Hội Anh Em Dân Chủ không lật đổ cái gọi là “chính quyền Nhân dân”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 17 tháng 8 tới đây, Toà án tỉnh Quảng Bình sẽ đưa ông Nguyễn Trung Trực ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc tham gia Hội AEDC [Anh Em Dân Chủ, BBT web VT] hoạt động nhằm lật đổ cái gọi là “chính quyền Nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999. Ông Nguyễn Trung Trực là thành viên cuối cùng trong số chín thành viên lãnh đạo của Hội AEDC bị bắt và đưa ra xét xử.

Nhà cầm quyền CSVN dựa vào những căn cứ nào để cáo buộc Hội AEDC có hoạt động nhằm lật đổ cái gọi là “chính quyền Nhân dân”?

Theo bản án số: 117/2018/HS-ST ngày 5/4/2018 của Toà án thành phố Hà Nội và bản cáo trạng số 143/CT-VKS-P1 ngày 5/7/2018 của Viện Kiểm Sát tỉnh Quảng Bình thì họ dựa vào chín chứng cứ sau:

Tổ chức họp các hội viên; Xây dựng cương lĩnh của Hội AEDC; Xây dựng cơ cấu tổ chức của Hội AEDC; Phát triển lực lượng của Hội AEDC; Đào tạo hội viên; Quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ, tài trợ kinh phí cho Hội AEDC; Tuyên truyền chống cái gọi là “Nhà nước CHXHCN Việt Nam”; Tiến hành kích động người dân phản đối chính quyền; Bản kết luận giám định ngày 10.3.2017 của Hội đồng giám định Bộ Thông tin và Truyền thông giám định về các cuộc họp bàn của Hội AEDC.

Biện hộ bảo vệ cho Hội AEDC và các thành viên:

Thứ nhất, từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của Hội AEDC, mọi thành viên đều tuân thủ các mục tiêu chính trị được ghi trong Điều lệ của Hội, đó là:

– “Đấu tranh bảo vệ và thực thi các quyền con người đã được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế nghi nhận;

– Vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh.”

Bởi vậy cái mà cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án CSVN gọi là chứng cứ từ điếm 1-6 là những hoạt động bình thường của tất cả các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội dân sự, tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới và Việt Nam. Các hoạt động đó nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của các từng lớp Nhân dân về nhân quyền, xã hội dân sự nhằm phục vụ cho việc xây dựng nước Việt Nam dân chủ và văn minh.

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, phát triển thành viên, vận động ngoại giao và tài chính của Hội AEDC cũng chỉ nhằm mục đích thực hiện tốt và hiệu quả việc quảng bá nhân quyền, bảo vệ các quyền con người và góp phần vào việc xây dựng chế độ dân chủ đa đảng ở VN. Các hoạt động bình thường đó không thể nào lật đổ được cái gọi là “chính quyền Nhân dân”.

Cáo buộc tuyên truyền chống cái gọi là “Nhà nước CHXHCN Việt Nam” cũng hết sức phi lý và qui chụp. Bởi các thành viên của Hội AEDC chỉ sử dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ các quan điểm cá nhân về chính trị, kinh tế, xã hội đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Họ có quyền lên án, phê phán các chính sách, việc làm của nhà cầm quyền CSVN khi gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích trực tiếp của chính họ. Đó là các quyền hợp hiến và hợp pháp của các thành viên Hội AEDC. Các việc làm này của họ không bao giờ là nhằm tuyên truyền chống cái gọi là “Nhà nước CHXHCNVN” hay có thể nhằm lật đổ cái gọi là “chính quyền Nhân dân”.

Cáo buộc cái gọi là“tiến hành kích động người dân phản đối chính quyền”. Đây là việc một số thành viên Hội AEDC chủ kêu gọi người dân và tham gia thực hiện quyền biểu tình bảo vệ môi trường trong vụ Formosa phá huỷ môi trường biển khu vực miền Trung. Quyền tự do biểu tình qui định tại điều 25, và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mỗi công dân qui định tại điều 43 Hiến pháp VN 2013. Như vậy mọi công dân có quyền tự do biểu tình để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường khi mà nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương đã vô trách nhiệm để công ty Formosa huỷ hoại môi trường. Kêu gọi biểu tình và tham gia biểu tình để bảo vệ môi trường là quyền hiến định của mọi công dân VN.

Bản kết luận giám định ngày 10/3/2017 của Hội đồng giám định Bộ Thông tin và Truyền thông giám định về các cuộc họp bàn của Hội AEDC. Đây là sự vu khống và chụp mũ của nhà cầm quyền CSVN khi Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng tài liệu do cơ quan an ninh thu thập bằng biện pháp vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể là cơ quan an ninh đã vi phạm điều 21 Hiến pháp và điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự khi tiến hành ghi âm trộm các cuộc họp của Hội AEDC. Đồng thời toàn bộ nội dung của các cuộc họp đó không có câu chữ nào mà các thành viên sử dụng phản ánh mục đích hay âm mưu của cái gọi là “lật đổ chính quyền Nhân dân”.

Thứ hai, ở Việt Nam không có “chính quyền Nhân dân” là khách thể mà điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999 bảo vệ.

Điều 4 Hiến pháp 2013 đã “đóng đinh” quyền lãnh đạo của đảng CSVN, bởi vậy Nhân dân VN đã bị tước đoạt quyền làm chủ đất nước của mình. Đảng CSVN mà cụ thể là Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương quyết định mọi vấn đề của đất nước, Nhân dân VN chỉ có nghĩa vụ thực hiện, mọi sự đưa ra lấy ý kiến Nhân dân chỉ là hình thức và lừa dối. Đồng thời nhà cầm quyền CSVN đã cấm đoán mọi tổ chức, đảng phái chính trị khác thành lập và hoạt động ở VN. Khi Nhân dân không có quyền tự do lựa chọn và quyết định đảng cầm quyền, người lãnh đạo đất nước thông bầu cử tự do và công bằng thì chính quyền đó không phải là chính quyền Nhân dân.

Khái niệm hay định nghĩa về chính quyền Nhân dân không có trong Hiến pháp VN 2013 và hết sức mơ hồ trong hệ thống các văn bản pháp luật của VN. Đồng thời quốc hội, hệ thống các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị xã hội,… đều đặt dưới sự quản lý và lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Bởi vậy, chế độ chính trị của Việt Nam là chế độ độc đảng toàn trị, chính quyền độc đảng chuyên chế mang bản chất phản cách mạng, phản dân chủ và cực kỳ phản động.

Nguyên tắc bắt buộc của nền chính trị dân chủ là phải có đa nguyên, đa đảng. Không có đa nguyên, đa đảng thì không bao giờ có chính quyền Nhân dân.

Mục đích của Hội AEDC cũng là vận động, đấu tranh bằng phương pháp ôn hoà bất bạo động nhằm tiến tới xây dựng chế độ chính trị dân chủ đa đảng và khi đó chính quyền Nhân dân mới được thiết lập ở Việt Nam. Lúc đó điều 79 Bộ luật hình sự 1999 hay điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015 mới có khách thể bảo vệ.

Kết luận: Hội AEDC cùng với các thành viên của mình được thành lập và hoạt động hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp với muc đích cổ suý và bảo vệ các quyền con người; vận động xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ đa đảng. Hoạt động của Hội AEDC là chính nghĩa, hoàn toàn phù hợp với mong ước của Nhân dân VN ở trong và ngoài nước, phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi của xã hội VN, phù hợp với trào lưu dân chủ của nhân loại tiến bộ.

Nhà cầm quyền CSVN cáo buộc cái gọi là “lật đổ chính quyền Nhân dân” với Hội AEDC và các thành viên của Hội là hoàn toàn vu khống, chụp mũ, phi lý và bất công.

Nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do ngay tức khắc và không điều kiện cho ông Nguyễn Trung Trực và các thành viên khác đã bị kết án tù.

Ngày 9/8/2018

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.