Juan Guaidó làm lịch sử

Ngày 12 Tháng Hai, người dân Venezuela lại xuống đường biểu tình khắp nơi ủng hộ vị tổng thống lâm thời Juan Guaido. Đến nay, ngoài Hoa Kỳ đã có khoảng 60 quốc gia đã công nhận ông là tổng thống hợp pháp của Venezuela. Ảnh: Edilzon Gamez/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Juan Guaidó mới nói trên đài truyền hình tại thủ đô Caracas, báo tin một số phẩm vật cứu trợ quốc tế đã tới tay người dân Venezuela. Hình ảnh cho thấy những người dân đang cầm biểu ngữ viết “Cảm ơn Cộng đồng Quốc tế” (Gracias Comunidad Internacional) ở biên giới giữa Colombia và Venezuela.

Tuần trước, Tổng Thống Venezuela Nicolás Maduro ra lệnh quân đội đóng cửa cây cầu biên giới, không cho đem đồ cứu trợ vào, trong lúc hàng triệu dân chúng đang thiếu ăn. Đáp lại, ông Guaido đã kêu gọi quân đội để cho phẩm vật cứu trợ được tự do đi qua.

Cuộc đấu giữa nhà độc tài Maduro và Guaidó đã bắt đầu từ ba tuần qua. Ông Maduro, cầm quyền từ năm 2013, đang chuẩn bị tiếp tục nắm quyền sau cuộc bầu cử, nhưng các đảng đối lập và nhiều quốc gia không công nhận kết quả cuộc bỏ phiếu mà họ tố cáo là gian lận trắng trợn.

Ông Guaidó đã tuyên bố nhậm chức Quyền Tổng Thống Venezuela, ngày 23 Tháng Giêng, 2019, chiếu theo bản Hiến Pháp quy định rằng khi trong nước không có tổng thống thì vị chủ tịch Quốc Hội tạm nắm quyền cho đến khi tổ chức bầu cử tổng thống mới. Hàng trăm ngàn dân chúng Venezuela biểu tình ủng hộ ông Guaidó và hơn 60 quốc gia đã công nhận ông là tổng thống hợp pháp của Venezuela. Ông đã phong nhậm nội các, bổ nhiệm đại sứ, và ra lệnh cho các lực lượng an ninh. Ngày Thứ Ba, 12 Tháng Hai, dân Venezuela lại biểu tình khắp nơi ủng hộ vị tổng thống lâm thời.

Đối với thế giới bên ngoài, các hành động của Juan Guaido có vẻ như một tấn kịch được sắp xếp có trình tự, trong vài tuần lễ đã biến một lãnh tụ đối lập 35 tuổi thành một vị tổng thống lâm thời.

Nhưng thực tế không giản dị như vậy.

Trước biến cố giống như một cuộc “đảo chính” này, Juan Guaidó mới lên làm chủ tịch Quốc Hội, vì đến lượt đảng Dân Chí (Popular Will) của ông đảm nhận chức này, theo sự dàn xếp của các đảng đối lập. Hành động của ông rất bất ngờ. Một ngày trước khi tự đứng ra tuyên thệ nhậm chức, Guaidó vẫn chưa quyết định.

Trong thực tế, các lực lượng đối lập trong 20 năm qua chưa bao giờ có chung một đường lối thống nhất. Nhiều người muốn “đối thoại” với với chế độ độc tài mang danh “xã hội chủ nghĩa” của Hugo Chávez, và người kế vị, Nicolás Maduro. Họ đau đớn vì kinh nghiệm những thất bại. Năm 2002, một cuộc đảo chính bất thành, Chávez càng mạnh hơn. Những cuộc biểu tình năm 2014 và 2017 nhằm lật đổ Maduró cũng thất bại, 200 thanh niên thiệt mạng.

Trong thời gian đó thì nền kinh tế Venezuela rớt xuống hố thẳm, nguồn lợi chính của quốc gia là dầu lửa sản xuất ngày càng ít hơn vì nạn tham nhũng, bè phái và bất lực, lạm phát lên tới 1,7 triệu phần trăm, thuốc men và thực phẩm khan hiếm khiến người dân khốn khó.

Bốn lãnh tụ đối lập quan trọng nhất đã bàn việc lật đổ chế độ độc tài nhưng chưa có chương trình cụ thể. Hai người đang sống lưu vong, hai người đang bị quản thúc. Tháng Mười Hai, năm 2018, các đảng đối lập họp nhau mỗi ngày, nhưng chưa thống nhất. Một biến cố bất ngờ là ngày 4 Tháng Giêng, “Nhóm Lima” gồm 14 quốc gia Châu Mỹ La Tinh viết thư kêu gọi Maduró hãy từ chức vì bầu cử gian lận, và hãy trao quyền cho Quốc Hội. Chính phủ Canada cũng ký tên vào lá thư này. Các lãnh tụ đối lập trong nước Venezuela không ngờ có bức thư đó, họ cảm thấy thời cơ đã tới.

Cuối cùng, một số người mới đồng ý phải có một vị tổng thống lâm thời, thay thế Maduró, và họ thúc đẩy Guaidó nhận đóng vai này.

Họ chọn thời cơ thuận tiện nhất. Ngày 23 Tháng Giêng, hàng trăm ngàn dân chúng đi biểu tình, cũng là ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy của nhân dân Venezuela lật đổ nhà độc tài quân phiệt Marcos Pérez Jiménez vào năm 1958.

Khi ông Guaidó đứng trên khán đài tuyên bố sẽ đảm nhiệm chức tổng thống lâm thời, hàng trăm ngàn người hoan nghênh vỗ tay nồng nhiệt. Nhiều lãnh tụ đối lập đứng bên ông không biết trước, lộ rõ vẻ ngạc nhiên. Có người lẳng lặng ra về, vì không biết biến cố này sẽ đưa tới đâu. Nhưng một khí thế mới đã bùng lên, thuận lòng dân, không thể nào quay ngược nữa. Không ai có thể dập tắt niềm hy vọng của hơn ba chục triệu con người!

Guaidó đã biến một hành động có vẻ chiến thuật thành một biến cố có giá trị chiến lược. Ngay lập tức, nhiều quốc gia từ Châu Mỹ tới Châu Âu tuyên bố công nhận Guaidó là vị tổng thống hợp pháp. Dân Venezuela đã nhìn thấy họ có một người lãnh đạo mới, một người không những chỉ dám nói mà dám làm. Khung cảnh chính trị trong nước Venezuela đã thay đổi. Các đảng chính trị đối lập đều phấn khích, và đảng Dân Chí của ông Guaidó trở thành lực lượng tiên phong đối đầu với chế độ Maduro.

Chính quyền Maduró bị đặt vào thế bị động. Mỹ và các nước Châu Âu phong tỏa kinh tế, cấm các ngân hàng không được quan hệ với công ty dầu lửa quốc doanh PDVSA, cắt đứt nguồn tài chánh của chính quyền Maduro. Nga gửi 400 lính đánh thuê qua giúp Maduro nhưng âm mưu đem vàng ra trả bị các nước khác chặn đứng vì không một công ty giao dịch vàng nào đứng ra làm công việc đó, sợ sau này bị trừng phạt.

Nước mua nhiều dầu lửa của Venezuela nhất là Mỹ, đã ngưng mua. Không một ngân hàng Tây phương nào nhận chuyển tiền cho PDVSA. Đầu tuần này, Maduro đã phải thương lượng với các nhà nhập cảng dầu của Ấn Độ “trao đổi” thuốc men và các sản phẩm khác lấy dầu thô.

Juan Guaidó làm lịch sử. Khi Maduro ra lệnh quân đội ngăn cấm của các cơ quan từ thiện quốc tế vào nước, lòng dân càng phẫn uất. Ông Guaidó đã thắng lớn khi đưa được những phẩm vật cứu trợ đó đến tay người dân, dù chỉ tượng trưng. Ông còn tuyên bố sẽ mở các đường chuyển hàng cứu trợ qua Brazil và các quần đảo Caribbean.

Những nước lớn duy nhất đứng ra bảo vệ chế độ Maduro là Nga, Trung Cộng và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hôm qua Trung Cộng cũng bắt đầu chuyển hướng. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng công nhận rằng họ đang thảo luận chính thức với người của chính phủ Guaidó. Trong hai mươi năm qua, Trung Cộng vẫn ủng hộ chính quyền “xã hội chủ nghĩa” của Chávez và Maduró. Nhưng bây giờ các đồng chí Cộng Sản này cũng lo lắng về mấy chục tỷ tiền đầu tư vào xứ Venezuela, trong đó có $20 tỷ đô la cho Maduró vay không biết bao giờ mới trả.

Trong đám người trung thành với Maduró có những tướng lãnh phải cấu kết với nhau vì tất cả đã từng làm giầu bằng tham nhũng, và lo mai này sẽ cùng bị bỏ tù hay bị treo cổ. Ông Guaidó đã tuyên bố “ân xá” cho những người phục vụ cho chế độ cũ. Hai vị tướng Không Quân đã ly khai, kêu gọi quân đội tách khỏi chính quyền.

Cuộc tranh đấu của nhân dân Venezuela vẫn còn kéo dài. Nhưng cuối cùng, có thể tin rằng lòng dân sẽ thắng bạo lực. Hành động của Bắc Kinh nói chuyện với phe đối lập chứng tỏ họ đã ngửi thấy ngày tàn của chế độ Maduró sắp tới.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.