý do có lẽ không chỉ riêng nghệ sĩ Kim Chi, mà tất cả những người đấu tranh trong nước đều có thể nhận thấy trong việc nhà cầm quyền liên tục trì hoãn dự án luật Biểu tình.

“Họ sợ, rất sợ đám đông. Vì biểu tình là một cách bày tỏ chính kiến và đấu tranh bất bạo động. Đối với nhà cầm quyền Việt Nam, một đất nước độc tài không có nhân quyền dân chủ thì họ trì hoãn được ngày nào thì họ coi đó là có lợi cho họ. Họ rất sợ tiếng nói của dân chúng.”

Chính nghệ sĩ Kim Chi là người đã từng bị bắt bớ vì tham gia những cuộc tưởng niệm như chiến tranh biên giới 17-2, tưởng niệm trận chiến Gạc Ma, biểu tình đòi minh bạch cho thảm hoạ môi trường biển do Formosa gây ra…

Không tôn trọng quyền công dân

Câu chuyện gần đây nhất, chỉ trong đầu tháng Tư này, Công an thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã ra lệnh khởi tố nhóm người biểu tình chiếm Uỷ ban Nhân dân huyện Lộc Hà liên quan bồi thường thiệt hại do tai hoạ môi trường Formosa gây ra. Phía nhà cầm quyền gọi đây là vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng.

Cho dù, quyền biểu tình cũng như nhiều quyền cơ bản của công dân được qui định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, kể từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho tới Hiến pháp gần đây nhất 2013. Điều 25 của Hiến pháp 2013 cũng khẳng định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật qui định.

Do đó, Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng việc liên tục trì hoãn dự án Luật Biểu tình là không tôn trọng quyền của người dân.

“Xem thường quyền tự do dân chủ, quyền hợp pháp hợp hiến của người dân. Như thế cũng có nghĩa là không tôn trọng Hiến pháp nữa. Vì Hiến pháp qui định công dân được quyền biểu tình rồi.”

Một vấn đề khác góp phần trong việc dẫn đến sự bất cập trong việc thông qua các dự án luật, trong đó có Luật Biểu tình, được luật sư Ngô Ngọc Trai đề cập đến là “Quyền lực chính trị của các ban ngành quá lớn.”

“Người ta có thể làm sai mà chẳng làm sao cả. Cho nên họ cứ làm như thế và khiến người dân thấp cổ bé họng, không đủ khả năng thay đổi tình thế. Chính quyền thì cứ phủ nhận và người dân thì không làm gì được.”

Nếu kết luận về vấn đề này, về góc độ pháp lý, Luật sư Ngô Ngọc Trai nhận định “đơn thuần là không tôn trọng quyền của người dân và không thực thi đúng qui định của Hiến pháp.”

Thì ở vai trò của người dân “thấp cổ bé miệng” chỉ biết dùng biểu tình ôn hoà làm phương pháp đòi quyền lợi chính đáng, nghệ sĩ Kim Chi nói rằng bà khó tin sẽ có ngày Luật Biểu tình theo Hiến pháp qui định sẽ được thông qua, cho dù “bày tỏ bất đồng chính kiến là quyền của mỗi con người.”

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.