Hội thảo Cách Mạng Hoa Lài tại Adelaide, Úc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách Mạng Hoa Lài: Từ Bắc Phi Nhìn Về Việt Nam

Năm 2011 đã khởi đầu với nhiều sự kiện to lớn và tích cực đối với những ai yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới bằng các cuộc cách mạng đòi dân chủ và công bằng xã hội tại Trung Đông và Bắc Phi.

Trong số hàng tỉ người trên hành tinh vui mừng xao quyến và không tránh khỏi những bất ngờ ngạc nhiên, không thể không kể đến triệu triệu người dân Việt Nam, cả trong và ngoài nước đang dõi theo những diễn tiến và rồi mong mỏi để sớm một ngày mai Việt Nam cũng được giải phóng khỏi ách độc tài đảng trị tham nhũng bán nước.

Nắm bắt được những niềm vui mừng, suy tư cũng như nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin và chia sẻ tâm tình như vậy của đồng hương Việt Nam tại thành phố Adelaide, Nam Úc, cơ sở Đảng Việt Tân tại Adelaide đã tổ chức một buổi hội thảo với đồng hương quan tâm mang chủ đề: “Cách Mạng Hoa Lài: Từ Bắc Phi Nhìn Về Việt Nam”.

Buổi hội thảo diễn ra tại Kilburn Hall, vào lúc 2 giờ chiều ngày thứ Bảy, 19 tháng Ba năm 2011.

Cũng như các sinh hoạt đấu tranh khác mà Việt Tân đóng góp hay tổ chức, các đồng hương tham dự đều là những thân hữu không chỉ vốn quan tâm tới quê hương mà còn là những người đã chung thủy gắn bó rất nhiều cho các công tác đấu tranh vì dân chủ tự do cho Việt Nam từ xưa tới nay tại địa phương.

Bước vào hội trường, bà con đồng hương có thể cảm nhận ngay không khí ấm cúng. Các trang trí đều đơn giản nhưng trang trọng với cờ và biểu ngữ cũng như các bảng triển lãm với rất nhiều hình ảnh, một bên là diễn tiến cũng như thành công của cách mạng dân chủ Bắc Phi, đặc biệt là tại hai nước Tunisia và Ai Cập, một bên là các hình ảnh đấu tranh tại Việt Nam cũng như các đóng góp của đảng viên Việt Tân sát cánh với đồng bào trong nước. Việc có nhiều thân hữu chăm chú theo dõi tìm hiểu để biết thêm những hình ảnh đầy phấn khích này đã làm anh chị em đảng viên trong cơ sở vui mừng vì đã không phụ công chuẩn bị sắp xếp.

JPEG - 53.7 kb
Đồng hương theo dõi các diễn biến đấu tranh trong quốc nội qua ảnh.

Sau phần nghi thức, ông Đỗ Đăng Liêu, Đại diện Ban Tổ chức đã ngỏ lời chào mừng đồng hương tham dự buổi lễ và nói lên tâm nguyện của các anh chị em trong cơ sở đứng ra tổ chức buổi sinh hoạt là để có thêm dịp thông tin và thảo luận cũng như đón nhận ý kiến đóng góp của đồng hương để cùng nhau đẩy mạnh hơn các công tác đấu tranh.

Người phát biểu mở đầu cho buổi hội thảo là ông Trần Đình Thọ, một người đấu tranh bền bỉ lâu năm mà thân hữu tại địa phương đều quen thuộc. Ông Trần Đình Thọ đã tóm lược sơ qua các diễn biến từ chỗ khởi đầu, xuyên suốt những khó khăn, thuận lợi, rồi đến thắng lợi của nhân dân hai nước Tunisia và Ai Cập. Ông Trần Đình Thọ cũng điểm qua tình hình đấu tranh tại các nước Trung Đông và Bắc Phi khác, tuy đến nay chưa có được kết quả cuối cùng nhưng cũng đều khả quan.

Tiếp đến, anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, một đảng viên trẻ nhưng cũng đã có nhiều năm kinh nghiệm đấu tranh, chia sẻ với đồng hương về những thực tế và rất nhiều thông tin chi tiết cụ thể từ các phong trào đấu tranh nói trên ở Bắc Phi.

Tham luận của anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm được mở đầu bằng phần chiếu đoạn Video có được từ những thành viên đấu tranh trẻ tuổi, chính là nhóm cách mạng trẻ đã mở đầu và điều hướng cho cuộc đứng lên thắng lợi tại Ai Cập, hạ bệ nhà độc tài Mubarak và thể chế toàn trị tham nhũng của ông ta. Đoạn phim Video mang tên “Ai Cập: Sức Mạnh Nhân Dân”, gốc từ kênh truyền hình Al Jazeera và đã được Ban Thông tin của đảng Việt Tân chuyển ngữ sang tiếng Việt để đồng hương tiện theo dõi.

Đoạn Video gốc khá dài, gồm ba phân đoạn nhỏ, tổng cộng tới 30 phút, nhưng vì thời gian hạn hẹp nên đoạn phim đã được rút xuống còn 10 phút với các điểm chính. Để xem hết đầy đủ cả ba phân đoạn, mời quý đồng hương quan tâm vào trang nhà Việt Tân: http://www.viettan.org, chắc chắn sẽ biết thêm được nhiều chi tiết thú vị về cuộc cách mạng Hoa Lài tại Ai Cập.

Qua hai phần chia sẻ kể trên, cử tọa đã khám phá ra một số điều. Đặc biệt là suy nghĩ cho rằng hai cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập hoàn toàn tự phát và xảy ra bất ngờ. Quan điểm đó đã thay đổi đáng kể. Tuy thế giới chưa biết nhiều về nhóm tổ chức phía sau cuộc bùng nổ tại Tunisia sau cái chết thương tâm của anh Mohamed Bouazizi, nhưng trong trường hợp Ai Cập thì quá rõ. Cuộc cách mạng tại Ai Cập thành công là do quá trình chuẩn bị và đấu tranh dài lâu, và yếu tố ảnh hưởng từ Tunisia chỉ là chất xúc tác – “giọt nước tràn ly” mà thôi.

Cụ thể, phong trào tại Ai Cập đã có từ nhiều năm, trải qua nhiều thăng trầm, có lúc đối mặt với đàn áp và thất bại. Nhóm tổ chức cốt lõi trong lần này là nhóm thanh niên Mùng 6 tháng Tư, vốn đã hình thành từ năm 2004 và phát triển cũng như học hỏi phương thức đấu tranh bất bạo động từ đó đến nay. Trước trận kết thúc lần này, tại Ai Cập cũng đã xảy ra nhiều cuộc xuống đường hay bãi công bãi thị lớn những năm trước đây. Cũng phải nói thêm, sự điều hướng dẫn lái phong trào của Mùng 6 tháng Tư là hết sức quan trọng, nhưng không thể đưa đến thành công nếu không có sự can đảm “bỏ nỗi sợ đi” của hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người dân Ai Cập, từ thanh niên, sinh viên, thị dân, tới giới trí thức, công nhân và cuối cùng là cả giới nhân viên nhà nước cũng như sự ủng hộ tối thượng của quân đội quốc gia trong những ngày cuối cùng.

Với những gì đã được trình bày thảo luận, một câu hỏi mà trong thâm tâm ai ai cũng đặt ra là bao giờ thì tới Việt Nam, và điều kiện Việt Nam so với Tunisia và Ai Cập như thế nào.

Đây là một câu hỏi rất lớn, nhưng phần chia sẻ kế tiếp của anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm đã đem lại nhiều thông tin, sở cứ, cùng với các thảo luận của cử tọa, đã phần nào làm sáng tỏ bức tranh về tình hình Việt Nam.

Cụ thể, các yếu tố so sánh và tiền đề cho cuộc đấu tranh được đem ra mổ xẻ là tình hình kinh tế chính trị xã hội tại Ai Cập và Việt Nam, cùng với sự phân hóa giai tầng, phân hóa suy yếu của chế độ cầm quyền, nhận thức và nhu cầu đổi đời của quần chúng, tình hình sử dụng mạng Internet và các mạng xã hội như Facebook, Twitter,…ở hai nước, mức độ xã hội dân sự – sự độc lập của nhân dân không phụ thuộc vào cơ chế xin – cho của chế độ, yếu tố bất mãn, ngòi nổ cách mạng, sự kiên quyết áp dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, lòng nhiệt thành đi đầu đảm đương vượt qua nỗi sợ của giới trẻ, khả năng phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể nòng cốt, và khả năng tập hợp đoàn kết tất cả các thành phần dân tộc. Tất cả các yếu tố nói trên đều cần cho một cuộc cách mạng thành công.

Đây có thể nói là nội dung chính của buổi hội thảo, không khí hỏi đáp, đóng góp ý kiến xoay quanh các yếu tố đề cập ở trên đã trở nên rất tích cực. Ý kiến có khá nhiều và từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đặc biệt có nhiều ý kiến đóng góp phân tích về tình hình quốc nội, đề xuất các tổ chức đấu tranh trong đó có Việt Tân đẩy mạnh hơn nữa những gì đã và đang thực hiện trong và ngoài nước. Các tổ chức đấu tranh cần đứng ra nhận lãnh trách nhiệm tvận động kết hợp dân tộc.

JPEG - 43.6 kb
Thân hữu chia sẻ ý kiến.

Rất đặc biệt là phần góp ý của một thân hữu cao niên mới từ trong nước ra, tuổi đã trên 90, nhưng còn khỏe mạnh và tiếng nói sang sảng, rất sốt sắng lo về trong nước. Theo nhận định của vị thân hữu cao tuổi khả kính này với tư cách của một người mới ở trong nước ra thì tình hình Việt Nam cũng đang nóng, biểu tình của nhân dân đã xảy ra khắp các nơi từ Bắc, Trung, Nam, sẵn sàng bùng nổ thành một cuộc cách mạng và chỉ chờ có tổ chức đứng lên vận động điều hướng mà thôi. Tinh thần của vị thân hữu cao tuổi đã được hưởng ứng bởi những tràng pháo tay dài từ quý đồng hương.

Về yếu tố làm sao có nhiều người tham gia, giúp đỡ phong trào đấu tranh, các thân hữu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến và đều thống nhất dù là ở đâu, làm gì, cho dù khả năng thế nào cũng có thể đóng góp trực tiếp, hay bằng tinh thần hoặc vật chất. Vị nào tuổi cao thì cần luôn luôn vận động con cháu, người thân góp tay cho công cuộc chung.

JPEG - 43.1 kb
Đại diện cơ sở Đảng Việt Tân phát biểu.

Từ phía cơ sở Việt Tân, anh chị em cũng đã chia sẻ nhiều thông tin với đồng hương về những nỗ lực của tổ chức, từ quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động vào trong nước, vận động cho các tổ chức xã hội độc lập trong nước hoạt động để mở rộng mức độ xã hội dân sự, đến khuyến khích giúp đỡ cho đấu tranh mạng, đòi tự do hoạt động mạng, phát triển lực lượng, kề vai sát cánh với các thành phần đấu tranh cho dân chủ, công bằng, công lý trong nước…., và gần nhất là nỗ lực vận động “Một phút cũng quý — hãy đứng cùng Dân Oan”, với một số đảng viên Việt Tân có mặt biểu tình cùng với bà con Dân Oan ngày 14/3/2011.

Buổi hội thảo chấm dứt lúc 5 giờ chiều. Nhiều đồng hương còn nán lại hàn huyên thêm cùng anh chị em Việt Tân bên cạnh phần hoa quả thức uống nhẹ.

Qua buổi hội thảo, ai cũng phấn chấn hơn vì tình hình cách mạng Hoa Lài đã ảnh hưởng đáng kể tới phong trào vốn đang ngày càng lớn mạng ở Việt Nam. Mọi người tin tưởng hơn vào một ngày tận mắt mình được nhìn Hoa Đào, Hoa Sen hay Hoa Mai tự do dân chủ nở trên quê mẹ.

Tường trình của Ban tổ chức.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.