Bản lĩnh Phạm Văn Trội và anh em trong Hội Anh Em Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hướng về phiên tòa rừng rú xét xử những người yêu nước ngày 5.4.2018 tại Hà Nội

Phạm Văn Trội là một người kiệm lời, khiêm tốn và rất bản lĩnh. Đó là những gì tôi cảm nhận về anh. So với bề dày đấu tranh dân chủ với anh, tôi chỉ là một đứa trẻ mới tập đi, tập nói. Trội, với thiên tính bộc trực, thường có ý kiến ngay. Lại là ngươi xứ Thanh mang họng xứ Thanh nên chẳng có chuyện gì tôi thủ thỉ được. Chuyện gì cũng oang oang, người khác nghe cứ như đang cải nhau. Còn Trội thì ngược lại. Ngược ở cả lời nói và việc làm. Chuyện gì, Trội cũng tính toán và đưa ra nhiều phương án khác nhau. Tin ai hay không tin ai, Trội luôn cân nhắc tính toán rất kỹ. Thậm chí, Trội còn thực hiện phép thử, mà anh gọi là bài test, rồi mới kết luận. Trội có bản tính làm việc như một nhà tổ chức có năng khiếu và từng trải. Đó là lý do anh viết ít. Nhưng bài viết nào của anh cũng rõ ràng, cũng dứt khoát một lập trường đấu tranh để giải thể độc tài cộng sản cầm quyền. Anh biết, viết nhiều, viết đúng sẽ khai dân trí được nhiều. Nhưng để có một tổ chức với một lực lượng bằng da bằng thịt, đủ đối trọng với độc tài cộng sản cầm quyền, với anh là quan trọng nhất. Đó là lý do để anh trở thành một trong những người lãnh đạo và tổ chức ra Hội Anh Em Dân Chủ.

Có lẽ anh đã một lần bị đi tù với mức án 5 năm, nên anh càng biết cái giá của anh khi tiếp tục dấn thân cho cộng cuộc đấu tranh giành dân chủ về cho nhân dân Việt Nam. Anh biết, dấn thân như anh, dù anh chẳng làm điều gì sai, may lắm mới không bị bắt lần nữa. Và anh cũng biết, Hội Anh Em Dan Chủ, nhất định sẽ bị cộng sản tìm cách để xóa sổ. Bởi vậy, anh cũng đã tính đến phương án, nếu những người lãnh đạo Hội bị bắt hết, những người còn lại vẫn có khả năng hoạt động và tổ chức Hội vẫn tồn tại. Không ồn ào, không khoa trương, Hội Anh Em Dân Chủ cứ âm thầm, lặng lẽ triển khai thực hiện mục tiêu của mình. Và, những hoạt động của Hội cứ từng bước, từng bước bắt rể vào lực lượng quần chúng, bước đầu tạo được thanh thế. Giữa lúc phong trào đang đi vào thế mở rộng và phát triển thì cộng sản cầm quyền ập đến và nhất quyết xóa sổ. Anh và hàng loạt những nhà đấu tranh có mã số hàng đầu trong Hội liền bị bắt, nhốt.

Chúng ta đừng coi thường con mắt cú vọ của cộng sản. Họ bắt người đấu tranh không nhầm một ai đâu. Tôi cứ mường tượng rằng, nếu những Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Trần Anh Kim, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Văn Trội, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu, Trần Thúy Nga, Bùi Minh Hằng, thậm chí là những Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Trương Duy Nhất và một số rất nhiều những người khác, không bị cộng sản bắt, tống tù thì liệu đảng và chính quyền của bọn sâu mọt cộng sản có còn tồn tại đến ngày hôm nay không? Tôi cho rằng, không.

Còn những ai đang đấu tranh mà chưa bị bắt, so với những người đấu tranh đã bị bắt, thì họ mới chỉ đứng ở vị trí dự bị, hàng sau.

Tuy nhiên, những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam là những người đang đi đúng đường. Một người bị tù sẽ có hàng trăm người khác noi gương các anh dấn bước mà không sợ bị bắt, không sợ bị đi tù. Và như thế những người đấu tranh sẽ đi tới đích. Cộng sản Việt Nam ngày một hiện rõ là một tổ chức phản động, chống lại con người, chống lại tiến bộ xã hội, họ cũng có cái đích đến của họ, đó là cõi Âm Phủ – Diêm Vương.

Nguồn: FB Nguyễn Tường Thụy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.