Hoàng Cơ Minh, Một Vị Anh Hùng Bất Tử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 29.9 kb

Có những người chết, nhưng lại trở thành bất tử. Vì khi sống, cuộc đời của những người này là một chuỗi dài đấu tranh oanh liệt. Và khi chết, họ cũng để lại cho hậu thế những bài học được nhắc nhở trong sự ngưỡng mộ đời đời.

Tháng 8, cách đây 19 năm, một vị anh hùng dân tộc đã vĩnh viễn ra đi và cái chết của ông trở thành bất tử. Đêm 27 rạng sáng ngày 28 tháng 8 năm 1987, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh đã tự sát cùng với một số chiến hữu của ông tại Nam Lào, sau khi thất bại trong nỗ lực xâm nhập Việt Nam nhằm mưu tìm một sự thay đổi tốt đẹp hơn cho đất nước. Sự dấn thân và cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như của những chiến hữu của ông đều là những tấm gương bất khuất.

Sau năm 1975, thế giới coi như vấn đề Việt Nam đã được giải quyết và nhiều lắm thì tìm cách cứu giúp những người tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do. Trên quê hương, một chế độ cai trị bằng bạo lực và bưng bít đã được thiết lập một cách chặt chẽ. Tại hải ngoại, người Việt tỵ nạn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn để có thể ổn định được cuộc sống. Trong bối cảnh đó, nhiều người chọn lựa thái độ quên đi quá khứ, cố gắng hội nhập vào đời sống mới, để có một tương lai mới trên xứ người. Nhưng cũng có những người vẫn khoắc khoải niềm đau dân tộc, không chấp nhận bỏ cuộc và vẫn tiếp tục chiến đấu.

Trong số này có Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, một vị tướng nổi tiếng là trong sạch và dũng cảm của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Sau khi miền Nam thất thủ, ông sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ và đã chấp nhận sống bằng bất cứ nghề gì, để có thể dành hết thời giờ và tâm trí cho mưu đồ phục quốc. Tại vùng Hoa Thịnh Đốn, nơi ông tạm cư, nhiều người còn ghi đậm trong ký ức hình ảnh một vị tướng sẵn sàng đi làm thợ sơn, sửa nhà, cắt cỏ,… để có ít tiền di chuyển đó đây hầu gặp gỡ những người đồng chí hướng.

Đối với ông, mối quan tâm duy nhất là tổ quốc và với mối quan tâm này, ông đã cùng với một số chiến hữu thành lập Lực Lượng Quân Dân Việt Nam. Đến đầu thập niên 80, Lực Lượng này đã được giải thể để cùng với một số tổ chức khác hình thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và ông đã được đề cử vào trách vụ chủ tịch.

Cũng vào đầu thập niên 80, quyết định chọn lựa con đường trở về nước chiến đấu là một chọn lựa đầy thử thách và nguy hiểm. Vì muốn trở về, chỉ có một cách là băng rừng, vượt núi từ những nước lân cận để xâm nhập Việt Nam. Tuy nhiên, ở vào thời điểm đó, những người thật sự muốn tranh đấu để thay đổi vận mệnh của đất nước không có một sự lựa chọn nào khác, nếu muốn trở về để chiến đấu ngay trong lòng dân tộc. Tướng Hoàng Cơ Minh và một số chiến hữu của ông đã chọn lựa con đường này.

Ngay sau khi thành lập Mặt Trận, ông đã dồn nỗ lực xây dựng những chiến khu tại vùng Đông Dương và đến tháng 7/1987, ông đã quyết định dẫn một đoàn kháng chiến quân băng qua lãnh thổ Lào để xâm nhập Việt Nam.

Nhưng điều không may là đoàn kháng chiến quân của Tướng Hoàng Cơ Minh đã bị chặn đánh ở biên giới Lào – Việt. Sau nhiều ngày cầm cự, Tướng Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu của ông đã chọn con đường tự sát để không bị rơi vào tay kẻ thù.

Xưa, ông Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài sau khi thất bại trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Nhưng tấm gương anh hùng của ông đã thúc dục bao nhiêu thế hệ Việt Nam dấn thân cho tổ quốc và bài học Yên Bái góp phần cho sự thành công lớn của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc tranh đấu giành độc lập.

Nay, ông Hoàng Cơ Minh nằm xuống khi cuộc tranh đấu giành lại tự do và dân chủ cho Việt Nam vẫn còn đang dang dở. Sự hy sinh của ông chắc chắn cũng đang góp phần cho sự thành công lớn của cả dân tộc Việt Nam trong tương lai.

Vì ông đã để lại cho vạn đời sau một ý chí can trường của những con người quyết tâm dẹp bỏ ách độc tài đang đè nặng trên quê hương để mang lại tương lai tươi sáng cho dân tộc, qua lời kêu gọi: “Vì tương lai của dân tộc, vì tương lai của đất nước, vì tương lai của con em chúng ta, vì tương lai của chính chúng ta, vì tương lai của toàn thể Việt Nam yêu dấu, chúng ta hãy can đảm vùng lên, vai bên vai, cánh sát cánh, cương quyết lật độ bạo quyền Việt cộng để cứu nước và xây dựng đất nước.”

Vì lòng yêu nước của ông mãi mãi là tấm gương soi cho những người con yêu nước Việt, qua sự khẳng định: “Đường chúng ta đi chỉ có hai cái đích. Cả hai cái đích đều vô cùng vinh quang và ý nghĩa. Một là giải phóng Tổ Quốc Việt Nam. Hai là được anh dũng hy sinh cho đại cuộc giải phóng Tổ Quốc Việt Nam.”

JPEG - 15.7 kb

Vì ý chí của ông vẫn tiếp tục soi sáng con đường đấu tranh đưa đến ngày vinh quang của tổ quốc, khi ông tiêu liệu “Cuộc đấu tranh lịch sử này sẽ vô cùng gian lao, khó khăn và dai dẳng, nhưng chiến thắng này cũng sẽ vô cùng to lớn. Đây là trận chiến cuối cùng để mãi mãi chấm dứt chiến tranh, chấm dứt khổ đau, chấm dứt bất công trên quê hương yêu dấu.” Và cũng qua tiên liệu này, ông đã thành lập Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, hay còn gọi là đảng Việt Tân, để có một tổ chức chặt chẽ, gắn bó, với những chương trình hành động dài hạn nhằm đạt đuợc mục tiêu sau cùng là chấm dứt chế độ độc tài và canh tân lại đất nước.

Ngày nay, 19 năm sau ngày Tướng Hoàng Cơ Minh nằm xuống, những chiến hữu của ông và nhiều người Việt Nam yêu nước khác vẫn tiếp tục theo đuổi con đường của ông vạch ra. Rồi mai đây, khi đất nước thật sự không còn khổ đau và bất công, chúng ta sẽ thấy hình ảnh uy linh của Tướng Hoàng Cơ Minh, của vô số anh hùng bất tử, ẩn hiện theo bóng cờ vàng của tổ quốc.

Nguyễn Ngọc Đức

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.