Đấu tranh bất bạo động nhìn từ chuyển biến Venezuela

Đoàn người biểu tình chống chính phủ giơ cao tay trong buổi tuyên thệ nhậm chức biểu kiến của ông Juan Guaido, lãnh tụ của phe đối lập đang nắm quyền quốc hội. Ông Guaido tuyên bố nắm chức vụ tổng thống lâm trời trong một cuộc mít-tinh tại Caracas, Venezuela, ngày thứ Tư 23 tháng Giêng, 2019, yêu cầu Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro phải từ chức. Ảnh: Fernando Llano/Associated Press.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hơn 10 năm tranh đấu gian khổ, người dân và phe đối lập Venezuela đã và đang đẩy nhà độc tài Nicolas Maduro rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Đó là sự đối đầu quyết liệt giữa một bên là quốc hội do phe đối lập kiểm soát đang ủng hộ Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido vừa tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời, và một bên là bộ máy hành pháp và tòa án đứng về phía nhà độc tài Nicolas Maduro.

Sự kiện phe đối lập Venezuela lần này chọn Chủ tịch quốc hội Juan Guaido làm Tổng thống lâm thời đã không nhằm tập trung sức mạnh quần chúng vào mục tiêu truất phế nhà độc tài Nicolas Maduro mà còn tạo thế chính danh để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.

Hiện có khoảng 23 quốc gia lên tiếng ủng hộ tân Tổng thống lâm thời Juan Guaido gồm: Albania, Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Đan Mạch, Na Uy, Ecuador, Pháp, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Kosovo, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Ukraine, Đức, El Salvador, Georgia… Con số này chắc chắn sẽ tăng trong những ngày tới khi mà làn sóng người bám trụ trên đường phố vẫn tiếp tục gia tăng.

Trong khi đó, số lượng quốc gia ủng hộ nhà độc tài Micolas Maduro rất khiêm nhường, và đa số là những thể chế độc tài như Bolivia, Cuba, Iran, Mexico, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Syria, Bắc Hàn… Hiện có vài nước chưa lên tiếng chính thức như Trung Quốc, Tây Ban Nha,Việt Nam.

Trong những ngày tới, khi cuộc biểu tình của người dân được phe đối lập điều hướng, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống lâm thời Juan Guaido, tiếp tục duy trì và gia tăng cường độ, sẽ có thể làm tê liệt các hoạt động ở Thủ đô Caracas. Và cuối cùng, nhà độc tài Nicolas Maduro chỉ còn sự chọn lựa phũ phàng là chạy tỵ nạn sang một quốc gia nào đó; hoặc bị bắt giữ và đền tội trước công lý.

Nicolas Maduro nuôi hy vọng cuối cùng là lôi kéo được phe quân đội để đàn áp người dân và phe đối lập như mọi khi; nhưng lần này, chính sự lên tiếng ủng hộ của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ đối với Tổng thống lâm thời Juan Guaido, khiến cho phe quân đội phải chọn thái độ đứng ra ngoài cuộc xung đột chính trị hiện nay.

Vì thế, chuyển biến của Venezuela đang dẫn đến hồi kết, và sự ra đi của Nicolas Maduro chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trước chuyển biến của Venezuela, nhiều người Việt Nam mong là có ngày Việt Nam sẽ xảy ra diễn biến tương tự. Thật ra, những ai nắm vững quy luật đấu tranh bất bạo động đều thấy rằng tiến trình đấu tranh của nhân dân Venezuela và của người dân Việt Nam đều phải đi đến một kết quả như nhau. Vấn đề là thời gian nhanh hay chậm mà thôi.

Theo Tiến sĩ Gene Sharp, một nhà nghiên cứu về lý thuyết của đấu tranh bất bạo động đã chỉ ra rằng, tất cả mọi cuộc đấu tranh của quần chúng và phe đối lập chống lại một chế độ độc tài quân phiệt hay độc tài đảng trị, đều trải qua bốn thời kỳ.

Thời kỳ đầu tiên là sự xuất hiện của những cá nhân can đảm, đứng lên phản kháng những chính sách sai trái của bộ máy kiềm kẹp bằng kiến nghị, thư phản đối hay những cuộc tọa kháng. Chính những hành động phản kháng này là động lực khích lệ nhiều người khác tham gia và tạo thành làn sóng chống đối ngầm trong xã hội.

Thời kỳ kế tiếp là từ những nhu cầu liên kết để tiếng nói phản kháng có thể lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội và tác động lên cộng đồng thế giới, nhiều cá nhân bắt đầu thành lập những hội, nhóm, tập hợp dưới nhiều hình thức. Đây là sự ra đời của những tổ chức xã hội dân sự mà mục tiêu chính yếu là từng bước thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của chế độ.

Thời kỳ thứ ba là khi làn sóng bất mãn ngấm ngầm của quần chúng ở thời kỳ đầu, được các tổ chức xã hội dân sự khuyến khích để mạnh dạn lên tiếng đòi hỏi chính quyền phải giải quyết các nhu cầu của đời sống. Nếu trước đây người dân thụ động ngồi chờ chế độ ban phát, thì ở thời kỳ này người dân đã biết liên kết tổ chức hàng loạt cuộc đấu tranh ngay trên đường phố để tạo các áp lực thay đổi. Đa số những nội dung đấu tranh đòi hỏi cải cách liên hệ đến vấn đề dân sinh như thuế phí, giáo dục, công ăn việc làm…

Thời kỳ thứ tư là khi cuộc đấu tranh trên đường phố của người dân bùng nổ khắp nơi dẫn đến sự nối kết các lực lượng chính trị, tạo thành một lực đối lập mạnh mẽ, từng bước đẩy chính quyền độc tài rơi vào thế lúng túng đối phó về các vấn đề xã hội. Tùy theo hoàn cảnh của từng quốc gia, các chuyển biến ở thời kỳ này, có thể bùng nổ dưới các hình thức: Hàng trăm ngàn người dân được lực lượng đối lập huy động để bao vây làm tê liệt các hoạt động của quốc gia trong suốt 1 tuần hay 10 ngày như tại Ai Cập, Tunisia, Hung Gia Lợi. Hoặc phe đối lập đã sử dụng Quốc hội làm diễn đàn truất phế chính quyền độc tài như Cộng Hòa Serbia, Cộng hòa Georgia, Tiệp Khắc. Hoặc toàn quốc đình công, bãi thị để buộc chính quyền độc tài tổ chức Hội nghị bàn tròn với phe đối lập, và tiến đến việc tổ chức Tổng tuyển cử như Ba Lan, Miến Điện.

Nếu dựa theo bốn diễn trình đấu tranh của Tiến sĩ Gene Sharp, cuộc tranh đấu của người dân Venezuela đang bước vào thời kỳ cuối cùng, sau hơn 10 năm tranh đấu gian khổ với hàng ngàn người bị giết, bị tù tội.

Giờ đây, trước áp lực của phe đối lập với hàng trăm ngàn người đang xiết chặt vòng vây quanh Thủ đô Caracas, nhà độc tài Nicolas Maduro chỉ còn một con đường là rời bỏ Venezuela mà thôi, dù là hiện nay có một số ý kiến đề xuất tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống.

Trong khi đó, điểm qua tình hình Việt Nam, công cuộc đấu tranh đang ở vào thời kỳ thứ ba mang nhiều màu sắc dân sinh – xã hội. Từ các vụ chống cướp đất cướp nhà, chống thu phí BOT, cho đến các vụ chống tăng thuế phí, chống ô nhiễm môi trường và nhất là hiểm họa Trung Quốc, đã trở thành động lực đấu tranh quần chúng. Trong khi đó, chính bản thân của chế độ CSVN cũng đang đối diện hai đe dọa lớn: sự cạn kiệt về ngân sách, thu không đủ chi, cùng với những phân hóa do những bất mãn ngầm trong nội bộ đảng nảy sinh từ chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng trong 3 năm qua.

Những diễn tiến của tình hình Việt Nam tuy chưa có những sôi động như Venezuela hiện nay, nhưng nó đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có khả năng kích lên làn sóng bất mãn của người dân mà chính chế độ không thể dự phòng trước. Cuộc phản kháng xảy ra ngày 10 tháng 6 năm 2018 tại 12 Tỉnh Thành là một điển hình.

Nói tóm lại, những diễn tiến đấu tranh tại Venezuela hiện nay là bài học nhãn tiền cho chế độ cộng sản Việt Nam trong một tương lai không xa, khi mà sự bất mãn của người dân được nối kết với các lực lượng chính trị, tạo thành sức ép đối kháng đa diện bùng nổ toàn quốc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”