Học sinh tự tử do áp lực tâm lý không có nơi để giải tỏa?

Theo một số nhà sư phạm và tâm lý, nếu học sinh có chỗ giải tỏa những áp lực về tâm lý thì sẽ tránh những hành động tiêu cực, thậm chí tự tử. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mỗi khi có học sinh tự tử thì dư luận lên tiếng trách cứ cha mẹ đã áp lực con cái trong học hành, hoặc suy nghĩ ‘bất hiếu’ trong học sinh nếu không đạt thành tích tốt như cha mẹ mong muốn. Theo một số nhà sư phạm và tâm lý, nếu học sinh có chỗ giải tỏa những áp lực về tâm lý thì sẽ tránh những hành động tiêu cực, thậm chí tự tử.

Thời gian qua, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng những vụ học sinh tự tử có chiều hướng gia tăng. Theo truyền thông nhà nước, mới hôm 1 tháng Tư, một nam sinh cấp 3 ở Hà Nội tự tử bằng cách nhảy từ tầng 28 chung cư xuống đất. Trước đó một ngày, một nữ sinh lớp 8 ở thành phố Bắc Ninh cũng treo cổ tự tử tại nhà. Hôm 21 tháng Hai, một học sinh ở TP.HCM đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập.

Tiến sĩ tâm lý Phạm Quỳnh Hương nêu quan điểm của bà với RFA:

“Theo tôi, nguyên nhân thứ nhất là Việt Nam trước đây theo đạo Khổng cho nên trẻ con được giáo dục là tất cả phải nghe lời cha mẹ, nghe lời người lớn. Không bao giờ có sự phản kháng. Cha mẹ nói gì cũng phải nghe. Bây giờ thì những chuẩn mực văn hóa, xã hội từ phương Tây tràn vào nên cái suy nghĩ nó khác đi rồi.

Cha mẹ có cuộc sống của cha mẹ và con cái có cuộc sống của con cái, cho nên trẻ con được quyền nghĩ về mình nhiều hơn, được quyền sống cho mình nhiều hơn. Do đó, nếu cha mẹ áp lực nhiều hơn thì sẽ tạo nên tâm lý căng thẳng và trẻ sẽ có những hành vi tiêu cực bao gồm cả tự tử.”

Một số chuyên gia tâm lý và nhà giáo cho rằng, học sinh không có nơi để giải tỏa tâm lý khi bế tắc dẫn đến hành động tiêu cực.

Theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo, mỗi trường phải có phòng tư vấn tâm lý học đường. Vấn đề này đã được bàn thảo nhiều năm qua nhưng vẫn là khoảng trống trong trường học. Hôm 18/12/2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 31 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/02/2018. Tuy ban hành thông tư cụ thể nhưng cùng lúc, nhà nước lại thực hiện chính sách tinh giản biên chế nên việc tuyển dụng tư vấn viên tâm lý trong trường phổ thông không thực hiện được.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương kể rằng, theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo là có nhưng trên thực tế thì dường như học sinh không biết. Bà từng nhiều lần hỏi học sinh các cấp có biết về chức năng tư vấn tâm lý trong trường học hay không thì tất cả đều ngớ ra, không biết gì.

Thầy giáo Ngọc Sơn ở TP.HCM cho RFA hay:

“Mình chưa thấy nhóm đó bao giờ. Chưa thấy có chuyên viên tâm lý trong trường. Nếu cần thiết thì gặp giáo viên chủ nhiệm thôi, nhưng có cái là giáo viên chủ nhiệm đa số cũng vô trách nhiệm lắm, thành ra tụi nhỏ cũng ít muốn gặp. Giáo dục toàn diện thì phải có cả tư vấn tâm lý cho học sinh nhưng hầu như họ chỉ hô khẩu hiệu chứ thực chất thì thiếu rất là nhiều.

Mình dạy cũng nhiều năm, mình thấy có một phần không nhỏ phụ huynh cứ muốn con mình phải là số một. Mặc dù người ta cũng tạo mọi điều kiện cho con mình nhưng thực chất nó vẫn là một áp lực rất lớn cho trẻ nhưng cha mẹ lại không hiểu điều đó.

Giới học sinh Việt Nam gặp áp lực rất là nhiều, từ chương trình học rất là nặng đến đòi hỏi từ gia đình dẫn đến tâm lý mệt mỏi cho học sinh. Học sinh muốn tâm sự thì cũng không có chỗ để nói. Khi tâm lý bế tắc thì các em dễ sinh ra những chuyện dại dột.”

Giải pháp nào cho học sinh?

Trên mạng xã hội Facebook, một số người có ý định tự tử thường tìm đến một danh khoản có tên “Hội những người muốn tự tử.” Một số status viết: “Mình muốn mua xyanua tại Hà Nội ai chỉ mình với. Chán quá muốn kết thúc rồi.”; “Suốt ngày đi khuyên người ta nhưng có lẽ mình là người sẽ dừng cuộc chơi trước. Buồn quá mọi người ơi.”…

Với tình trạng học sinh tự tử với nguyên nhân được cho là áp lực trong học tập, áp lực từ cha mẹ, việc mỗi trường có người tư vấn tâm lý để lắng nghe, chia sẻ, thậm chí cho lời khuyên là điều cần có.

Thầy giáo Ngọc Sơn cho rằng, nên thay những phòng, ban không thực tế, không cần thiết chỉ phục vụ cho công tác tuyên truyền bằng một phòng có chuyên gia tâm lý để tư vấn những vướng mắc, khó khăn cho học sinh tại trường.

Còn theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, phải đánh động cả phụ huynh và nhà trường để họ thấy tầm quan trọng của chuyên viên tư vấn tâm lý trong trường học như ở các nước phương Tây. Bà nói:

Tôi nghĩ trước mắt phải là truyền thông. Vai trò của báo chí, TV, truyền thông rất quan trọng. Truyền thông phải làm mạnh lên để cả nhà trường và phụ huynh đều nhận thức ra một vấn đề, là phải tìm cách tăng cường tương tác với con trẻ để hai bên hiểu nhau hơn. Có như thế mới tư vấn kịp thời. Cả xã hội, nhà trường và gia đình cùng ý thức thì sẽ đỡ tình trạng tự tử.”

Cô Anh Thư, một sinh viên đại học ở Hoa Kỳ, nói với RFA:

“Từ lớp 1 đến lớp 12 và cả đại học đều có chuyên viên tư vấn. Người ta giới thiệu người này cho học sinh biết. Hồi con học middle-school (cấp hai), từ lớp 6 đến lớp 8 thì có ba người tư vấn khác nhau trong trường.

Người ta sẽ nói chuyện với mình trước nhưng do mình dưới 18 tuổi nên họ cũng phải báo với bố mẹ. Người ta đã được huấn luyện và có bằng cấp về tâm lý nên người tư vấn sẽ đánh giá coi khi nào thì mới báo cho bố mẹ. Nếu chuyện phức tạp hay nguy hiểm thì họ phải gọi nơi bảo vệ trẻ em. Nếu bố mẹ đã làm gì ảnh hưởng đến trẻ thì họ phải gọi cảnh sát.

Người ta chuyên nghiệp và người ta khuyến khích mình nói chuyện với người ta vì mình dễ nói với họ hơn là với người thân.”

Cô Anh Thư nói thêm, ở trường đại học thì sinh viên đã trên 18 tuổi nhưng vẫn được tư vấn miễn phí và chuyên viên tư vấn không được quyền báo cho phụ huynh nếu học sinh không đồng ý. Cô cho biết bạn thân của cô đã từng bi quan đến mức muốn tự vẫn nhưng nhờ counsellor của trường mà bạn cô thay đổi ý định.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.