Hưng Nguyên và Nghệ An

Công an khám xét văn phòng của cô giáo Lê Thị Dung. Ảnh: CA huyện Hưng Nguyên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong vụ án cô giáo Lê Thị Dung đang làm rúng động dư luận cả nước, có những tình tiết đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp đến việc bắt giữ và kết tội bà. Đó là lá đơn tố cáo của bà trước khi bị bắt, chứ không phải chỉ là những khiếu nại đối với án kỷ luật bà như báo chí đã đưa tin.

Xin nhắc lại một chút về những việc xung quanh án kỷ luật này. Ban đầu là Sở GD Nghệ An “tuyển dụng chui” rồi đẩy người về cho Trung tâm, trong khi nơi này đã đủ giáo viên, và ép giám đốc (cô Dung) phải nhận người. Cô không ký hợp đồng không thời hạn, và rồi sau đó bị kỷ luật. Án kỷ luật ấy không có cơ sở, cô Dung khiếu nại, UBND tỉnh Nghê An thừa nhận cô Dung đúng, nhưng lạ thay, án kỷ luật vẫn không bị thu hồi. Cô Dung tiếp tục khiếu nại.

Đến ngày 16 tháng 9 năm 2021, thì cô giáo Lê Thị Dung đã làm đơn tố cáo Ban thường trực huyện ủy Hưng Nguyên nhiệm kỳ 2015-2020 về nhiều nội dung, gửi lên Bí thư tỉnh ủy Nghệ An.

Phải chăng đây chính là lý do trực tiếp và quan trọng nhất dẫn đến việc bà bị bắt và kết án 5 năm tù giam, chứ không phải là vấn đề của số tiền gần 45 triệu đồng “thất thoát” trong 6 năm kia?

Tại sao nói như thế? Căn cứ vào lời tự bào chữa tại tòa của cô Lê Thị Dung sau khi cả 2 luật sư của cô đều đã bị đuổi ra khỏi phòng xét xử, dư luận khó mà nghĩ khác được. Cụ thể, cô Dung nói: “Có người nói tôi rút đơn đi [chính là lá đơn tố cáo nói trên], không có là lệnh bắt này! Như vậy, ngay từ đầu đã có sự xây dựng để kết tội. Trước xét xử cũng tiếp tục hỏi và định mức án cho tôi là 5 năm. Đã xét xử đâu, đã biết đúng sai đâu nhưng vẫn mức án bỏ túi 5 năm! Căn cứ buộc tội thì không đúng pháp luật, trình tự tố tụng sai phạm từ đầu đến cuối, nhưng vẫn bất chấp luật, vẫn kết tội… Khủng khiếp quá” (Trích lời tự bào chữa của bị cáo Lê Thị Dung tại tòa án Hưng Nguyên – Nghệ An).

Chính vì nhiều lý do của cuộc sống cá nhân và những áp lực này (không phải chỉ từ cấp huyện), cô Dung đã rút đơn tố cáo. Nhưng, chỉ khoảng 1 tuần sau khi rút đơn thì cô Dung bị bắt và bị giam hơn 1 năm trời cho đến cuối tháng Tư này thì bị đưa ra xét xử và bị kết án 5 năm tù bằng một phiên tòa có nhiều tình tiết làm dậy sóng như đã thấy.

Phải chăng, từ những gì đã thấy, việc kêu oan cho cô Dung khó mà có kết quả nếu chỉ khu biệt lại và luẩn quẩn trong phạm vi các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An?

* Liên quan đến những câu chuyện phía sau bản án, xin xem tổng hợp từ báo chí chính thống ở đây: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=627245469282476&id=100059910855657

* Liên quan đến một số biểu hiện trái pháp luật trong quá trình xét xử, xin xem ở đây: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=628094072530949&id=100059910855657

Nguồn: FB Thái Hạo

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)